Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Cười" chữa được những bệnh gì?

Thứ ba, 14:26 06/04/2010 | Sống khỏe

Từ lâu, con người đã biết đến hiệu quả chữa bệnh của tiếng cười nhưng mãi gần đây, các nhà khoa học mới hiểu rõ được cơ chế tác động của tiếng cười đối với bệnh tật.

Chính vì thế mà hiện nay, ở nhiều phòng khám, nhiều bệnh viện lớn trên khắp thế giới, các bác sĩ đang có xu hướng kê cho bệnh nhân một liều thuốc duy nhất mang tên "tiếng cười" thay vì hàng loạt dược phẩm đắt tiền. Nhiều dịch vụ kinh doanh "thuốc gây cười" chữa bệnh cũng hình thành và đang có cơ phát triển mạnh.

Sự trở lại của "y học hề"

Cậu bé Joseph Skinner 4 tuổi vừa trải qua ca phẫu thuật nối xương hông. Thế nhưng, thay vì những đau đớn sau mổ xẻ như người ta thường thấy, cậu lại đang cười như nắc nẻ trên giường bệnh. Tại sao vậy? Đó là nhờ sự có mặt của "bác sĩ Chequer" và "bác sĩ Loo Loo", hai "bác sĩ hề" hàng tuần vẫn đều đặn đến "điều trị" cho các em nhỏ tại bệnh viện nhi Booth Hall, thành phố Manchester (Anh). Họ được các chuyên gia của Hội từ thiện Theodora Children's Trust đào tạo. "
 
Bác sĩ Chequer" và "bác sĩ Loo Loo" tên thật là Barrington Powell và Lucy Cheetham, là thành viên của Câu lạc bộ "bác sĩ hề", mỗi tuần họ phải tới thăm khoảng 27.000 trẻ em đang điều trị trong các bệnh viện tại Anh. Với chiếc mũ đỏ, áo blouse trắng và lỉnh kỉnh đủ thứ đồ chơi trên người, họ có nhiệm vụ gây cười cho các em nhỏ, từ đó giúp các em giảm bớt sự đau đớn và đẩy lùi bệnh tật.

Từ những năm 1990, Hiệp hội Liệu pháp tiếng cười đã ra đời tại Mỹ. Các nhà khoa học thuộc Viện phục hồi sức khỏe bằng tiếng cười ở bang Oklahoma (Mỹ) còn thiết kế những phòng bệnh đặc biệt được gọi là "phòng hài hước", trong đó, sự hóm hỉnh được khéo léo lồng ghép qua cách trang trí. Phim hoạt hình, hình vẽ con thú ngộ nghĩnh, những câu nói đùa và ảnh của các nhân vật hài nổi tiếng có ở khắp mọi nơi trong viện. Ngay cả đội ngũ y bác sĩ ăn mặc cũng vui mắt và có nhiệm vụ đem đến cho từng bệnh nhân một câu chuyện cười hằng ngày.

Ở Pháp còn hình thành cả một bộ môn mang tên "y học hề", các sinh viên theo học bộ môn này được học cách gây cười, cách pha trò và diễn tấu hài để trong tương lai sẽ trở thành các "thầy thuốc cười" ra làm việc tại khoa nhi của các bệnh viện. Thậm chí, tại Pháp còn cả một bệnh viện mang tên "Bệnh viện hề", nhân viên của bệnh viện đều là những "thầy thuốc giả hiệu" lắp mũi to và đỏ, hai tai to, đội mũ kì quặc, hàng ngày đến thăm các bệnh nhân đang nằm viện và "truyền" cho họ vài ba "liều thuốc cười" bằng những lời nói, động tác và vẻ bề ngoài hài hước của mình!''
 
Ảnh minh họa.
 
Bí mật tiếng cười
 
Theo nghiên cứu của nhà di truyền học Kazuo Murakami (Nhật Bản), có đến hơn 90% gen trong cơ thể người không hoạt động hoặc ít hoạt động khi sản xuất protein, do đó một số kích thích có thể khiến chúng hoạt động và cười là chất kích thích như vậy. "Phương thuốc" cười đã khiến cho các gen "đang ngủ" của con người "thức giấc", từ đó có tác dụng điều chỉnh theo hướng tích cực đến nguồn năng lượng bên trong DNA của mỗi người, tạo ra khả năng chống lại bệnh tật. Mỗi một kiểu cười, một tâm trạng cười, một hoàn cảnh cười khác nhau có tác dụng kích thích nên một loại gen khác nhau và tạo ra các mức độ tác động khác nhau.
 
Ông Murakami đã hợp tác với một đối tác đặc biệt để nghiên cứu cơ chế tác động của tiếng cười đến bệnh tật, đó là các nghệ sĩ tấu hài. Quá trình nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 23 gen có thể được kích hoạt. 18 trong số đó hoạt động cho phản ứng miễn dịch, sự truyền tính trạng tín hiệu và chu kỳ tế bào, trong khi các chức năng khác của 5 gen còn lại vẫn chưa được biết.
 
Cuối cùng nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng mọi người đều có thể tắt bật các gen bằng một cảm xúc ví dụ như cười. Chính vì thế, các câu pha trò của những nghệ sĩ tấu hài sẽ là một phương pháp điều trị ít tốn kém và hữu hiệu nhất. "Đây có thể là một phát hiện của thế kỷ đáng nhận giải  thưởng Nobel hoặc thậm chí hơn thế" - ông Kazuo Murakami, 70 tuổi, Giám đốc Quỹ Vì tiến bộ khoa học Quốc tế nói.

"Thuốc" gây cười đắt hàng

Ngay sau khi công trình nghiên cứu của GS. Murakami được công bố, người Nhật đã nhanh chóng biến nụ cười thành một ngành kinh doanh trị giá cả tỷ USD. Một nhà xuất bản y học ở Nhật, dưới sự hướng dẫn biên tập của nhóm nghiên cứu, từ năm 2005 đã bắt đầu bán ra thị trường các đĩa DVD hướng dẫn bệnh nhân cười để chữa một số bệnh. Hiện, danh mục các đĩa này khá nhiều, chẳng hạn đĩa dành cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân stress...

Công ty giải trí hàng đầu Yoshimoto là đại diện tiêu biểu cho ngành kinh doanh tiếng cười ở Nhật. Sony và Olympic thì tung ra máy ảnh số chuyên chụp nụ cười và thu âm tiếng cười. Hãng thiết bị y tế Omiron đang nghiên cứu thiết kế loại máy đo mức độ và chất lượng nụ cười, máy sẽ giúp cho các bệnh nhân kiểm soát được "liều thuốc" cười mình đang dùng có đạt hiệu quả chữa bệnh hay không, cần phải gia giảm, điều chỉnh thêm như thế nào.
 
Trong cơn sốt săn lùng tiếng cười chữa bệnh, nhiều lớp dạy cười, sách dạy cười đã được tung ra. Khó ai có thể ngờ, nụ cười đã trở thành đối tượng quan trọng của ngành kinh doanh dược phẩm! Theo các quan chức y tế của nước này, chi phí y tế hàng năm của họ giảm rõ rệt từ khi có thêm loại "biệt dược" đặc biệt này!

Cười chữa được những bệnh gì?

Từ việc xác định xem các gen nào sẽ được kích hoạt đối với mỗi kiểu cười, các nhà khoa học đã biết rằng, tiếng cười có thể làm nhẹ những triệu chứng dị ứng, tăng sức chịu đựng của con người, kích thích hệ miễn dịch hoạt động, khiến cho những người béo phì kiểm soát được tỷ lệ đường huyết, chữa được các bệnh như viêm cứng khớp xương sống, hen phế quản, chữa táo bón và chứng đầy hơi, chữa các bệnh tim mạch như cơn đau thắt ngực, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch...
 
Tuy nhiên, để chữa được các bệnh này thì bệnh nhân cần phải có một thời gian dài để tập luyện cách cười như thế nào ứng với mỗi loại bệnh cụ thể. Hiện nay, tác dụng giảm đau và chống viêm nhiễm của liệu pháp cười đang được khai thác nhiều nhất vì nó dễ thực hành nhất.
 
Mặc dù "thuốc cười" đặc biệt có ích đối với một số bệnh tật xong không vì thế mà chúng ta bỏ qua việc "đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng" nó. Một nghiên cứu của Mỹ mới đây cho thấy, việc tiếp cận sự hài hước một cách bất hợp lý cũng như việc cười không đúng cách, cười gượng ép, áp đặt quá mức sẽ khiến người bệnh không những khó hồi phục sức khỏe mà còn có cảm giác khó chịu.
 
Một chuyên gia trong lĩnh vực chữa bệnh bằng tiếng cười ở Australia, TS. Peter Spitter thì cho rằng phải đánh giá đúng tình trạng của người bệnh để "kê đơn" mức độ hài hước phù hợp, nếu không nó sẽ phản tác dụng. Ví dụ, một bệnh nhân hen suyễn cười quá mức có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế mà để có thể phát huy hết tác dụng tích cực của "liều thuốc cười", các bệnh nhân cần phải học và luyện cười một cách bài bản!

Theo Strait Times/SK&ĐS

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 26 phút trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị thủng đường tiêu hóa, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hiểm nhiều người mắc phải

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị thủng đường tiêu hóa, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hiểm nhiều người mắc phải

Bệnh thường gặp - 32 phút trước

GĐXH - Các bác sĩ đã xử trí liên tiếp 2 trường hợp bị thủng đường tiêu hóa do dị vật, nhưng người bệnh không biết đã nuốt phải dị vật từ khi nào.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Thông tin mới nhất về tình hình các nạn nhân trong vụ 6/17 người nhập viện sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, 2 người đã tử vong

Thông tin mới nhất về tình hình các nạn nhân trong vụ 6/17 người nhập viện sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, 2 người đã tử vong

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài 2 ca tử vong, 4 trường hợp khác được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện sức khỏe của các bệnh nhân đã có nhiều cải thiện, có người được xuất viện.

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Buổi trưa, khi đang làm công việc thợ hồ thì người đàn ông này có dấu hiệu đột quỵ. Anh ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp.

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Rau mã đề được dùng làm thuốc chữa các bệnh về viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Top