Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại học Harvard: Trẻ càng học càng thụt lùi vì lớn lên trong 6 kiểu gia đình này

Thứ ba, 19:30 13/08/2024 | Nuôi dạy con

GĐXH - Theo các chuyên gia giáo dục, sau đây là những thói quen xấu của các bậc cha mẹ, không những không làm cho trẻ học tốt hơn, thậm chí còn làm thui chột năng lực của trẻ.

Đại học Harvard từng thực hiện một nghiên cứu kéo dài 75 năm được gọi là "Nghiên cứu yêu thương", bắt đầu từ năm 1938 và theo sát cuộc sống của 724 người tham gia. Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường giáo dục gia đình.

1. Không chú ý đến thói quen sinh hoạt của trẻ

Đại học Harvard: Trẻ càng học càng thụt lùi vì lớn lên trong 6 kiểu gia đình này- Ảnh 1.

Cha mẹ hình thành thói quen đi ngủ sớm cùng con không chỉ giúp trẻ thông minh hơn mà còn tốt cho chính sức khỏe bản thân họ. Ảnh minh hoạ

Không có chế độ ăn uống hợp lý

Bữa sáng là một trong ba bữa ăn chính trong ngày mà con người cần cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, có không ít trẻ bỏ bữa do không được bố mẹ chăm sóc đúng cách. Đây là việc làm gây hại với sức khỏe.

Nếu không ăn sáng, cơ thể sẽ lấy năng lượng của cơ bắp và gan để sử dụng. Khi đó, cơ bắp và gan sẽ rơi vào tình trạng quá sức với những biểu hiện như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt... Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu suất học tập khi trẻ mệt mỏi và không thể tập trung.

Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Giáo sư Yvonne Kelly, Khoa Dịch tễ học và y tế cộng đồng cho biết, việc cho trẻ đi ngủ có tác động đáng kể tới những hành vi.

Nghiên cứu được tiến hành cho thấy, những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi, bao gồm: hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Những triệu chứng này gần tương tự với sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài.

Giờ ngủ lộn xộn trong thời gian dài cũng gây ra ảnh hưởng rõ rệt tới trẻ do gián đoạn nhịp điệu sinh học dẫn tới thiếu ngủ. Điều này sẽ dần dần phá hoại sự phát triển của não bộ cũng như khả năng điều chỉnh hành vi nhất định ở trẻ nhỏ.

Nghiên cứu cũng nhận thấy những trẻ có giờ ngủ không cố định hay đi ngủ sau 21 giờ tối thường có một nền tảng xã hội kém hơn và nhiều có khả năng hình thành các thói quen xấu.

2. Luôn hỏi về vị trí của trẻ trong lớp

Cha mẹ không nên khẳng định hay phủ nhận năng lực của con mình bằng việc dựa vào thứ hạng của điểm thi sau các kỳ thi. Việc liên tục nhấn mạnh đến thứ hạng của đứa trẻ khi đứa trẻ không được đứng thứ hạng cao hay đứng đầu lớp chắc chắn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti.

Và việc soi vào kết quả thi của trẻ để đánh giá năng lực thực sự của trẻ sẽ khiến cho trẻ ngộ nhận, từ đó mắc hội chứng tự phủ nhận, nghĩ mình dốt sẽ không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn cản trở sự phát triển chung của chúng trong tương lai.

3. Bạo lực về thể chất hoặc lời nói với trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Susan Forward đã nói trong cuốn sách "Cha mẹ độc hại": "Trẻ em không biết sự khác biệt giữa sự thật và trò đùa. Chúng sẽ tin những gì cha mẹ nói và biến thành 'đặc tính' của mình".

Nhiều cha mẹ thường vô tình bạo hành thể chất hoặc lời nói đối với con mình và cho rằng đó là vì lợi ích của trẻ. Nhưng cái gọi là lợi ích này lại gây ra tổn hại rất lớn về thể chất và tâm lý cho trẻ. 

Trẻ sẽ luôn cảm thấy sợ hãi và đành phải im lặng vì yếu thế hơn cả về ngôn ngữ và quyền lực. Dần dà, chúng trở nên khép kín, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, có thể rối loạn hành vi và ngôn ngữ, thậm chí các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện.

Bởi vậy, thay vì la mắng, công kích, cha mẹ nên khen ngợi và bao dung với trẻ. Sự khẳng định, động viên của cha mẹ chính là động lực lớn nhất để trẻ tiến về phía trước, cũng như phát triển một cách toàn diện.

4. Không rèn luyện thói quen làm việc nhà của trẻ

Ở một số nước Á Đông, nhiều cha mẹ chỉ yêu cầu con cái học tập chăm chỉ mà không cần làm việc nhà. Ngay cả những việc đơn giản nhất như mặc quần áo, buộc dây giày, xách cặp đi học cũng đều do cha mẹ làm giúp.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, nếu trẻ em muốn thành công hơn khi lớn lên, chúng phải tham gia vào việc nhà, càng sớm càng tốt.

Làm việc nhà sẽ khiến trẻ nhận ra bản thân là thành viên trong gia đình và trẻ cần phải trả công sức lao động tương xứng để thay đổi môi trường xung quanh thông qua nỗ lực của mình. Làm việc nhà cũng sẽ khiến trẻ tự lập và có trách nhiệm hơn với chính cuộc sống của chúng sau này.

Báo giáo dục Trung Quốc gần đây công bố một kết quả khảo sát cho thấy trong số các gia đình có quan điểm rằng trẻ em nên làm một số việc nhà, 86,92% trẻ đạt kết quả học tập xuất sắc. Trong số các gia đình có suy nghĩ rằng "miễn học giỏi là được, không cần làm việc nhà", chỉ có 3,17% trẻ đạt kết quả xuất sắc.

5. Thường đổ lỗi cho con khi thất bại

Khi đứa trẻ chưa thành công hay thất bại, đó không phải là vấn đề hoàn toàn do con, mà còn có nhiều yếu tố liên quan khác. Nếu đánh giá sự thất bại hoàn toàn là do lỗi của chính nó chính là một cái nhìn phiến diện.

Ví dụ, khi hai đứa trẻ cùng bị điểm kém khi làm bài kiểm tra, phụ huynh A nói với đứa trẻ: "Bố mẹ rất quan tâm đến điểm kiểm tra của con, nhưng bố mẹ tin rằng bài kiểm tra này chưa phản ánh đúng trình độ của con. Con phải cố gắng lên nhé!".

Phụ huynh B nói với đứa trẻ: "Sao con lại dốt như vậy! Nếu con không biết làm một câu hỏi đơn giản như vậy, sau này chắc chắn con sẽ không thể thi đỗ vào đại học".

Từ ví dụ, chúng ta có thể thấy, phụ huynh A đang truyền tải cho con một thông điệp về sự quan tâm và yêu thương, trong khi phụ huynh B lại cho con nghe những thông điệp thể hiện sự lo lắng, tiêu cực và oán trách.

Lời nói của phụ huynh A có thể kích thích sự nhiệt tình của trẻ em để học hỏi thêm và tập trung vào giải quyết vấn đề, nhưng lời nói của phụ huynh B vô tình làm giảm sự nhiệt tình học tập và sự tự tin của trẻ em. Trẻ thường sống theo mong đợi của cha mẹ và giáo viên, và những dự đoán tiêu cực cho trẻ em có thể gây hại đến tương lai của đứa trẻ.

Đại học Harvard: Trẻ càng học càng thụt lùi vì lớn lên trong 6 kiểu gia đình này- Ảnh 2.

Thay vì để trẻ suốt ngày chôn chân ở bàn học, tốt hơn hết bố mẹ nên cùng trẻ khám phá thế giới trong khi vui chơi. Ảnh minh hoạ

6. Chỉ được học, không được chơi

Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma từng nói: "Văn hóa được tạo ra bằng cách vui chơi. Những đứa trẻ biết chơi, có thể chơi và muốn chơi nói chung rất có triển vọng".

Nhiều cha mẹ bối rối, thậm chí có chút lo lắng nếu con mình chơi trong khi những đứa trẻ khác đang học. Họ sợ rằng kiến thức giữa những đứa trẻ này sẽ ngày càng nới rộng thêm.

Thực tế, đối với trẻ, vui chơi chính là học tập. Thay vì để trẻ suốt ngày chôn chân ở bàn học, tốt hơn hết bố mẹ nên cùng trẻ khám phá thế giới trong khi vui chơi. 

Điều người lớn cần làm không phải là cấm con chơi, mà là làm thế nào để cân bằng giữa việc học và chơi của con, tạo điều kiện giúp trẻ giải phóng những áp lực, xua tan cảm xúc không nên có. Từ đó trẻ sẽ dung nạp được nhiều kiến thức và có hứng thú say mê học tập hơn.

Mẹ có 6 kiểu tính cách này thì phải sửa ngay nếu không muốn tương lai con ảm đạm, khó thành côngMẹ có 6 kiểu tính cách này thì phải sửa ngay nếu không muốn tương lai con ảm đạm, khó thành công

GĐXH - Mẹ là người có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển và hình thành nhân cách của con cái.

Sốc với chỉ số IQ của đứa trẻ hay bị cha mẹ mắngSốc với chỉ số IQ của đứa trẻ hay bị cha mẹ mắng

GĐXH - Trẻ em thường xuyên bị cha mẹ la mắng có chỉ số IQ trung bình khác hẳn với những trẻ không bị bạo lực bằng lời nói.

Tường Vy (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.

Top