Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đám cưới người Việt ngày càng "tệ": Ăn, ăn và ăn!

Thứ năm, 09:23 19/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ở đám cưới người Việt, người ta vẫn có kiểu chào mời nhau rất quen: "Ăn đi cháu"! Thuở xưa đói kém đã đành nhưng ngày nay, cả nông thôn lẫn thành thị rốt cuộc vẫn chỉ ăn, ăn và ăn!

Không ăn thì biết làm gì?

Nếu một đám cưới Việt diễn ra ở làng quê bày biện vài chục, vài trăm mâm cỗ, ăn đến vài ngày, không ăn hết đem phần về... huy động cả tấn thịt các loại, được coi điều chuyện bình thường thì giữa lòng đô thị cũng quá quen với kiểu đám cưới càng đông khách dự càng hoành tráng.

Thế là bao nhiêu con người xa lạ ngồi cùng nhau, chỉ ăn, ăn và ăn!. Nhưng nếu không ăn thì họ biết phải làm thế nào?

Cô dâu chú rể cũng chỉ đến chào xã giao được một lần, nhạc nhẽo hát hò ầm ĩ trên sân khấu, khách mời không ai biết ai...

Thành ra, trong đám cưới người Việt, ai cũng no! Có chăng, người không ăn nổi sẽ là cô dâu chú rể. Vì họ còn vướng bận đủ thứ lễ nghi, chào hỏi, tay bắt mặt mừng với hàng trăm người, lỉnh kỉnh bao nhiêu váy áo, phụ kiện... xong việc đêm về lại nhoài ra... đếm tiền phong bì.

Đám cưới Việt chỉ toàn ăn uống, nhạc nhẽo. Ảnh: aFamily
Đám cưới Việt chỉ toàn ăn uống, nhạc nhẽo. Ảnh: aFamily

Giữa đời sống hiện đại, nhiều làng quê Việt vẫn còn duy trì tục lệ "nhà có đám, cấm lửa cả làng", ăn ngày ăn đêm dù chẳng "dây mơ, rễ má".

Những mâm cỗ cưới nhất thiết phải toàn thịt đầy vun, đến khúc giò cũng phải cắt theo kiểu "ngập chân răng" mới đúng nghĩa là hình ảnh khiến gia chủ được "nở mày, nở mặt". Rồi lại có vùng quê, ăn cỗ không hết sẽ chia chác mang về.

Nhưng có thật con người Việt coi trọng miếng ăn đến thế? Không hẳn. Thực tế cho thấy chẳng mấy người đi ăn cỗ cưới thấy ngon miệng hoặc tham lam đến mức phải xách đồ ăn về mà thói quen, phong tục nhiều nơi cho như thế mới là "phải phép".

Có lẽ chẳng ở đâu trên thế giới này câu thành ngữ "ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" được truyền miệng bền bỉ như ở ta. Câu ấy đúng với người Việt cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Đơn cử là cách Thủ đô Hà Nội không xa, có địa phương ngoại thành đến giờ vẫn còn đi ăn cỗ từ lúc tinh mơ gà gáy. Ngày xưa nghe tiếng pháo nổ sang canh là dân làng biết chủ nhà chuẩn bị xong cỗ cưới nên kéo đến ăn.

Bây giờ, không còn pháo nổ thì đã có điện thoại, đồng hồ báo thức. Xem ra, trong ngày cưới của người Việt, chuyện ăn uống mới là đại sự!

Mới đây, dân tình bỗng được phen tá hỏa trước thông tin sau đám cưới nọ, cả trăm người phải đi cấp cứu vì cỗ được chế biến từ thịt con bò bị bệnh. Bi hài hơn cả, lẽ ra số người nhập viện không đông đến mức ấy, nhưng vì tục chia thịt đem về nên hậu quả đã thảm lại càng thảm hơn!

Bao giờ mới thôi "trả nợ miệng"

Theo truyền thống của người Việt, chuyện cỗ bàn trong đám cưới không chỉ đơn thuần là ăn cho no mà còn thể hiện sinh động nét sinh hoạt văn hóa, gắn kết cộng đồng...

Xưa kia, trong đám cưới quê kéo dài đến ba ngày, ba đêm đã hội tụ đầy đủ bản sắc của ngày đại hỷ.

Đó là hình ảnh giữa nhà lớn, các cụ ông ăn mặc chỉnh tế chuyện trò rôm rả. Dưới mái hiên, các cụ bà ngồi bổ cau têm trầu. Ở góc sân, các cô gái trẻ cọ mâm rửa bát. Gia chủ mời khách ăn trầu, uống nước thưa chuyện dựng vợ gả chồng cho con cháu...

Người Việt cũng từng quan niệm: "Vì tình vì nghĩa, không vì đĩa xôi đầy", "Lời chào cao hơn mâm cỗ"... bởi trong văn hóa truyền thống lẫn tâm linh, hôn nhân là việc hệ trọng. Gọi một cách chính xác phải là lễ cưới thay vì đám cưới.

Ở đó, những cốm, những hồng, những dây lụa chăng đường, những đồng dao của trẻ con đọc lúc đưa dâu... tất cả đều hồn nhiên, thiêng liêng và cảm động.

Tuy nhiên, dường như nhịp sống hiện đại đã giản lược dần tính tương tác cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống ý ngĩa, còn để lại vẻn vẹn cảnh "mâm cao, cỗ đầy".

Khi phong tục, tập quán đã dần mai một thì cách người Việt ăn cỗ cưới đơn giản chỉ để "trả nợ miệng" lẫn nhau với tâm lý: Thiên hạ từng đi đám cưới nhà mình, giờ mình không mừng lại chỉ có nước "đeo mo vào mặt". Thành ra, đã đến mừng thì phải ăn, ăn cũng là một cách để "điểm danh" thể hiện mình... lịch sự!


Những hình ảnh giản dị về đám cưới Việt ở thế kỷ 20.

Những hình ảnh giản dị về đám cưới Việt ở thế kỷ 20.

Nhưng sau ăn uống, rượu chè, nhạc nhẽo thì sẽ là gì? Đó là sự mệt mỏi, ngán ngẩm ai cũng nhận ra nhưng khó lòng thay đổi. Nhiều khi biết thế là lãng phí, là hình thức... nhưng cả cộng đồng như thế đâu thể không tuân theo.

Thậm chí, có những người còn phải "bóp mồm bóp miệng" lo tiền mừng đám cưới, đến nơi lại ngồi trước mâm cỗ ê chề. Nghịch lý là thế!

Ở nước ngoài, một đám cưới thường chỉ mời hai bên họ hàng, bạn bè thân thiết. Trong lúc cử hành hành hôn lễ, khách mời gần như nín thở cho giây phút hạnh phúc thiêng liêng, khóc cười cùng cô dâu chú rể.

Sau khi nhảy nhót, chúc mừng thì họ hào hứng đưa chân cặp uyên ương lên đường đi hưởng tuần trăng mật.

Ở ta, trước kia, kết thúc một đám cưới thường là cảnh cô dâu môi son má phấn, nước mắt nhòe nhoẹt ngồi giữa chồng bát đĩa đầy vun.

Bây giờ, cỗ bàn đã có dịch vụ của nhà hàng khách sạn nên sau khi khách "rút êm" thì cô dâu chú rể cũng uể oải ra về.

Phía sau mâm cỗ cưới của người Việt, chẳng ai quan tâm ai, chẳng ai lắng nghe ai... nó khiến người ta ngán ngẩm từ lúc nhận tấm thiệp mời.

Ấy thế nhưng chẳng biết bao giờ người Việt mới thôi cảnh ăn uống bét nhè để "trả nợ miệng" lẫn nhau.

(còn nữa...)

Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 11 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 11 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 11 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top