Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân số là mẫu số của tất thảy các bài toán khác

GiadinhNet - TS. Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV Báo GĐ&XH về tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài toán tổng thể

Xin ông nói rõ hơn về cái bao trùm - mẫu số của tất thảy các bài toán khác của dân số?

- Logic của vấn đề là phải đi từ dân số, lao động, việc làm, an sinh xã hội rồi mới tiếp đến các vấn đề khác. Thực ra đưa vấn đề dân số vào các vấn đề xã hội là chỉ trên quan điểm quan hệ xã hội của dân số. Nhưng xét về nội dung của dân số thì đây là vấn đề chi phối toàn bộ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại của một quốc gia.

Chỉ nói riêng về kinh tế - xã hội thì dân số là bài toán tổng thể, "bài toán mẹ" của tất cả các bài toán chi tiết: Dân số là bài toán của cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường sá giao thông; Dân số là bài toán của an ninh lương thực, thực phẩm; Dân số là bài toán của giáo dục, đào tạo; Dân số là bài toán của y tế, khám, chữa bệnh; Dân số là bài toán của lao động, việc làm; Dân số là bài toán của môi trường, của nước sạch nông thôn, miền núi; Dân số là bài toán của xóa đói, giảm nghèo; Dân số là bài toán của an sinh xã hội, cứu trợ xã hội...
 

Hướng dẫn kiến thức chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn gia đình cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa. Ảnh: PV.

Với đường lối chiến lược (Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư, khóa VII, ngày 14/1/1993) và các chính sách đúng đắn của Đảng, từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về DS-KHHGĐ. Nổi bật nhất là đã hạ tỷ lệ phát triển dân số từ 2,18% (năm 1992) xuống còn 1,2% (năm 2009). Do đó quy mô dân số đã được khống chế như chiến lược đã vạch ra (từ 70,4 triệu lên 86,8 triệu người). Nếu không có chính sách, chiến lược đúng đắn đó thì dân số nước ta hiện nay phải tới gần 100 triệu người. Chúng ta thử hình dung xem đất nước phải nuôi thêm hơn 12 triệu người (tương đương dân số của một số nước quanh ta) thì điều gì sẽ xảy ra, nhất là vào những lúc khó khăn như suy thoái kinh tế trong nước, khủng hoảng tài chính, tiền tệ trên thế giới.

Ông đánh giá như thế nào về thành công của công tác DS-KHHGĐ? Chúng ta rút ra được gì từ những thành công trên, thưa ông?

- Trước hết, nhờ có đường lối, chiến lược, có chính sách, có Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ sát với thực tế cuộc sống của Đảng và Nhà nước mà có được những thành tựu nói trên.

Tôi còn nhớ từ thập niên 90 của thế kỷ trước -  khi ấy dân số là vấn đề nóng bỏng được đặt lên bàn làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Xem xét vấn đề gì cũng đều đụng đến vấn đề dân số, nhất là các chỉ tiêu bình quân đầu người. TPHCM là một trong những địa phương đi đầu trong nhiều phong trào, trong đó có chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Thành phố đã để ý nhiều đến tầm quan trọng của vấn đề nhân khẩu, quy mô dân số (cũng cần nói thêm rằng, TPHCM là nơi chịu áp lực lớn nhất về tăng dân số cơ học và là địa phương có số dân lớn nhất trong cả nước. Nhưng do sớm nhận thức được ý nghĩa toàn diện của dân số nên thành phố đã thu được những kết quả bước đầu về giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo)...

Trước đây, chúng ta cứ nói nhiều về những thuận lợi của mình, nhưng thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn... Cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và các Đại hội VII,VIII, chúng ta mới dần dần đánh giá đúng thực trạng tiềm năng của mình: Đất nước ta khá đa dạng về tài nguyên nhưng về trữ lượng thì không lớn và sau nhiều năm khai thác, một số tài nguyên đã cạn kiệt phải tính đến nhập khẩu... Trong khi đó quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng. Theo tôi, từ người lãnh đạo cao nhất cho đến người dân nếu không nắm vững và quán triệt vấn đề này thì sự thành công của công tác dân số là rất hạn hẹp.

Dân số là vấn đề nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác như một dòng sông chảy mãi đến vô cùng. Bởi vậy, đây là một trong các vấn đề mà ở bất kỳ giai đoạn nào cũng phải có chiến lược phù hợp, tương thích với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ và phục vụ trở lại việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của thời kỳ đó. Dân số trong độ tuổi lao động là nguồn, động lực số một để sản xuất ra mọi của cải, vật chất, tinh thần của xã hội. Vì thế phải đào tạo, phân bố và sử dụng  hợp lý, có hiệu quả nhất nguồn lực dân số trong độ tuổi lao động.

Trong chiến lược dân số thời kỳ 2011-2015 cần hết sức chú ý các mục tiêu: Góp phần ổn định dân số vào giữa thế kỷ 21 vào khoảng 115 triệu người; Nâng cao chất lượng dân số (thể chất, trí tuệ, tinh thần...) đáp ứng nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa; Ngăn chặn mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Phải có "gậy chỉ đường"

Theo ông, công tác dân số hiện nay đang đứng trước những thách thức gì? Cần phải làm gì để vượt qua?

- Bằng tâm huyết và sự quan tâm của người gắn bó với công tác y tế, dân số nói riêng, các vấn đề xã hội nói chung, trong suốt thời gian công tác của mình, tôi luôn thấy lo lắng về tiến trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ, trước hết là chất lượng của dân số. Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống rất đáng lo ngại. Thể chất, sức vóc của người dân cũng đáng lưu ý. Khi còn làm công tác hợp tác quốc tế về lao động, một lãnh đạo phân xưởng người Nga đã nói với tôi: "Chúng tôi không chê lao động Việt Nam về trí tuệ về sự khéo léo, về tính siêng năng, nhưng chúng tôi ái ngại về thể lực của lao động Việt Nam "thấp bé nhẹ cân", khó sắp xếp làm các công việc nặng nhọc, lương cao".

Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số. Đây là quá trình tất nhiên của phát triển dân số thế giới. Đối với nhiều nước thì già hóa dân số là một quá trình tương đối lâu năm, nhưng ở nước ta từ cơ cấu "vàng" chuyển sang già hóa lại rất nhanh. Ngành dân số phải vào cuộc ngay để tham mưu đón đầu các chính sách cho người cao tuổi, có thể phải cùng ngành LĐ,TB&XH tham mưu xây dựng ngay các chính sách an sinh xã hội cho người già.

Về bộ máy tổ chức, nhân lực thì phải khôi phục và giữ cho được đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở các xã, phường, bản, làng, phum, sóc - một đội ngũ rất công phu mà giáo sư Mai Kỷ (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ - PV) và những người làm công tác dân số tiền nhiệm đã dày công xây dựng. Mặt khác phải có kinh phí đầy đủ cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia nói chung và kinh phí là nguồn thù lao hỗ trợ xứng đáng cho đội ngũ chuyên trách và cộng tác viên nói riêng. Bản thân họ là người rất nhiệt huyết, hăng hái, rất cần được khích lệ cả tinh thần và vật chất. 

Hiện nay, có ý kiến cho rằng dân số không cần phải có Chương trình Mục tiêu Quốc gia, coi dân số là một dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia của ngành y tế là được. Ý kiến của ông về vấn đề này?

- Quan điểm cho rằng dân số là một việc riêng của ngành y tế, tôi cho cách hiểu như thế là không chuẩn, không xứng với tầm quan trọng thực tế của nó. Các Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ VII đến nay luôn xác định lấy con người làm trung tâm, vì con người, phục vụ cho con người. Dân số là một ngành khoa học tổng hợp, nếu không có mục tiêu thì như người đi đêm, đến đâu biết đến đó, sẽ là hô hào suông và không thể thành công. Không có chương trình mục tiêu thì như không có "gậy chỉ đường", đi tới đâu biết tới đó, không có gì phải phấn đấu, có khi lại quay về với thời kỳ ban đầu thì sẽ rất nguy hiểm.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
 

Phải đặt công tác dân số đúng vị trí

"Phải đặt công tác DS-KHHGĐ đúng với vị trí tổng thể, bao trùm của nó (dân số là mẫu số của tất thảy các bài toán khác). Từ đó phải chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm ngặt để bảo đảm quy mô dân số phù hợp với khả năng tài nguyên quốc gia. Tất cả những điều đó phải được thể hiện thành chính sách, luật pháp chứ không chỉ là công văn, văn bản kêu gọi.

Trước đây dân số mới chỉ xoay quanh sinh đẻ, KHHGĐ, bây giờ phải quan tâm sâu sắc đến chất lượng dân số nói chung, chất lượng dân số các dân tộc ít người nói riêng, đặc biệt phải bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh. Cần nghiên cứu nâng Pháp lệnh Dân số thành Luật Dân số để có tính pháp lý cao hơn. Trong các chỉ tiêu thi đua của Nhà nước nên chăng có chỉ tiêu DS-KHHGĐ".

TS Bùi Ngọc Thanh
(Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

Việt Hà (thực hiện)

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 6 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top