Dân số và SKSS khu vực Đông Nam Á qua báo cáo tình trạng dân số TG 2003
Tháng 12/2003 Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã công bố báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm 2003.
![]() |
Theo báo cáo, năm 2003 dân số thế giới là 6.301,5 triệu người, trong đó khu vực Đông Nam Á có số dân là 543,2 triệu người, chiếm 8,62% dân số thế giới. Trong khu vực, Inđônêxia là nước đông dân nhất với 219,9 triệu người, chiếm 40,48% dân số của khu vực. Việt Nam là nước đông dân thứ hai của khu vực với số dân là 81,4 triệu, tiếp đó là Philíppin với 80 triệu người. Theo dự báo đến năm 2050, dân số thế giới là 8.918,7 triệu người, khu vực Đông Nam Á là 767,2 triệu người, chiếm 8,6%. Inđônêxia vẫn là nước đứng đầu khu vực về số dân với 293,8 triệu người, Philíppin sẽ là nước đông dân thứ hai với 127 triệu người và Việt Nam là 117,7 triệu người.
Bảng 1. Dân số khu vực Đông Nam Á 2003 và dự báo 2050
![]() |
Tốc độ tăng dân số bình quân của toàn thế giới giai đoạn 2000-2005 là 1,2%, khu vực Đông Nam Á là 1,4%. Trong khu vực, Căm-pu-chia là nước có tốc độ tăng dân số cao nhất với 2,4%, tiếp theo là Lào 2,3%, Malaixia 1,9%, Philíppin 1,8%. Các nước thực hiện tốt chương trình DS-KHHGĐ đều có mức tăng dân số thấp: Thái Lan là nước tăng thấp nhất trong khu vực với 1,0%, Inđônêxia và Việt Nam đều có mức tăng 1,3%.
Mặc dù có tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000-2005 cao hơn so với tốc độ tăng chung của toàn thế giới (1,4% và 1,2%) nhưng tổng tỷ suất sinh (TFR) của khu vực Đông Nam Á lại thấp hơn so với TFR của thế giới (2,55 và 2,69). Nhưng so sánh các nước trong khu vực thì mức sinh lại có sự chênh lệch rất lớn, có thể chia thành 3 nhóm như sau. Nhóm nước có mức sinh cao (TFR>3) có 3 nước là Lào (4,78), Căm-pu-chia (4,77), Philíppin (3,18). Nhóm nước có mức sinh trung bình (2,1<TFR<3) có 4 nước gồm Malaixia (2,9), Myanma (2,86), Inđônexia (2,35), Việt Nam (2,3). Nhóm nước có mức sinh thấp (TFR<2,1) có 2 nước là Thái Lan (1,93), Xinhgapo (1,36).
![]() |
Sau 9 năm thực hiện Chương trình hành động quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD-1994), các nước trong khu vực Đông Nam Á đã có nhiều cố gắng để thực hiện các mục tiêu ICPD.
Các chỉ báo về tử vong cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (trẻ em dưới 1 tuổi) trên 1000 trẻ sinh sống của khu vực là 41‰, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của toàn thế giới (56‰). Nhưng so sánh trong khu vực thì tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước. Nhóm có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh cao gồm 3 nước: Lào (88‰), Myanma (83‰), Căm-pu-chia (73‰). Nhóm có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh trung bình gồm 2 nước: Inđônêxia (42‰), Việt Nam (34‰). Nhóm có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh thấp gồm 4 nước: Philíppin (29‰), Thái Lan (20‰), Malayxia (10‰), Xinhgapo (3‰). Đặc biệt Xinhgapo có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh còn thấp hơn rất nhiều so với các khu vực phát triển hơn (8‰). Tỷ lệ tử vong bà mẹ (số phụ nữ chết do thai sản trên 100.000 số sinh ra sống) trong khu vực có mối quan hệ thuận với tỷ lệ chết trẻ sơ sinh, những nước có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh cao thì cũng có tỷ lệ tử vong bà mẹ cao và những nước có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh thấp thì cũng có tỷ lệ tử vong bà mẹ thấp. Duy nhất chỉ có Philíppin có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhưng lại có tỷ lệ tử vong bà mẹ cao. Những nước có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong bà mẹ cao cũng là những nước có tỷ lệ các ca sinh được hộ sinh chuyên nghiệp đỡ thấp (Căm-pu-chia 34%, Lào 21%). Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ các ca sinh nở với hộ sinh chuyên nghiệp cao so với các nước trong khu vực (70%). Tuổi thọ trung bình của nam/nữ trong khu vực đều cao hơn so với mức bình quân của thế giới (tương ứng là 64,4/69,1 và 63,3/67,6), nhìn chung những nước nào có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong bà mẹ cao thì tuổi thọ trung bình thấp, những nước nào có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong bà mẹ thấp thì tuổi thọ trung bình cao. (Bảng 3).
![]() |
Các chỉ báo về giáo dục cho thấy tỷ lệ dân số cả nam và nữ dưới 15 tuổi mù chữ còn cao ở Cam-pu-chia (20%/43%), Lào (24%/47%). Đặc biệt trong 9 nước thì có tới 6 nước có tỷ lệ chênh lệch mù chữ ở nữ cao hơn so với nam rất nhiều như Căm-pu-chia (43%/20%), Lào (47%/24%), Inđônêxia (18%/8%), Malaixia (17%/9%), Myanmar (20%/11%), Xinhgapo (12%/4%).
Về các chỉ báo sức khoẻ sinh sản, số ca sinh con tính theo 1000 phụ nữ trong độ tuổi 15-19 ở khu vực Đông Nam Á thấp hơn hơn so với mức bình quân của thế giới (42‰ so với 50‰). Có 4 nước có số ca sinh ở độ tuổi 15-19 khá cao như Lào (91‰), Căm-pu-chia (60‰), Inđônêxia (55‰), Thái Lan (49‰). Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) chung và hiện đại của khu vực Đông Nam Á thấp hơn so với mức bình quân của thế giới. Tỷ lệ này có sự khác biệt khá lớn giữa các nước trong khu vực (Bảng 4). Nhìn chung những nước nào có mức sinh thấp và trung bình thì đều có tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai cao, duy nhất chỉ có Myanma có tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai thấp (33%) lại có mức sinh trung bình (2,86 con) và tốc độ tăng dân số thấp trong khu vực (1,3%). Trong số 3 nước có tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai cao là Việt Nam (75%), Xinhgapo (74%), Thái Lan (72%) thì chỉ có hai nước có tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cao và gần như chiếm toàn bộ số người sử dụng biện pháp tránh thai là Xinhgapo (73%), Thái Lan (72%), tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ đạt 56%. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở độ tuổi 15-24 ở cả nam và nữ ở các nước trong khu vực nhìn chung đều thấp hơn so với các nước châu Phi nhưng đều cao hơn so với các nước ở châu Á.
Nhìn chung, so với các nước thuộc các khu vực chậm phát triển (châu Phi, châu Mỹ La-tinh, vùng Ca-ri-bê, châu Á trừ Nhật Bản và Mêlanêdi, Micrônêdi, Pôlynêdi) thì các nước thuộc khu vực Đông Nam Á có các chỉ số về nhân khẩu học và sức khoẻ sinh sản đáp ứng được các mục tiêu của Chương trình hành động ICPD. Tuy nhiên, kết quả đạt được của các chỉ báo còn có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nước trong khu vực. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của từng nước trong việc đầu tư cho chương trình dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình. n
Bảng 4. Các chỉ báo sức khoẻ sinh sản khu vực Đông Nam Á
![]() |

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay.

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.