Dân số và sự bền vững an ninh lương thực
Giadinh.net - Hai thách thức lớn hiện nay của toàn thế giới là đói nghèo và bảo vệ môi trường. Theo đó, nguyên nhân cơ bản gây ra biến đổi khí hậu, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường kém cùng với sự phá rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống đều từ áp lực do sự gia tăng dân số quá mức.
![]() |
Để đảm bảo an ninh lương thực bền vững, cần duy trì và tăng sản lượng lương thực, kiểm soát quy mô dân số. Ảnh: Dương Ngọc. |
Thực tế hiện nay mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm 1 triệu người (bằng dân số của 1 tỉnh cỡ trung bình, cho dù mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con) và dự báo chỉ 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người. Khi đó 40 triệu tấn ngũ cốc hiện nay là chỉ đủ ăn. Cùng với dân số tăng, diện tích đất trồng lúa giảm dần hàng năm, như vậy có nghĩa là nhu cầu lương thực tăng, nhưng sản lượng không tăng mà còn sẽ giảm. Bên cạnh đó, trong vài chục năm tới, do biến đổi khí hậu, nước biển sẽ dâng gây ngập lụt các vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (nơi sản xuất 65% lương thực của cả nước). Vậy ANLT sẽ ra sao? Đây là thực tế chứ không phải lo xa; vì vậy cùng với việc duy trì và tăng sản lượng lương thực, nhất thiết phải kiểm soát quy mô dân số, không để tăng dân số trở lại, kiên quyết vận động mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con.
Thách thức lớn cho các vấn đề kinh tế - xã hội
Ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006-2010, trong đó có 3,8 triệu hécta đất trồng lúa nước và kiểm soát chặt việc chuyển đất trồng lúa làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 391/2008 về rà soát kiểm tra thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2002-2010. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án sân golf, khu công nghiệp vẫn đang đe dọa đất trồng lúa. Hiện nay, bình quân diện tích đất canh tác của Việt Nam rất thấp (0,12 ha/người, trong khi Thái Lan là 0,3 ha/người). |
Theo kết quả sơ bộ, có thể tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng từ 16% lên 19 - 20% (năm 2008). Đó là điều đáng lo ngại, bởi nó thách thức những ai chấp hành nghiêm chính sách 1 - 2 con của Nhà nước, đồng thời làm chậm tốc độ thực hiện kế hoạch ổn định quy mô dân số. Trong khi đó, khi năng suất lúa đã cao (xấp xỉ đạt 5 tấn/ha bình quân chung cả nước và khó tăng thêm) thì diện tích trồng lúa bị thu hẹp do nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong thời kỳ 2002 - 2007, diện tích trồng lúa (tính chung các vụ/năm) đã giảm 0,46 triệu hécta (mất khoảng 4% diện tích đất nông nghiệp). Sự sụt giảm mạnh nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (0,26 triệu hécta) vùng Đồng bằng Sông Hồng giảm 0,11 triệu hécta).
Mục tiêu phát triển của chúng ta là đến năm 2020, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp, có hơn 40% dân số ở đô thị. Vì vậy những thách thức về duy trì diện tích trồng lúa cũng như sớm ổn định quy mô dân số sẽ rất lớn, đó là chưa kể đến bất thường do thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa thì thách thức ANLT còn lớn hơn nhiều.
Đúng là không thể so 1 tấn gạo với việc sản xuất ôtô, xe máy và sản phẩm công nghiệp, cái chính là giá trị ổn định kinh tế xã hội của 1 tấn gạo khi kinh tế xã hội biến động. Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 và khủng hoảng lương thực vừa qua cho thấy giá trị của 1 tấn gạo. Tuy nhiên, cũng cần tính toán cân đối, giữ đất nông nghiệp không phải để một mình người nông dân có trách nhiệm giữ ổn định xã hội, không nhất thiết nông dân phải trồng lúa. Cần có chính sách tạo điều kiện nâng cao trình độ nông dân để thâm canh, tăng năng suất và chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi nghề nghiệp và đặc biệt chính sách hỗ trợ sản xuất lúa (phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật)...
Kiểm soát gia tăng dân số để đảm bảo ANLT
Dân số Việt Nam trong thời kỳ 1995-2006 tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng lương thực. Bình quân tăng lương thực 4,2%/năm, trong đó giai đoạn 1996-2000 đạt 5,7%/năm; và 2001-2005 đã chững lại và chỉ đạt 2,8%/năm. Như vậy có thể nói về cơ bản, Việt Nam đã đạt ANLT, bởi cung lớn hơn cầu. Hàng năm chúng ta xuất khẩu xấp xỉ 4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, với xấp xỉ 40 triệu tấn ngũ cốc/năm cũng chỉ đủ nuôi 100 triệu dân, đó là chưa kể gặp lúc thiên tai, dịch bệnh mất mùa. Chúng ta chưa quên bài học khủng hoảng lương thực hồi đầu năm 2008, gây ảnh hưởng ở 34 nước, gây bạo loạn và biểu tình mất ổn định ở Ai Cập, Haiti; Cameroon, Bukinafaso và nhiều nước khác. |
Đối với Ấn Độ, do chưa thành công lắm về hạn chế sinh đẻ, dân số Ấn Độ đã vượt ngưỡng 1 tỉ người. Tuy nhiên, nhờ thành tựu của “cách mạng xanh” trong mấy thập kỷ vừa qua nên đã có năm Ấn Độ dư thừa và xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên dự báo năm 2011, Ấn Độ sẽ thiếu khoảng 20 triệu tấn lương thực.
Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, thời kỳ 1965 - 1990, tuy đã mất 50% diện tích đất trồng lúa để phát triển đô thị và công nghiệp, nhưng họ đã tạo ra kỳ tích về thâm canh tăng năng suất lúa, đồng thời thay đổi cách ăn (rất ít gạo). Vì vậy hàng năm Nhật Bản chỉ nhập một lượng gạo không nhiều để đủ nuôi sống hơn 120 triệu dân. Tác động của cuộc khủng hoảng lương thực vừa qua lên Nhật Bản không lớn, một mặt do ăn ít gạo nên lượng gạo nhập khẩu không nhiều, mặt khác do thu nhập cao nên phần tiền để mua gạo không đáng kể so với chi tiêu hàng ngày của người dân.
Ngọn nguồn và ý nghĩa Ngày Dân số Việt Nam Ngày 26 tháng 12 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã thông qua một Quyết định khá đặc biệt, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký - đó là Quyết định số 216, về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân. Tính độc đáo, đặc biệt của Quyết định này ở chỗ: Trong lúc hầu như phần lớn các nước trên thế giới đều chưa hề quan tâm đến vấn đề dân số, đến yếu tố dân số trong phát triển, thì Việt Nam, một nước vừa trải qua cuộc chiến tranh 9 năm ác liệt chống thực dân Pháp, vừa mới hàn gắn các vết thương chiến tranh và đang chung sức xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, đồng thời cũng phải chi viện cho cho đồng bào miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để thống nhất Tổ quốc, lại đặt vấn đề điều chỉnh việc sinh đẻ, hay nói một cách rộng hơn, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cho tương lai trước mắt và lâu dài. Từ ngọn nguồn và ý nghĩa đặc biệt của văn bản, tại Quyết định số 326, ngày 19 tháng 5 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã lấy ngày 26 tháng 12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam. Ngày nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập với quốc tế và khu vực, càng đòi hỏi yếu tố con người có chất lượng về cả thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần, đây cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với chương trình dân số hiện nay. Theo tinh thần và ý nghĩa của ngày 26/12 và trong bối cảnh tình hình DS-KHHGĐ hiện nay, chủ đề của Ngày Dân số Việt Nam 2008 là: “Tăng cường cam kết, nhanh chóng ổn định mức sinh thay thế”. |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Hà Tĩnh: Lật xe khách trên QL1, 9 người tử vong
Thời sự - 42 phút trướcGĐXH - Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 1 ở địa phận phường Sông Trí (Hà Tĩnh) làm 9 người tử vong, 15 người bị thương.

Điểm sàn xét tuyển đại học 2025 các trường Y, Dược
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Hàng loạt trường đại học Y, Dược công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Top hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025 – Việt Nam thăng hạng thứ bao nhiêu?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong danh sách các cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới do Henley Passport Index công bố, Singapore là quốc gia đứng thứ nhất. Trong khi đó hộ chiếu Việt Nam từ vị trí 91 lên đứng thứ 84 thế giới.

Mưa lớn dồn dập trút xuống miền Bắc khi nào kết thúc?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, mưa dông tiếp tục xảy ra ở nhiều khu vực trên cả nước. Trong đó Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn nốt trong ngày hôm nay.

Nước lũ cô lập, người dân xúc động bật khóc khi trực thăng thả lương thực
Thời sự - 2 giờ trướcMưa lũ khiến hàng nghìn người dân ở xã miền Tây, tỉnh Nghệ An bị cô lập, thiếu lương thực. Khi thấy trực thăng của quân đội thả lương thực xuống tiếp tế, nhiều người dân xúc động, bật khóc.

Tin sáng 25/7: Bão số 4 di chuyển chậm và suy yếu dần thành áp thấp; Hàng loạt trường ngành Công an công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ 4h sáng ngày 26/7 bão số 4 suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Nghi phạm sát hại cô gái sa lưới sau 12 giờ bị cảnh sát truy lùng gắt gao
Pháp luật - 10 giờ trướcSau 12 giờ truy lùng ráo riết, lực lượng cảnh sát ở Đồng Nai đã bắt giữ được nghi phạm đâm chết cô gái trẻ giữa đêm; hiện đang làm rõ động cơ gây án và lấy lời khai đối tượng.

Ngổn ngang cảnh bùn non dày đặc quện nhà cửa, tài sản ở vùng lũ Nghệ An
Đời sống - 11 giờ trướcNước lũ ở xã Tương Dương (Nghệ An) vừa rút đi, để lại một khung cảnh ngổn ngang, bùn non dày đặc quện lấy nhà cửa, tài sản.

Hà Nội: Mưa như trút nước, trạm bơm nghìn tỷ hoạt động ra sao?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 24/7, trận mưa lớn trút xuống nhiều khu vực tại Hà Nội khiến mực nước sông Nhuệ dâng cao, gây áp lực lớn lên hệ thống tiêu thoát nước. Giữa bối cảnh đó, trạm bơm Yên Nghĩa được kỳ vọng giải quyết bài toán úng ngập cho khu vưc phía Tây Thủ đô lại chỉ có thể vận hành cầm chừng vì kênh dẫn nước chưa hoàn thiện.

Phân luồng xe đi cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ ngày 26/7
Đời sống - 13 giờ trướcTổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa thông báo thời gian phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn Km225+900-Km227+500) từ ngày 26/7.

Sống tử tế chưa bao giờ là thiệt: 4 con giáp này là minh chứng rõ ràng nhất
Đời sốngGĐXH - Không tranh giành, không bon chen, 4 con giáp này chọn sống tử tế, chân thành với người và kiên trì với đời. Chính điều đó lại trở thành "bùa hộ mệnh" giúp họ gặt hái thành công, tài lộc.