Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân tăng, chất lượng sống giảm

GiadinhNet - Bầu không khí của Hà Nội cách đây 20 năm nay chỉ tìm thấy tại những vùng quê cách xa nội đô hàng chục kilômét.

Hệ thống hồ Hà Nội xưa là chốn để dân cư lấy nước sinh hoạt, nay đã trở thành những "hố ga" chứa nước thải khổng lồ… Những hình bóng, nề nếp xưa đang dần chỉ còn trong ký ức… Đó là nhận xét của những người yêu Hà Nội khi nói về Hà Nội xưa và nay.

Sức ép làn sóng di dân

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Mai - Viện Xã hội học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam): Chất lượng sống của cư dân đô thị gắn liền với các vấn đề như sức khỏe, giáo dục, nhà ở, an ninh... Điều này thể hiện qua môi trường sống như giao thông, vệ sinh, cấp thoát nước, không gian sống... Chất lượng sống còn biểu hiện trong đời sống văn hóa tinh thần.

Làn sóng di dân đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị, đáp ứng được qui luật cung - cầu; song cũng kéo theo không ít hệ lụy. Nó tạo lên sự cạnh tranh trên thị trường lao động, tạo sự phân công lao động giữa người nhập cư và người bản địa. Cùng đó là sự phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Số người lao động tự do gia tăng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình an ninh, trật tự tại các khu vực tập trung người di cư.
 

Tắc đường luôn là nỗi ám ảnh người dân đô thị. Ảnh: Chí Cường

Sự dồn nén dân cư trên phạm vi diện tích nhỏ đã khiến Hà Nội phải đối mặt với nhiều nguy cơ khiến chất lượng sống của người dân không được đảm bảo.

Hiện nay, nước máy đã có ở gần hết các khu phố nội - ngoại thành nhưng theo Trung tâm Ðiều tra quy hoạch tài nguyên nước, việc khai thác nước tràn lan đã kéo thấp mực nước ngầm ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội. Khu vực Nam thành phố - nơi tập trung các bãi giếng đang hoạt động có mực nước ngầm thấp nhất. Mực nước sâu nhất tại khu vực Hạ Đình cách mặt đất 35,35m. Sau trận lũ lịch sử tháng 11 năm 2008, mực nước ngầm hầu hết các khu vực trong thành phố đều dâng cao hơn so với năm 2007 nhưng cũng ô nhiễm nhiều hơn.

Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy: Nước ngầm ở Hà Nội có nhiều chỉ tiêu thành phần cao hơn giới hạn cho phép. Đầu bảng phải kể đến hàm lượng hữu cơ, amoni, asen... Trong đó, hàm lượng asen tại Hoài Đức cao trên 0,2 g/lít, hàm lượng amoni cao trên 100 mg/lít tại quận Hà Đông. Phần lớn các yếu tố trên đang tăng về hàm lượng và diện tích phân bố. Còn khá nhiều địa phương khác cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Môi trường xấu đi

Theo con số các thống kê, dân số Hà Nội không ngừng tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây.
Vào những năm 1950, Hà Nội chỉ rộng khoảng 152 km² và có trên dưới 53.000 dân.
Năm 1961, mở rộng thành phố khiến diện tích lên tới 584 km², dân số khoảng 91.000 người. Sau thêm 2 lần điều chỉnh địa giới, tới năm 1991 Hà Nội rộng 924 km², dân số giữ mức hơn 2 triệu người.
Theo số liệu mới nhất từ cuộc tổng điều tra dân số tháng 4/2009 sau khi Hà Nội mở rộng thì dân số Thủ đô chạm ngưỡng 6.448.837 người. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km2, khu vực trung tâm mật độ lên tới 35.341 người/km2.
Tại Hà Nội, theo kết quả quan trắc của các nhà nghiên cứu môi trường: Nồng độ bụi trung bình/giờ tại nhiều tuyến đường chạm ngưỡng 0,5 mg/m3.
Hơn một nửa các điểm quan trắc cho kết quả gấp 2 lần tiêu chuẩn Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ bụi ở TP Hà Nội đạt những con số kỷ lục trên xuất phát từ hệ thống giao thông và xây dựng.
 
Quỹ đất  dành cho giao thông ít, mạng lưới phân bố không đồng đều làm gia tăng lượng khí độc như CO, SO2, NO2, HmCn... Cùng đó, lưu lượng, mật độ phương tiện lưu thông lớn từ 1.800- 3.600 xe/giờ.

Đường hẹp, chất lượng kém, người điều khiển phương tiện giao thông luôn phải thay đổi tốc độ cũng là nguyên nhân làm gia tăng bụi và các chất độc hại trong không khí.

Ước tính tại Hà Nội năm 2010 có hơn 2,9 triệu phương tiện xe và hơn 7,1 triệu chiếc vào năm 2020. Số phương tiện khổng lồ này sẽ "góp" không nhỏ lượng khí thải vào môi trường.
 
Cùng đó, sản xuất công nghiệp cũng là một trong những nguồn chính phát thải khí SO2 gây ô nhiễm không khí. Nguồn khí thải này xuất phát chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu của hệ thống các nhà máy, xí nghiệp.

Số liệu thống kê cho thấy các bệnh liên quan đến đường hô hấp luôn chiếm tỷ lệ lớn. Bệnh viêm phổi tỷ lệ mắc là 4,16%, viêm họng và viêm amidan cấp 3,09%, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 3,05%.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội dự báo số trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội sẽ tăng dần. Các trường hợp khó thở vì ô nhiễm không khí năm 2005 là 18.478, dự đoán tới năm 2010 sẽ tăng lên là 260.942 người và năm 2020 sẽ gấp đôi chạm ngưỡng 584.916 trường hợp.  

Mối lo nhà ở

Sự gia tăng dân số cơ học không chỉ tạo nên sức ép về môi trường mà còn đẩy nhu cầu nhà ở lên cao. Mặc dù Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện Chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề nhà ở  xã hội.
 
Tuy nhiên thành phố vẫn thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là với các đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp, công chức, viên chức. Từ năm 2000 - 2005, toàn thành phố xây dựng mới trên 6 triệu m2 nhà, nâng diện tích bình quân đầu người từ lên 7,5m2. Toàn thành phố đang có đến 70% số cán bộ công nhân viên chức vẫn phải đi thuê nhà.
Việc thiếu nhà ở cho công nhân tại nhiều khu công nghiệp vẫn đang là tình trạng phổ biến. Hiện toàn thành phố có 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Trong đó, có 8 KCN đã đi vào hoạt động, thu hút 20 vạn lao động và có khoảng 30 vạn công nhân. Trong các khu, cụm CN này, chỉ có KCN Bắc Thăng Long hoàn thành 16 khu nhà cho công nhân trên diện tích 20 ha.
 
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, đến năm 2015, số công nhân lao động đến Hà Nội sẽ tăng thêm khoảng 600.000 người, hai phần ba trong số đó có nhu cầu nhà ở tại chỗ. Đến năm 2020, dự kiến số công nhân có nhu cầu về nhà lên đến 640.000 người. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu về nhà cho một nửa số lao động này, theo kế hoạch thành phố Hà Nội cần đến 12.000 tỷ đồng và thêm 500 ha đất. 
Minh Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top