Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đặng Thái Sơn: "Bão táp đời tôi đã qua rồi"

Thứ bảy, 21:42 03/05/2008 | Giải trí

Dịu dàng như nốt lặng trên bản nhạc nhưng cách trò chuyện dí dỏm và sâu sắc, danh cầm chia sẻ tình cảm, suy nghĩ về công việc, về cuộc đời anh trong lần về nước biểu diễn đêm 2/5.

- Cảm xúc của anh trong lần về nước biểu diễn này có gì khác so với các lần trước?

- Lần về này rất đặc biệt với tôi vì ngay cả ở nước ngoài, tôi chưa bao giờ phát hành cùng lúc nhiều đĩa của mình như thế. Tôi hy vọng với việc phát hành bộ tuyển tập đĩa nhạc này, mình có thể góp được một phần giúp người yêu nhạc Việt Nam, nhất là giới trẻ, tiếp cận nhạc cổ điển.

- Trước đây anh rất kén chọn nơi trình diễn và nhạc cụ trình diễn. Vậy trong trường hợp về nước biểu diễn lần này thì sao?

- Thật ra buổi biểu diễn tối 2/5 tại khán phòng khách sạn Sofitel tôi xem là buổi diễn hoan hỉ, chương trình giao lưu chứ không phải là buổi diễn như thường lệ của tôi.

Ban đầu, tôi rất muốn nhân dịp này làm một đêm hòa nhạc thực sự nhằm phục vụ công chúng, cho những ai yêu nhạc cổ điển của TP HCM đến thưởng thức. Tôi dự định tổ chức tại Nhà hát thành phố nhưng rất tiếc là dịp này nhà hát lại đang đóng cửa để sửa chữa.

Nhân chuyện này có thể nhắn một lời là tại sao TP HCM đã giàu sang hơn rất nhiều mà còn chưa có một phòng hòa nhạc nào, để đến nỗi tôi phải đi diễn tại khách sạn Sofitel (cười).

- Nghe nói về đến Việt Nam anh trải qua đợt sốt rất cao. Sức khỏe của anh hiện giờ như thế nào?

- Cho đến đêm hôm kia, khi đang ở Hà Nội, tôi còn chưa biết mình có thể bay vào Sài Gòn được hay không, vì sau khi về nước tôi bị bệnh, nôn, sốt cao 39 độ. Nhưng tôi đã nghĩ dù có mệt, có bệnh như thế nào thì cũng nhất thiết phải bay vào TP HCM. May là nhờ thuốc, giờ tôi đã giảm sốt.

Lần này chỉ là một sự cố nho nhỏ thôi, chứ tôi còn có nhiều lần lâm vào tình huống khó khăn hơn rất nhiều. Như có lần tôi phải tham dự một buổi diễn quan trọng tại Tokyo (Nhật Bản) thì đột nhiên sốt rất cao, mà buổi diễn không thể nào hủy được, nên người ta quyết định "tống" tôi vào bệnh viện, tiêm cho tôi thuốc liều cao để giảm sốt. Xong là chạy ra sân khấu.

Mà khi ra sân khấu rồi thì dù trong tình huống nào, chỉ còn cách duy nhất là phải diễn hay nhất. Chẳng ai quan tâm anh sốt bao nhiêu độ, đau chỗ nào. Mà đau về thể xác còn chịu được. Có những khi tôi còn phải chịu nỗi đau lớn về tinh thần như sáng vừa nghe tin một người rất gần gũi với mình bị chết một cách thảm hại mà tối lại phải ngồi đánh một bài rất vui. Đó là một vài mặt trái trong cuộc sống của người nghệ sĩ, đôi khi để khán giả hoan hô không phải là chuyện dễ dàng chút nào.

- Trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay, nhạc cổ điển bị lấn át bởi nhiều dòng nhạc khác, anh nghĩ gì về tình trạng này?

- Đây là tình trạng báo động. Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả ở nước ngoài, nhạc cổ điển nếu không có sự hỗ trợ chung hoặc từ quốc gia hoặc là cá nhân, tư nhân nào đó thì cũng không tự sống được.  

Hiện nay, Việt Nam được nhắc trên thế giới rất nhiều về những chuyển biến kinh tế, về những thay đổi ấn tượng... Nhưng điều đáng buồn là sự phát triển về văn hóa nói chung và nhạc cổ điển nói riêng thì còn thê thảm.

Trước kia, nước mình không thể so với những nước Tây Âu và sau này là các nước Á Đông phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... thì có thể hiểu được. Nhưng gần đây, có những nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... từ trước đến giờ chúng ta không thể ngờ, và nói thật, đôi khi mình còn nhìn họ với vẻ "coi thường", thì gần đây về dòng nhạc cổ điển họ đã phát triển nhiều. Khoảng 5 năm trở lại, không thể tưởng tượng được là các nước này đã đầu tư ghê gớm như thế nào cho giáo dục nhạc cổ điển.

Không phải là tôi có ý "hăm dọa" gì, nhưng đó là thực tế buồn.

- Anh đã đi khắp nơi trên thế giới trình diễn nhạc Chopin và nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác. Vậy anh từng trình diễn nhạc phẩm của nhạc sĩ Việt Nam nào?

- Trước khi về nước lần này, tôi tham gia một chương trình từ thiện tại thành phố Olympia, thủ phủ bang Washington, Mỹ. Tôi biểu diễn một tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, dựa trên nền dân ca quan họ Bắc Ninh có tên Người đi đâu. Đó cũng là tác phẩm của một tác giả Việt Nam mà tôi thường trình diễn.

Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn.

- Trong cuốn "Đặng Thái Sơn - Người được Chopin chọn", tác giả Ikuma Yoshiko viết "Nghệ sĩ dương cầm thể hiện truyền cảm nhất khi đến tuổi 40". Anh nghĩ gì về nhận xét này?

- Tôi nghĩ, nên nói những năm 40 là những năm truyền cảm hứng và chín mùi với người nghệ sĩ thôi. Mỗi một thập niên đến với đời tôi lại mang một ý nghĩa khác nhau. Khi 20, là lúc bắt đầu trau dồi những kinh nghiệm điêu luyện, thích đánh những bài "rầm rộ", hào nhoáng vì còn sung sức. Đến năm 30 tuổi là giai đoạn biết "mùi đời" chút chút thì bắt đầu đi dần vào chiều sâu, dù là vẫn còn dò dẫm.

Lúc 20 mình vừa nổi lên, vừa đoạt giải thưởng thì được mọi người vỗ tay, lúc đó thấy nó dễ dàng. Nhưng giữ được điều đó đến tận năm 30 tuổi là cả quá trình khủng hoảng.

Khi khủng hoảng qua rồi, đến năm 30, mình chậm lại, tĩnh lại, làm những việc sâu sắc hơn. Năm 40 tuổi thì sức lực chưa suy sụp nhưng đã phải bắt đầu chọn những hướng khác cho tuổi 50-60.

- Với rất nhiều người, tên tuổi anh gắn liền với hai chữ "thiên tài", anh làm thế nào sống với danh xưng này một cách bình thường?

- Tôi rất sợ những danh xưng "kêu". Nếu ai mà luôn chăm chăm nghĩ mình phải là thế này thế kia thì rất khó làm việc gì. Điều tôi quan tâm ngay từ đầu là trau dồi khả năng chuyên môn chứ không chạy theo danh tước.

Trong nghề nhạc, đến nay, chỉ riêng concour lớn nhỏ có khoảng 600 cuộc thi. Người được giải ra hàng loạt, đâm ra tuổi thọ nghề nghiệp không dài. Mà bao giờ "của" mới, lạ, trẻ chẳng hấp dẫn hơn. Tôi đã giữ vị trí của mình trong 28 năm rồi, tôi nghĩ những bão táp đời tôi cũng qua rồi. Bây giờ tôi nghĩ không có gì có thể lay chuyển được mình nữa. Những ham muốn của tôi bây giờ trong nghệ thuật đã khác xưa.

Chỉ có điều khiến tôi vui là so với những người thành đạt khác ngoài quốc tế, tôi có một thời thơ ấu rất đặc biệt. Không ai có thể nghĩ tôi đã có thể làm được những việc như thế, ngay cả bản thân tôi nhìn lại và không hiểu sao mình có thể làm được.

Tôi có hạnh phúc là được sống trong tình yêu với âm nhạc. Với những bạn bè thân mình có thể chia sẻ được nhiều điều, nhưng thật ra có những điều kín đáo mình không thể nói được với họ, mà chỉ nói, chỉ cởi mở được với âm nhạc.

- Nhận xét và cảm xúc của anh như thế nào khi đọc cuốn hồi ký "Đặng Thái Sơn - người được Chopin chọn" của nhà báo người Nhật Ikuma Yoshiko?

- Tôi chưa đọc hết cuốn sách này vì nó được viết bằng tiếng Nhật. Nó là kết quả của sau nhiều lần bà Ikuma Yoshiko gặp gỡ, trao đổi và theo dõi bước đường hoạt động của tôi.

Khó nói đây là cuốn hồi ký của mình vì không phải tôi viết ra. Và đây là cuốn sách được viết qua lăng kính của một người nước ngoài nhìn về người nghệ sĩ Việt Nam.

Nhạc Chopin nhận được hâm mộ ghê gớm tại Nhật Bản. Vì thế cuốn sách viết bằng tiếng Nhật, dành cho những người yêu thích âm nhạc ở Nhật. Giải thưởng Chopin là ước mơ từ bao nhiêu đời của người Nhật, mà đến bây giờ họ chưa thực hiện được. Vì thế, người Nhật rất muốn tìm hiểu vì sao một người Á Đông khác, cùng màu da với họ làm được điều đó.

Có thể họ tò mò muốn biết hồi nhỏ tôi học đàn ra làm sao, sinh ra trong một gia đình âm nhạc có phải là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tôi hay không. Sách phát hành để đáp ứng những tò mò tìm hiểu đó.

Tôi cũng mong ngày nào đó có một cuốn sách viết bằng chính tiếng Việt về mình, như vậy nó sẽ đầy đủ hơn. Nhưng hiện nay, với tôi, cuốn sách này đã giúp tôi có sự chuẩn bị quan trọng cho tuổi 50 đầu tiên của mình (cười).

- Trong cuốn sách, anh có đề cập đến việc mở một trường phát triển những tài năng âm nhạc, anh nói gì về ước mơ này?

- Đó là mơ ước rất lớn và cần có sự chuẩn bị cẩn thận, từ từ, một mình tôi không thể làm nhiều việc, cần có sự cộng tác từ nhiều nơi. Tôi đang chuẩn bị cho ước mơ này bằng việc bắt đầu với những việc nhỏ như hỗ trợ các tài năng âm nhạc trẻ với nhiều hình thức khác. Có thể vào mùa thu năm nay, tôi lại quay về nước biểu diễn nhân dịp lập ra một quỹ hỗ trợ cho tài năng trẻ.

Điều lớn nhất mà tôi làm được là về mặt nghệ thuật. Nhưng còn bao nhiêu việc xung quanh cần phải có những mạnh thường quân và nhiều người xắn tay vào giúp. Tôi rất mong được như thế để ước mơ này sẽ sớm thành hiện thực.

Theo Anh Vân
Vnexpress

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Động thái gây chú ý của người từng bị Hoa hậu Thùy Tiên xé giấy nợ

Động thái gây chú ý của người từng bị Hoa hậu Thùy Tiên xé giấy nợ

Giải trí - 56 phút trước

GĐXH - Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam, mọi động thái của bà Đặng Thùy Trang - người từng bị nàng hậu xé giấy nợ nhận sự quan tâm của dư luận.

Sao mai Huyền Trang gây xúc động trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ

Sao mai Huyền Trang gây xúc động trong chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ

Xem - nghe - đọc - 1 giờ trước

GĐXH - Sao mai Huyền Trang vinh dự và tự hào khi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh" được tổ chức tại sân khấu quảng trường Ba Đình.

Xem kiệt tác 'Không gia đình' dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hè 2025 tại Nhà hát Tuổi trẻ

Xem kiệt tác 'Không gia đình' dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hè 2025 tại Nhà hát Tuổi trẻ

Xem - nghe - đọc - 1 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot – một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên từ hành trình vượt qua nghịch cảnh để đăng quang hoa hậu đến khi bị bắt

Nguyễn Thúc Thùy Tiên từ hành trình vượt qua nghịch cảnh để đăng quang hoa hậu đến khi bị bắt

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Thông tin Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt tạm giam về hành vi "Lừa dối khách hàng" không khiến dư luận bất ngờ. Bởi lẽ, trước đó những đối tượng trong team bán hàng với hoa hậu này cũng đã bị bắt giữ với tội danh tương tự...

Giải mã sức hút 'Mưa lửa' - phim về các anh trai đang gây sốt phòng vé

Giải mã sức hút 'Mưa lửa' - phim về các anh trai đang gây sốt phòng vé

Xem - nghe - đọc - 3 giờ trước

Bộ phim tài liệu về chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” gây bất ngờ khi đang có bước nhảy vọt trên bảng xếp hạng phòng vé dù suất chiếu không quá nhiều.

Hoa hậu Thùy Tiên kiếm tiền như thế nào trước khi bị khởi tố?

Hoa hậu Thùy Tiên kiếm tiền như thế nào trước khi bị khởi tố?

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên tối 19/5 đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Trước khi bị khởi tố, người đẹp này đã kiếm tiền như thế nào?

Hôn nhân kín tiếng với vợ đẹp như hoa hậu của diễn viên chuyên vai giang hồ

Hôn nhân kín tiếng với vợ đẹp như hoa hậu của diễn viên chuyên vai giang hồ

Giải trí - 5 giờ trước

Trái ngược với hình ảnh giang hồ trên phim, Duy Hưng ngoài đời là người đàn ông hiền lành, giàu tình cảm, có hôn nhân kín tiếng với vợ đẹp như hoa hậu.

105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM

105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM

Giải trí - 16 giờ trước

Triển lãm giới thiệu 105 tác phẩm, bao gồm: Tranh, tượng, ký họa được tuyển chọn từ kho lưu trữ của Bảo tàng và sáng tác của các nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác

Giải trí - 16 giờ trước

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, nhạc sĩ Sa Huỳnh đã gửi tặng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh bản độc tấu piano mang tên “Khúc tre thương nhớ Bác Hồ”.

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Con gái 4 tuổi của diễn viên Bảo Thanh gây chú ý khi lần đầu tiên được bố mẹ tổ chức sinh nhật.

Top