Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh: Các đạo diễn Việt còn “nhát tay” vì chạm tới hai chữ dã sử
GiadinhNet - “Tôi không tâm niệm mình là người đi đầu hay độc quyền mà qua “Phượng Khấu" tôi muốn tạo ra tiếng gọi cổ trang - dù là cô độc. Việt Nam cũng có giá trị văn hoá lịch sử đáng tự hào. Tôi mong sau “Phượng Khấu”, dòng phim cổ trang sẽ bùng nổ”, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh chia sẻ.

Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh (trái) với NSND Hồng Vân trên phim trường “Phượng khấu”. Ảnh: TL
"Phượng Khấu" đã nhanh chóng "sinh lời"
Mặc dù "Phượng Khấu" ra mắt đúng đợt dịch COVID-19 bùng phát, nhưng đang được xem là phim đạt thắng lợi lớn vì phát hành trực tuyến?
- Phim đã đi được một nửa chặng đường và tạm thời có thể nói là thành công dù xuất hiện vào thời điểm cực kỳ bất lợi. Khi các hoạt động giải trí khác gần như "đóng băng", các dự án mới làm trong mùa dịch bị trễ nhưng "Phượng Khấu" may mắn có chuẩn bị từ trước nên rất thuận lợi lên sóng. Không chỉ khán giả mà nhiều nghệ sĩ ở nhà sẽ có thời gian theo dõi phim. Hơn nữa, phim đáp ứng đủ yếu tố: Phim Việt, trang phục đẹp, phim cung đấu… rất phù hợp cho việc gia đình quây quần bên nhau cùng theo dõi.
Tính đến thời hiện tại, lượng view tăng đều sau mỗi tập là 20-30% so với tập trước. Sau 4 tuần ra mắt, tập 1 đạt 2,63 triệu lượt xem; tập 2 đạt 2 triệu; tập 3 hơn 1,6 triệu; nhưng tập 4 tăng đột biến khi sau 2 tuần đạt 2 triệu lượt xem. Bản thân ê-kíp, nhà phát sóng cũng không hình dung được lượng truy cập lớn đến như vậy.
Nhưng không thể phủ nhận bộ phim đã nhận nhiều tranh cãi ngay từ khi bấm máy. Với lượng xem khủng sau 5 tập, hiện phim nhận được phản hồi thế nào từ khán giả?
- Làm nghệ thuật không tránh khỏi những luồng ý kiến dư luận. Nhưng tôi xác định rõ, dù là trái chiều thì cũng sẽ có lợi cho phim. Đến nay, vấn đề nổi cộm cũng là điểm yếu của "Phượng Khấu" nói riêng và phim Việt nói chung, đó là kỹ xảo, phim trường, độ tuổi diễn viên. Đây là vấn đề bất khả kháng.
Việt Nam không có phim trường cổ trang nên không thể đòi hỏi quá cao ở ê-kíp "Phượng Khấu" một bối cảnh quá hoàn hảo được. Ê-kíp đã cải tạo lại khu du lịch Phước Lộc Thọ mà trước đây các phim "Truyền thái y", "Nam Thư liên hoàn kế"… đã quay. Tất nhiên nếu có phim trường chuyên nghiệp thì các cảnh quay sẽ chỉn chu, đẹp đẽ và hoàn hảo hơn.
Còn kỹ xảo? Muôn đời rồi, phim chiếu rạp Việt hay đến như phim của Ngô Thanh Vân cũng khó mà làm hài lòng tất cả khán giả. Đây là tình hình chung về nhân lực làm kỹ xảo của Việt Nam.
Vấn đề độ tuổi diễn viên đã gây tranh luận trên mạng xã hội, vì nhiều người cho rằng phim cung đấu, nhân vật trung tâm là hoàng hậu và các phi tần thì cần diễn viên trẻ, đẹp. Nhưng dàn diễn viên "Phượng Khấu" là thế hệ vàng của thoại kịch miền Nam. Với một phim cung đấu đầu tiên của Việt Nam, các diễn viên như anh Thành Lộc, chị Hồng Vân, Hồng Đào, cô Lê Thiện chính là bảo chứng, đủ đảm đương các vai diễn có sức nặng và nhân vật lịch sử. Nếu đổi thành dàn diễn viên trẻ, hot… khó đảm bảo diễn xuất có chiều sâu. Tôi không có ý chê bai các bạn trẻ không biết diễn và diễn dở, nhưng tôi muốn vạch một lằn ranh rõ ràng. Đối với nhân vật lịch sử, cần có chiều sâu và trải nghiệm nhất định.
Được biết kinh phí cho bộ phim là 16 tỷ đồng. Với lượng theo dõi "khủng" sau 5 tập phim, anh có thể chia sẻ con số kinh tế không?
- Con số 16 tỷ đồng là kinh phí tính đến thời điểm đóng máy. Còn kinh phí cuối cùng là hơn 18 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, tôi có thể nói "Phượng Khấu" đã "lời" được một chút. Nhưng cái "lãi" nhất mà chúng tôi nhận về chính là giá trị giáo dục của bộ phim đến hiện tại, khơi gợi được lịch sử văn hoá cho các bạn trẻ. Đó là hai thành công mà cả đoàn làm phim và nhà phát hành hài lòng chứ không phải thu lời bao nhiêu tiền.
"Muốn được gọi là đạo diễn dùng điện ảnh, phim ảnh làm văn hoá"

Tạo hình thành phi Phạm Thị Hằng (Hồng Đào) và vua Thiệu Trị (NSƯT Thành Lộc).
Với thành công như vậy, anh có ý định làm phim điện ảnh "Phượng Khấu"?
- Ý định là có và tôi có cơ sở để tin rằng, nếu ra rạp "Phượng Khấu" cũng sẽ thành công nhưng chưa phải thời điểm này. Thẳng thắn mà nói, thị trường phim chiếu rạp hiện nay đang là độc quyền của một vài gương mặt đạo diễn và một vài nhà phát hành. Nếu đạo diễn không phải đối tác lâu năm của nhà phát hành thì rất khó chen chân vào. Và rủi ro cũng cao hơn.
Đó có phải lý do khiến anh từ một nhà làm phim chiếu rạp lại quay về làm TV series?
- TV series là phim truyền hình chất lượng cao tiệm cận với điện ảnh - không phải webdrama. Thực ra, tôi nhảy sang thị phần này vì đây gần như là thị trường mới. Tôi gần như đặt viên gạch đầu tiên nên không cần cạnh tranh với ai.
Khán giả đừng lầm tưởng làm phim chiếu rạp mới sang, còn webdrama hay TV series không sang. Không! Rõ ràng đề tài phim chiếu rạp đang dần "một màu" và với 90 phút thì yếu tố giải trí vẫn được ưu tiên.
Con đường tôi đi không phải thành đạo diễn trăm tỷ, đạo diễn phòng vé… mà thành một đạo diễn dùng điện ảnh, phim ảnh làm văn hoá. Việc làm một tác phẩm như "Phượng Khấu" chiếu rạp thì "tội nghiệp" cho các diễn viên và không có nhiều đất để kể chuyện về văn hoá Việt Nam, về trang phục, về triều đại… Tương lai tôi sẽ chưa trở về phim chiếu rạp cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ công dân nghệ sĩ của mình.
Nhưng một thực tế, phim mang giá trị văn hoá lịch sử lại được làm dưới dạng phim truyền hình TV series sẽ rất hạn chế nếu muốn đem dự thi?
- Đúng là hiện giờ chỉ có Giải thưởng Ngôi sao xanh phù hợp với loại phim này nhưng trong tương lai, tôi tin chắc sẽ có nhiều giải thưởng hơn nữa. Vì thực ra trao giải dựa trên tiêu chí câu chuyện hay, giá trị đóng góp cho xã hội cao, kỹ thuật chế tác. Qua "Phượng Khấu", không chối cãi phục trang Việt quá đẹp. Tôi đã trình bày được hình ảnh vua Thiệu Trị và bà Từ Dụ, trình bày một lát cắt thời Nguyễn. Đây có thể không là phim hoàn hảo, thể hiện kỹ thuật đặc biệt gì của ông Huỳnh Tuấn Anh nhưng trong phim này thể hiện được con đường tôi đi. Mở ra, một cú hích cho phim văn hoá Việt Nam.
Đạo diễn Việt còn "nhát tay"
Không phải một đạo diễn phòng vé nhưng anh đang được coi là người đi đầu, đặt nền tảng cho phim cổ trang Việt. Anh có cảm thấy áp lực về điều này này - nhất là với thành công trước mắt của "Phượng Khấu"?
- Tôi khẳng định, Huỳnh Tuấn Anh không phải người giỏi, nhưng tôi là người quyết liệt với văn hoá dân tộc. Nếu giỏi thì phải là Victor Vũ, Ngô Thanh Vân… Tôi thích được gọi là người làm văn nghệ, đi con đường riêng chứ không phải chen lấn vào con đường đã quá đông người.
Tôi không tâm niệm mình là người đi đầu hay độc quyền mà qua "Phượng Khấu", tôi đặt mục tiêu lớn nhất chính là tạo ra tiếng gọi cổ trang - dù là cô độc. Việt Nam cũng có giá trị văn hoá lịch sử đáng tự hào. Sau "Phượng Khấu" sẽ có nhiều đạo diễn mạnh dạn làm cổ trang - nhất là về thời nhà Nguyễn. Phim của tôi đã đi đầu, các phim sau cứ tránh những lỗi "Phượng Khấu" mắc phải thì dự án sẽ có khả năng thành công.
Nhưng có lẽ vấn đề phim trường vẫn là bài toán khó giải?
- Để đầu tư một phim trường chỉn chu cần không dưới 100 tỷ đồng. Trong thời điểm này, những người làm kinh tế sẽ đầu tư vào nhiều dự án khác sinh lời nhanh hơn. Thế nên phim trường là chuyện còn khá xa xôi.
Nhiều người so sánh với Trung Quốc nhưng thực tế, họ làm phim cổ trang cách chúng ta cả trăm năm. Hơn nữa họ quá giàu, dân quá đông nên dễ thu về. Ngoài ra, chiến lược quốc gia của họ là xâm lấn văn hoá các nước khác bằng quyền lực mềm - quyền lực văn hoá. Khi nào chúng ta chưa có đủ điều kiện đó thì chưa thể bàn đến phim trường cổ trang. Cá nhân không làm nổi mà phải có bàn tay nhà nước.
Như tôi đang làm là góp một phần nhỏ, nhen nhóm ý định làm phim cổ trang của những nhà văn hoá Việt. Tín hiệu mừng là sau khi làm "Phượng Khấu" đã có một số đơn vị liên hệ làm phim trường. Như thế sẽ tốt cho những dự án phim cổ trang sau này. Đây là lợi ích nhãn tiền mà phim của tôi đã làm được.
Nếu không tính đến phim trường, theo anh, Việt Nam còn thiếu gì để làm ra những bộ phim cổ trang quy mô?
- Nước ta không thiếu đạo diễn giỏi. Nhà đầu tư không quay lưng với văn hóa Việt Nam. Nhưng các anh chị em đồng nghiệp "nhát tay" vì chạm tới hai chữ dã sử, lịch sử bởi nó là kiến thức, là sở học, khả năng nghiên cứu của cả một quy trình không thể làm theo lối hấp tấp - ăn xổi, chụp giật. Nếu điềm tĩnh, hy sinh, thì nhất định điện ảnh Việt Nam sẽ làm được những phim cổ trang hoành tráng. Tôi mong sau "Phượng Khấu", dòng phim cổ trang sẽ bùng nổ.
Cảm ơn chia sẻ của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh!
Ngọc Mai

105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM
Giải trí - 4 giờ trướcTriển lãm giới thiệu 105 tác phẩm, bao gồm: Tranh, tượng, ký họa được tuyển chọn từ kho lưu trữ của Bảo tàng và sáng tác của các nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác
Giải trí - 4 giờ trướcNhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, nhạc sĩ Sa Huỳnh đã gửi tặng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh bản độc tấu piano mang tên “Khúc tre thương nhớ Bác Hồ”.

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Con gái 4 tuổi của diễn viên Bảo Thanh gây chú ý khi lần đầu tiên được bố mẹ tổ chức sinh nhật.

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Miss International Huỳnh Thị Thanh Thủy "vượt mặt" nhiều mỹ nhân thế giới vào top 6 Timeless Beauty 2024 (Nhan sắc vượt thời gian).

Hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện giờ tận hưởng cuộc sống ra sao ở tuổi 29?
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - Kỳ Duyên quê Nam Định, là người đẹp sở hữu vương miện danh giá của 2 cuộc thi nhan sắc lớn nhất ở Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 29, người đẹp Thành Nam có cuộc sống vạn người mơ.

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh có cuộc sống như thế nào trước khi có thêm con?
Giải trí - 8 giờ trướcGĐXH - Doanh nhân Đỗ Quang Vinh - anh chồng Đỗ Mỹ Linh mới đây đã có thêm con ở Mỹ. Trước khi có tin vui, cuộc sống của anh ra sao?

Điều bất ngờ về diễn viên đẹp trai như 'nam thần Hàn Quốc' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Thái Vũ đã đảm nhận tốt vai diễn của mình trong phim "Cha tôi, người ở lại" phát sóng trên kênh VTV3.

Vai phụ của NSND Công Lý
Giải trí - 9 giờ trướcSau bạo bệnh, NSND Công Lý chưa thể đảm nhận những vai có nhiều lời thoại. Anh chủ yếu diễn xuất bằng ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt. Trong "Cha tôi, người ở lại", vai phụ của NSND Công Lý dù ít thời lượng lên hình nhưng vẫn nhận nhiều lời khen.

Biểu cảm hài hước của bé Thị Tằm nhà Thu Quỳnh khi chính thức 'có tuổi'
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Thu Quỳnh chia sẻ khoảnh khắc con gái Thị Tằm tròn 1 tuổi, nét biểu cảm hài hước đáng yêu khiến fan thích thú.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọc - 11 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.

Chủ tịch ACB và doanh nhân Cường 'Đô la' vào chúc mừng doanh nhân Đỗ Quang Vinh lần nữa lên chức bố
Giải tríGĐXH - Doanh nhân Đỗ Quang Vinh mới đây chia sẻ niềm vui được lên chức bố lần thứ 2. Sau dòng thông báo, anh nhận được lời chúc từ nhiều doanh nhân nổi tiếng như Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy hay đại gia phố núi Cường "Đô la".