Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đảo hoa anh đào tuyệt đẹp trên đất chiến trường lịch sử Điện Biên

Thứ tư, 07:30 10/05/2017 | Xã hội

GiadinhNet - “Đến Điện Biên thăm chiến trường xưa mà không ghé thăm đảo hoa anh đào là điều đáng tiếc. Cảnh sakura - hoa anh đào của Nhật Bản nở rộ soi bóng dưới làn nước trong vắt đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh” - lời giới thiệu của những cựu chiến binh tỉnh Điện Biên thôi thúc chúng tôi về với Mường Phăng.

Ông Trần Lệ - chủ nhân đảo hoa anh đào. Ảnh: C.T
Ông Trần Lệ - chủ nhân đảo hoa anh đào. Ảnh: C.T

Dấu ấn của Đại tướng trên mảnh đất Mường Phăng

Mường Phăng là một xã thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lập chỉ huy sở Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. 63 năm trôi qua, từ dốc Nà Nhạn nơi tượng đài Chiến sĩ kéo pháo sừng sững giữa đất trời đến những bản làng bên bờ suối vẫn còn vang âm hưởng chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu năm nào. Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ và nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển. Người Mường Phăng thường gọi một cách trìu mến khu rừng này là “rừng Đại tướng” và gọi vị Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam thuở ấy là “già bản Võ Nguyên Giáp”, gọi căn hầm của Đại tướng là “nhà của già bản Võ Nguyên Giáp”.

Từ căn hầm chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi ra triền núi phía sau, trèo lên đỉnh đồi Pú Cá, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như: Đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1, cầu Mường Thanh... Nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cạnh con đường hầm dài 320m, đào xuyên vào lòng một quả đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Hơn sáu thập niên trôi qua, khu Di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ và cảnh quan thiên nhiên xung quanh được người dân Mường Phăng giữ gìn cẩn thận và xem đây như là khu bảo tàng của thành phố Điện Biên Phủ. Hàng năm tại đây có rất nhiều du khách đến để tham quan, nghiên cứu. Cũng đã có nhiều cựu chiến binh về lại, đơn giản chỉ để được sống lại những kỷ niệm gian khổ nhưng hào hùng của một thời trai trẻ.

Cái tên Mường Phăng khiến mọi người có cảm giác tất cả những thứ gì liên quan đến dải đất này đều phảng phất hình bóng của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Ba ngôi trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều mang tên Võ Nguyên Giáp. Hồ thủy lợi Loọng Luông 1 cũng được đồng bào gọi thân mật là hồ Đại tướng. Cánh rừng già bên hồ cũng gọi là rừng Đại tướng. Thậm chí đến cái cột mốc chỉ dẫn vào Mường Phăng cũng được đề tên cột mốc Đại tướng. Và tất nhiên, hòn đảo hoa anh đào, nơi đầu tiên ở Việt Nam, loài hoa Sakura - một loài hoa đặc trưng của Nhật Bản đơm hoa kết trái cũng không phải là ngoại lệ. Người ta đã không gọi “đảo Đại tướng” nhưng những gì mà đảo hoa Mường Phăng có được như ngày hôm nay bắt đầu từ lời hứa của một người đàn ông với vị Đại tướng kính yêu.

Lời hứa với Đại tướng

Đảo hoa anh đào nằm giữa lòng hồ Pá Khoang thuộc xã Mường Phăng. Người gây dựng nên cơ ngơi kỳ diệu này là ông Trần Lệ - người mang nặng lời hứa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời. Ông Trần Lệ năm nay đã ngoài 70 tuổi – quê gốc Hải Phòng. Ông từng tham gia quân ngũ, sau đó được cử đi đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học ở nước ngoài. Tốt nghiệp về công tác tại Viện khoa học Việt Nam, chuyên nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Về lý do trở thành “chúa đảo hoa anh đào” ngày hôm nay, ông Trần Lệ nói rằng, đó là nhờ cơ duyên gần như lớn nhất trong cuộc đời mình.

Hơn 10 năm trước, khi vừa đến tuổi về hưu, trong lúc bạn bè cùng thời tất bật chạy cho công ty này, công ty nọ để kiếm thêm thu nhập thì ông lại dồn hết tâm lực, tiền của cho tham vọng đưa các giống hoa lên vùng cao Tây Bắc. Lý giải cho cái việc làm khá ngược đời ấy, ông Trần Lệ tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in ngày 30/12/2005, tôi được hầu chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu (Hà Nội). Đại tướng nói với tôi rằng, chiến tranh qua đi lâu rồi nhưng đồng bào Điện Biên, đồng bào Mường Phăng còn vất vả lắm. Các nhà khoa học, có trí tuệ, tâm huyết, trong quá trình nghiên cứu sản xuất, nếu làm được điều gì đó cho đồng bào, cho Mường Phăng thì hãy cố gắng”.

Cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của vị Đại tướng với mảnh đất Điện Biên, với Mường Phăng, ông Trần Lệ như được truyền thêm lửa. Ông mạnh dạn đề xuất việc đưa các giống hoa của Nhật Bản cùng rất nhiều giống hoa Đà Lạt lên đây trồng. Hình ảnh ông phát cây, cuốc đất trong những ngày đầu tiên trên hoang đảo được ví von như “Robinson, Mai An Tiêm thời hiện đại”. Không điện, không đường, đêm chỉ có tiếng chim kêu, vượn hú và nếu không phải vì lời hứa như đinh đóng cột với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bản lĩnh của người lính thì e rằng khó mà trụ nổi lại chốn hoang sơ này. Phải mất gần 2 năm, những mầm xanh đầu tiên mới chịu mọc lên trên đảo.

Theo ông Trần Lệ, đây là vùng đất sau lưng dãy Hoàng Liên, đất khô vì cứ sau tháng Mười là ngừng mưa cho đến tận cuối tháng Tư năm sau. Vì vậy cuối Thu sang Đông lá anh đào đã rụng và chỉ khi nào rụng hết lá và có thời kỳ nghỉ đông thì anh đào mới nảy được chồi hoa. Thuận hơn là vì đảo nằm cạnh một chiếc hồ lớn nên mùa đông sẽ không có sương muối do ngày nắng mạnh đêm hơi nước bốc lên, cây chắc chắn sẽ sống ổn định, ra hoa rất tốt. Ngày đó, ông Lệ đã bứng những cây anh đào được gieo tại Hoà Bình từ 10 hạt hoa đầu tiên ông xin được từ bên Nhật lên đảo. Ba năm sau anh đào nở những cánh đầu tiên và những người bạn Nhật đã xuất hiện ngay trên khu đất khô cằn này. Những năm sau đó, họ đến không phải chỉ vì sự quan tâm đến hoa anh đào - biểu tượng văn hoá của Nhật mà còn vì những ý tưởng hợp tác dài lâu với ông chủ đảo hoa, bởi thành công nào của ông cũng khiến họ bất ngờ. Giờ thì đảo hoa Mường Phăng đã được coi là cái nôi của hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam theo nghĩa không chỉ là một trong những nơi đầu tiên anh đào đơm hoa kết trái mà là nơi mùa hoa có thể kéo dài đến mấy tháng, phát triển bền vững và nhân giống thành công.

Mãi cho đến năm 2009, khi có đoàn cán bộ và đồng bào dân tộc tỉnh Điện Biên về thăm và chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 99 tuổi, ông Trần Lệ lặng lẽ mang một cây hoa theo. Lần thứ hai được gặp Đại tướng, ông Trần Lệ rưng rưng báo cáo rằng đã thực hiện thành công lời hứa với Đại tướng. Bây giờ đã nhiều người biết rằng Điện Biên ngoài hoa đào còn có một loài hoa rất quý: Địa lan Mường Phăng. Trong ngôi nhà cấp 4 nằm giữa đảo hoa nổi bật nhất là tấm ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Trần Lệ. Chiều trên đảo Mường Phăng, Trần Lệ ôm đàn ghi ta và hát. Hóa ra con người một đời lầm lụi với đất, với cây cũng lãng mạn ra trò. Hình ảnh ông già ôm đàn hát nghêu ngao giữa đảo hoa khiến chúng tôi có nhiều xúc cảm. Cách chỗ ông ngồi tầm 2km đường chim bay chính là nơi cách đây 63 năm Đại tướng dùng ống nhòm quan sát cánh đồng Mường Thanh, các cứ điểm Him Lam, đồi A1... trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Khác với cảnh bom đạn, hầm hào ngày ấy, giờ đây, trên mảnh đất này sự sống đã sinh sôi nảy nở và những mùa hoa đẹp đang chờ đón du khách thập phương ghé thăm...

Từ ngày nơi đây trở thành mảnh đất du lịch lịch sử, cuộc sống của đồng bào địa phương đã thay đổi khá nhiều. Dọc hai bên đường, trong sân khu di tích hay ngay tại các nhà dân ven khu vực này là những quầy bán hàng lưu niệm, bán thảo dược đặc sản của vùng như thuốc nam hái từ trên núi, rượu ngâm táo mèo, sâu chít, nấm rừng, hạt dẻ, quần áo thổ cẩm, khăn piêu, vòng bạc...

Kỳ vọng tổ chức lễ hội hoa anh đào

Ông Trần Lệ tâm sự: “Tôi có thể trồng đến 5.000 cây anh đào trên đảo này, hiện nay trồng 4.500 cây rồi và mỗi năm nhân thêm khoảng 10 ngàn cây nữa để cung cấp cho các nước. Tôi tin không lâu nữa, một lễ hội hoa anh đào hoàn toàn có thể thành hiện thực ngay tại mảnh đất Điện Biên anh hùng”.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top