Đẩy mạnh tuyên truyền Pháp lệnh Dân số sửa đổi
Giadinh.net - Sau khi Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Dân số (PLDS) 2003 có hiệu lực từ ngày 1/2/2009, nhiều địa phương đã triển khai tuyên truyền việc sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cũng đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
Quyền lợi phải gắn liền với nghĩa vụ
Với người dân, công tác tuyên truyền vận động KHHGĐ vẫn là biện pháp chính (Ảnh: Vĩnh Cát). |
Hiện nay, đối tượng sinh con thứ 3 không chỉ tập trung ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, gia đình có con một bề là gái nữa, mà đã xuất hiện ở một bộ phận những gia đình khá giả. Hiện tượng này tuy không chiếm ưu thế và tỷ lệ không cao, nhưng đã cho thấy kết quả giảm sinh ở nước ta chưa thật vững chắc. Mỗi đứa trẻ được sinh ra sẽ kéo theo một loạt các vấn đề về an sinh xã hội, đất đai, dịch vụ y tế, giáo dục, cơ hội việc làm… trong khi mật độ dân số ở ta đã quá cao. Điều đó có thể không ảnh hưởng lớn đến gia đình đó, nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng và xã hội.
Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu
Thời gian qua, có một số đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ đã trở thành tiền lệ xấu, làm giảm đi ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, thuyết phục của cuộc vận động người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
Tại các địa phương, căn cứ Quy định số 94 QĐ/TW ngày 15/10/2007 về xử lý vi phạm đảng viên, trong đó có trường hợp vi phạm về chính sách DS-KHHGĐ; hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra TW ngày 24/3/2008, đã đẩy mạnh việc xử lý những đảng viên vi phạm. Như tại Phú Thọ, Tỉnh ủy đã yêu cầu Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh nắm danh sách đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thời gian qua chưa bị xử lý để báo cáo với Tỉnh ủy. Đồng thời, Tỉnh ủy Phú Thọ cũng đưa tiêu chí này thành chỉ tiêu quan trọng: Đơn vị nào có đảng viên sinh con thứ 3 trở lên sẽ mất danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, thậm chí cả Đảng bộ cấp trên của Chi bộ đó cũng không được xét danh hiệu. Các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hà Nội… cũng thực hiện mạnh mẽ công tác này.
“Mặc dù PLDS sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ làm dân số, tuy nhiên, hiện vẫn có những khó khăn nhất định. Đối với cán bộ công chức thì có nơi xử lý việc vi phạm chính sách DS-KHHGĐ kiên quyết nhưng có nơi vẫn buông lỏng, chưa có biện pháp cụ thể. Chính vì vậy, Bộ Y tế (cụ thể là Tổng cục DS-KHHGĐ) được giao nhiệm vụ tham mưu trình Chính phủ Nghị định về xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức khi vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Theo đó, Nghị định sẽ được xây dựng theo hình thức, đối với cán bộ công chức, viên chức sinh con thứ 3 sẽ bị cách chức nếu như đang giữ chức vụ lãnh đạo và sẽ bị cảnh cáo nếu không giữ cương vị lãnh đạo; sẽ không đề bạt bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo đối với những người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Ngoài ra sẽ không được chuyển ngạch công chức, kéo dài thời gian nâng lương… Đối với những cán bộ công chức, viên chức cố tình vi phạm, cố tình sinh đến con thứ 4 có thể sẽ bị buộc thôi việc”. Ông Dương Quốc Trọng
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ |
Hà Anh
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.