Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 52 tại Thái Bình: “Càng khó khăn càng phải nhiệt tình”

Thứ bảy, 08:08 31/10/2009 | Đường lối - Chính sách

Giadinh.net - Thái Bình là một trong 28 tỉnh, thành trong cả nước được thụ hưởng Đề án 52. Ngày 11/9 vừa qua, Chi cục DS- KHHGĐ Thái Bình đã tổ chức hội nghị triển khai Đề án.

 
PV Bản tin dân số biển đảo và ven biển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Huê - Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ.
 

Bà Nguyễn Thị Huê - Phó GĐ Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thái Bình.

 
Bà có thể khái quát tình hình công tác dân số của tỉnh Thái Bình  trong những tháng đầu năm 2009?

- Thái Bình là một tỉnh có quy mô dân số lớn (trên 1,9 triệu người); mật độ dân số cao (trên 1.200 người/km2). Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cũng như nỗ lực của cán bộ ngành, tình hình dân số đã được cải thiện đáng kể. Những tháng đầu năm 2009, Thái Bình đã triển khai nhiều mô hình, dự án như: Mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên; Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền vận động, phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh” được triển khai tại 95 xã trong toàn tỉnh; tiểu dự án cung cấp các phương tiện tránh thai; Dự án nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành... Đặc biệt, phải kể đến chiến dịch tăng cường tuyên truyền lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn có mức sinh cao, với kết quả đạt được khá khả quan. Hiện, chúng tôi đang  tiếp tục triển khai Chiến dịch đợt 2 và dự kiến sẽ kết thúc trước ngày 30/10/2009. Tính đến nay, đã có nhiều nội dung dịch vụ đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.

Việc triển khai Đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo tại Thái Bình sẽ mang lại những hiệu quả gì, thưa bà?

- Thái Bình có 2 huyện (Tiền Hải và Thái Thụy) nằm trong diện thụ hưởng Đề án -  đây là cơ hội quý cho người dân vùng biển trong việc thực hiện tốt công tác dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Cũng là cơ hội để người dân được cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, được hưởng thụ kiến thức, biết  tự chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, được tiếp cận với các dịch vụ y tế xã hội cơ bản...

Xét về lâu dài, đầu tư cho Đề án chính là giảm mức sinh, giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, hạn chế tình trạng nạo phá thai không an toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng biển. Đây là một động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, khẳng định ưu thế kinh tế biển của địa phương, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng biển, lãnh thổ tỉnh Thái Bình, góp phần triển khai công tác dân số một cách toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả...
 

Cộng tác viên dân số truyền thông KHHGĐ cho phụ nữ vùng biển (Ảnh: Dương Ngọc).

Những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Đề án là gì, thưa bà?

- Thái Bình là địa phương có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao. Trong đó, dân số ở 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải chiếm 26% dân số cả tỉnh, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2008 của Tiền Hải là 17,54%, của Thái Thụy là 15,05%, cao hơn các huyện khác trong tỉnh và cao hơn cả mức bình quân chung của toàn tỉnh (13,6%). Tỉ lệ nạo hút thai, mắc các bệnh đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục còn cao. Trong số hơn 5.000 trẻ em bị dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ của toàn tỉnh có 1.135 em của huyện Tiền Hải, 1.794 em của huyện Thái Thụy. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong toàn tỉnh là 19,6%, huyện Tiền Hải bằng 20,1% và huyện Thái Thụy là 20%. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở cấp xã còn yếu và thiếu, chưa phù hợp với đặc điểm của địa phương...

Do đặc thù lao động nghề biển, người dân có tâm lý thích sinh đông con, nhất là con trai để có người đi biển, có thêm nhân lực làm kinh tế gia đình... Hơn nữa, kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng tránh viêm nhiễm, phòng ngừa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh... của người dân vùng biển còn hạn chế. Bên cạnh đó, 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải có số bà con theo đạo Thiên Chúa khá đông. Do đặc thù tín ngưỡng và giáo lý nên công tác tuyên  truyền dân số ở những vùng quê này vẫn gặp không ít rào cản không thể khắc phục một sớm một chiều...

Nghề biển mang lại cho ngư dân nguồn thu nhập khá cao. Tuy nhiên, vì làm ăn xa nhà, lại thêm thói quen không tích luỹ, “làm được ăn ngay”, nên tính bền vững  không cao. Có những gia đình cả bố mẹ, con cái đều đi biển hàng tuần, ít có điều kiện ở đất liền, do đó hầu như họ không  được tiếp cận các thông tin truyền thông về chính sách kinh tế, xã hội, chính sách DS- KHHGĐ. Bố mẹ ít có điều kiện tiếp cận với cán bộ địa phương, ít quan tâm đến kiến thức khoa học, con cái cũng chưa được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo...

Từ thực tế ấy, chúng tôi đã xác định những khó khăn cần khắc phục cho đội ngũ tuyên truyền viên khi thực hiện công tác truyền thông dân số tới vùng biển, ven biển. Tuyên truyền KHHGĐ cho người dân vùng đất liền khó một thì tuyên truyền cho bà con đi biển khó mười. Bởi người dân đi biển xa, chỉ có những ngày mưa bão họ mới ở nhà; Chính những ngày đó, cán bộ, CTV dân số lại phải lặn lội đến tuyên truyền, phổ biến cho bà con. Gặp họ đã khó, nói chuyện cho họ hiểu và thực hiện còn khó gấp bội phần! Đây có thể nói là “Khó khăn kép” đối với cán bộ dân số miền biển. Nhưng càng khó khăn bao nhiêu thì càng đòi hỏi sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm bền bỉ của đội ngũ làm dân số bấy nhiêu!

Ngoài việc duy trì, thực hiện một số mô hình, dự án; Đặc biệt là chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ tới các xã trọng điểm của hai huyện, chúng tôi sẽ tiến hành hàng loạt các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông. Dù bề bộn khó khăn, thách thức nhưng chúng tôi đã bắt đầu vào cuộc...

Trân trọng cảm ơn bà!
 

Kết quả trong Chiến dịch đợt 1 trong toàn tỉnh: Tổng biện pháp tránh thai đạt 127% kế hoạch đợt 1, đạt 77% kế hoạch năm; trong đó biện pháp tránh thai lâm sàng đạt 98,9% kế hoạch đợt 1, đạt 60% kế hoạch năm; gói phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản: Khám phụ khoa cho 61.363 lượt chị em, đạt 147,5% kế hoạch Chiến dịch đợt 1, điều trị phụ khoa cho 20,554 lượt chị em,  đạt 137% kế hoạch Chiến dịch đợt 1.

 
Võ Thu (thực hiện)
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top