Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 52 triển khai tại Quảng Ngãi: Truyền thông để người dân thay đổi nhận thức

GiadinhNet - Phổ Châu và Phổ Thạnh là 2 xã nhỏ nhưng số dân và tỷ lệ sinh con thứ 3 cao gần nhất huyện. Dân số Phổ Châu gần 20.000 người, còn Phổ Thạnh là 22.000 dân.

Đề án 52 triển khai tại Quảng Ngãi: Truyền thông để người dân thay đổi nhận thức 1

Một buổi truyền thông KHHGĐ trong khuôn khổ Đề án 52 tại Quảng Ngãi. Ảnh: T.G

 
Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có 6/15 xã vùng biển. Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Quyền Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ huyện, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở vùng biển chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn huyện. Đề án 52 được triển khai đã tác động tích cực đến nếp nghĩ của người dân vùng biển về vấn đề DS-KHHGĐ.

Đông con đi liền thất học

Chúng tôi về Phổ Thạnh. Đến Ủy ban nhân dân xã, đi qua con đường quốc lộ chính, chị Lê Thị Nhàn-  cán bộ chuyên trách DS- KHHGĐ xã Phổ Châu đưa chúng tôi đến cảng Phổ Thạnh-  nơi mà trước đây tàu bè của ngư dân thường dùng làm điểm cập bến sau những chuyến đánh cá dài ngày. Theo người dân nơi đây: Trước kia cảng ở đây rộng lắm, tàu biển ra vào thoải mái, nhưng nay do thiếu đất ở nên dân lấp biển dần, bây giờ cửa biển hẹp, tàu không vào được, phải cập bến nơi khác.
Lên kế hoạch Hành động Chiến lược DS-SKSS 2011

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt kế hoạch hành động chiến lược dân số và SKSS giai đoạn 2011-2015.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược đề ra là phấn đấu đến năm 2015 qui mô dân số toàn tỉnh không vượt quá 1.300.000 người, tốc độ tăng dân số ở mức ổn định 0,9%, giảm tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi xuống 16%o, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 10%, tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt trên 25%, tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 bé trai/100 bé gái…
 
Trang Tuyết

Đi vào các thôn xóm mới cảm nhận được sự đông đúc, chật chội của các gia đình ở đây. Những ngôi nhà xây sát nhau, lấn dần ra lối đi lại, có những đoạn đường chật hẹp chỉ đủ chỗ lách cho một chiếc xe máy. Chị Lê Thị Nhàn cho biết: Thiếu đất ở cũng đồng nghĩa các gia đình không có đất để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Thêm vào đó, tại nhiều hộ, con cái sau khi lập gia đình, ra ở riêng lại xây nhà. Đất đã chật chội nay càng thêm chật. Không có việc làm ổn định, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào những lần ra khơi đánh cá của người đàn ông, thế nhưng tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày, "cố đẻ" vẫn diễn ra khá phổ biến ở đây.

Chúng tôi vào thăm gia đình chị Phan Thị Kim Liên ở thôn Thạnh Bi, xã Phổ Châu. Cả hai anh chị năm nay 42 tuổi. Gia đình có 7 người con, 5 gái, 2 trai. Cháu lớn nhất 19 tuổi, cháu út mới 3 tuổi. Tính ra, mỗi cháu cách nhau 1 năm. Con đông, kinh tế chẳng khấm khá gì, các con chị có nguy cơ không được học hành tử tế. "Đại học à? Con đông làm sao có tiền cho đi học được! Học để biết cái chữ rồi nghỉ đi làm thôi! Đến gạo ăn hàng tháng phải chờ con gái lớn đang vào Đồng Nai làm gửi tiền về. Hai thằng con trai mai mốt cũng cho đi biển đánh cá theo bố!" - chị Liên bình thản nói.

Đi làm đến khi lên bàn đẻ mới nghỉ!

Cũng có hoàn cảnh tương tự, gia đình chị Phan Thị Mỹ Thoại, xóm 4, thôn Thạnh Đức 2 là một trong những hộ nghèo nhất xã Phổ Châu. Ngôi nhà cấp 4 vỏn vẹn 20m2 nhưng là nơi trú ngụ của 8 nhân khẩu.

Theo lời kể của chị Thoại, ngôi nhà này xây dựng hết 30 triệu, trong đó Hội Phụ nữ xã cho vay 15 triệu, còn lại vay mượn thêm họ hàng. Chồng chị đi biển nửa tháng mới về. "Có chuyến may mắn thì được 1- 2 triệu đồng. Có tháng làm chỉ đủ tiền dầu máy. Từ tháng 9- tháng 10, biển động, chồng con nghỉ ở nhà. Quanh quẩn nhìn nhau cả ngày. Cả nhà trông chờ vào số tiền tôi kiếm được từ việc đi mò hàu từ 6 giờ sáng đến tối mịt. Mỗi ngày mò được 2 cân, đem bán cũng được 50.000đ/cân. Chửa 7 đứa, đứa nào tôi cũng làm đến khi lên bàn đẻ mới thôi, đứa này cũng thế..." - chị Thoại vừa nói vừa chỉ tay vào cái bụng đã lùm lùm sắp vượt mặt.

Tôi hỏi thêm: "Chị có sinh thêm nữa hay không?"- "Không biết được nữa, trời cho sao, cứ để vậy..." - chị Thoại thủng thẳng. Chị giải thích rằng: Tôi đặt vòng không hợp, chồng lại không cho uống thuốc. Tôi định đẻ đứa này xong thì đi triệt sản nhưng ông xã bảo triệt làm gì?! Bây giờ gia đình kinh tế khó khăn thì tạm dừng, nếu khá lên, tôi lại đẻ tiếp(?!).

Truyền thông để người dân thay đổi nhận thức

Đất chật người đông, tình trạng người dân phải di cư lên các thành phố lớn kiếm việc làm để tăng thu nhập diễn ra khá phổ biến ở huyện Đức Phổ thời gian qua. Điều này cũng làm nảy sinh không ít vấn đề liên quan đến an ninh xã hội ở địa phương. Theo người dân nơi đây, chị em lên thành phố lớn làm việc như đi giúp việc, bán vé số, bán phở... Con cái gửi hết ở nhà ông bà nuôi. Tết mới về nhà một lần. Trẻ không được chăm sóc, thiếu sự bảo ban chu đáo của bố mẹ.

Được sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Văn Quang- Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGD tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi đến huyện đảo Lý Sơn - địa phương có đặc thù tương tự như huyện Đức Phổ. Dẫn chúng tôi đi thăm huyện đảo, chị Phạm Thị Thu - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cho biết: Huyện đảo có gần 70% dân số sống bằng nghề biển, trong đó phần lớn các đối tượng trong diện tuổi sinh đẻ còn chưa nhận thức tốt về chính sách DS - KHHGĐ, nhiều cặp vợ chồng còn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong sinh được con trai để nói dõi tông đường và có con trai để đi biển. Đây cũng là hệ quả của việc tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm của huyện khá cao. Theo thống kê: Cuối năm 2011, dân số của huyện đảo Lý Sơn là 21.329 người, mật độ dân số là 2.100 dân/km2, gấp 5 lần so với mặt bằng chung của tỉnh.

Để minh chứng cho điều này, chị Phạm Thị Thu đưa chúng tôi đến thăm gia đình bà Đỗ Thị Minh Hương, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn. Vợ chồng bà Hương có 7 người con, thu nhập chủ yếu dựa vào làm nông nhưng hiện gia đình bà đang gặp khó khăn bởi thiếu đất canh tác. "Một người dân sống ở nông thôn phải có nhiều đất mới đảm bảo cuộc sống cho con ăn học, nhưng ít đất quá! 9 cái miệng ăn trong nhà mà chỉ có 100m đất làm sao đủ, mà mùa tỏi năm nay mất trắng rồi, không đủ sống đâu!"-  bà Hương ngậm ngùi.

Để hạn chế việc gia tăng dân số, hiện Quảng Ngãi đã và đang tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách DS - KHHGĐ, tuyên dương những gia đình có con gái học giỏi, thành đạt... Nhưng để giải quyết vấn đề đất đai, việc làm cho người dân ở những vùng có mật độ dân số đông như Đức Phổ, huyện đảo Lý Sơn... vẫn là bài toán làm đau đầu các cấp chính quyền địa phương.
Ngành dân số Quảng Ngãi đang rốt ráo triển khai công tác để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc KHHGĐ.  
 

Trao đổi với chúng tôi các nội dung Đề án 52 đã triển khai sau 3 năm, ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ngãi nói: Chúng tôi đã triển khai 4 hoạt động đạt hiệu quả như thành lập đội tuyên truyền, dịch vụ lưu động. Thực hiện Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh thực hiện thí điểm ở Mộ Đức đã bước đầu thành công, trường hợp nguy cao được theo dõi và tư vấn riêng. Phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và tình dục, đã thành lập câu lạc bộ SKSS tại các thôn. Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện, thông tin quản lý, hệ thống điểm về quản lý dân cư tại Lý Sơn, nhập quản lý dân cư từ xã chuyển về huyện, huyện lên tỉnh. Đó là điểm mới vì trước đây xã không có hoạt động nhập dữ liệu.

 
Thu - Hương
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top