Đổi mới các phương thức tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai
Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và số người sử dụng các biện pháp tránh thai ở nước ta đang ngày càng tăng lên. Nếu không thực hiện tốt tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, nhiều vấn đề về sức khỏe, kinh phí sẽ ảnh hưởng rất lớn….
Một chương trình đầy ý nghĩa
Mục tiêu của chương trình TTXH các PTTT là cung cấp đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các phương tiện tránh thai có chất lượng cho các đối tượng sử dụng, giúp các cặp vợ chồng tránh mang thai ngoài ý muốn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm sinh, giảm nạo phá thai, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em của Chương trình DS-KHHGĐ và các mục tiêu khác liên quan đến nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hai thập kỷ qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ, từng bước đẩy mạnh tiếp thị xã hội các PTTT lâm sàng (viên uống tránh thai, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai và thuốc cấy tránh thai), nhiều người dân đã có nhận thức và hành vi tốt hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình. Nhiều người đã chuyển thói quen từ nhận miễn phí sang tự chi trả một phần chi phí vì quyền lợi của cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội, góp phần từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ, vì hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước.
Cần đào tạo kỹ năng cho cán bộ tiếp thị xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng trên, hiện nay 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã phân công bộ phận TTXH do lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ phụ trách. Có 8 tỉnh thành lập Ban Quản lý TTXH các PTTT từ tỉnh đến huyện. Ở tuyến huyện, có 611/697 huyện, quận phân công bộ phận TTXH do lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGD phụ trách. Còn ở tuyến xã, có 5.608/11.121 xã có cán bộ thực hiện TTXH là cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số...
Theo số liệu mới nhất, kết quả thực hiện TTXH tính đến tháng 7/2013 đã đạt tiến độ, số lượng giao nhận bao cao su Night Happy ước tính hơn 12 triệu chiếc so với kế hoạch năm là gần 20 triệu. Tuy nhiên, các chương trình TTXH trước kia chủ yếu là cấp miễn phí cho người sử dụng để tạo thói quen sử dụng các PTTT nhằm kiểm soát tỷ lệ sinh, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Nhưng các chương trình miễn phí như thế thường không bền vững do ngân sách có hạn và do khả năng đo lường hiệu quả của cạnh tranh không cao. Do đó, nhu cầu phải TTXH các PTTT theo cách bán hàng trợ giá đã và đang tăng lên. Hơn nữa, sản phẩm cho không thường bị hoang phí và ít được coi trọng vì tâm lý nhiều người cho rằng sản phẩm phát miễn phí thường là hàng kém chất lượng.
Mới đây, tại Hội thảo Chuyên đề công tác DS-KHHGĐ năm 2013 do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức (tại Phú Thọ và Kiên Giang), nhiều báo cáo, tham luận đã đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác TTXH các PTTT tại thực tế địa phương.
Theo lãnh đạo một số địa phương, đối tượng sử dụng chưa có thói quen trả giá cho các phương tiện tránh thai trong KHHGĐ dù giá đã rất rẻ. Tâm lý chung vẫn muốn miễn phí. Bên cạnh đó, nhãn hiệu Night Happy là nhãn hiệu mới xuất hiện trong công tác TTXH các PTTT (lưu hành chưa được một năm), bước đầu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, chuyển đổi hành vi sử dụng các PTTT từ cung cấp miễn phí sang chi trả một phần để mua sản phẩm của khách hàng…
Ngoài ra, chi phí hoa hồng TTXH lại thấp, chưa khuyến khích được người bán lẻ trong hệ thống phân phối cộng đồng...
Bên cạnh đó, 100% các chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố tuy đã thành lập bộ phận TTXH nhưng đại đa số cán bộ TTXH kiêm nhiệm, hầu hết chưa có chuyên môn nghiệp vụ về TTXH. Theo ý kiến của ông Nguyễn Khắc Bình - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Phú Thọ, cần tổ chức tập huấn cho các cán bộ dân số và các cộng tác viên dân số để những người này thực sự có trình độ, kiến thức, am hiểu, từ đó làm tốt công tác TTXH, dễ thuyết phục được người dân thay đổi hành vi sử dụng các PTTT... Ý kiến này được đông đảo những người thực hiện TTXH cơ sở đồng tình hưởng ứng.
Ông Nguyễn Văn Sai - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGD tỉnh Hải Dương cho rằng: Để khắc phục những hạn chế, khó khăn nói trên cần có sự đầu tư trong công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiếp thị về các PTTT, đặc biệt trên hệ thống thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt phải luôn xác định TTXH các PTTT là một nhiệm vụ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công công tác DS-KHHGĐ trong những năm tới.
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.
Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcPhụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.
Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCác nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.
Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng
Dân số và phát triển - 5 năm trướcCác tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.
Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcKết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.
Cho tương lai phát triển bền vững
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcGiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.
Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcTheo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.
Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcPhụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.
Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcNghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.
Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ
Chất lượng cuộc sống - 10 năm trướcMàng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.
Những phụ nữ không nên uống thuốc tránh thai
KHHGĐThuốc tránh thai có estrogen và progesteron làm cho quá trình thụ thai không diễn ra như sinh lý bình thường: Trứng không rụng, không thụ tinh hoặc đã thụ tinh nhưng không làm tổ được đúng vào giai đoạn thích hợp nên không có thai.