Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói về công tác DS-KHHGĐ sau 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số: Năm thành tựu, bốn khó khăn

GiadinhNet - “Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, tôi rất vui mừng dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số. Tôi luôn ý thức rằng, vấn đề dân số là vô cùng quan trọng. Chúng ta đang làm một việc mà 30 năm nữa, 50 năm nữa con cháu sẽ biết ơn chúng ta đã làm những việc hôm nay như thế nào…”.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói về công tác DS-KHHGĐ sau 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số: Năm thành tựu, bốn khó khăn 1

Ngành DS- KHHGĐ đã có rất nhiều nỗ lực trong việc truyền thông nâng cao chất lượng sống cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu như trên tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/9/2013. Báo GĐ&XH trân trọng giới thiệu một số nội dung nổi bật của bài phát biểu quan trọng này.

Sinh đẻ không còn chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình!

...Bài học kinh nghiệm được rút ra từ những năm qua là chuyện sinh đẻ không còn chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình nữa mà là tương lai của đất nước. Tôi chỉ nói gọn lại thành 5 thành tựu nổi bật của công tác dân số sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số:

Thứ nhất, năm 1960 trung bình mỗi bà mẹ Việt Nam đẻ tới 6,4 con, đến 2002 trước khi có Pháp lệnh Dân số là 2,28 con. Cách đây 8 năm, chúng ta đạt được mức sinh thay thế (tức 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ) và duy trì được trong suốt 8 năm qua, như vậy là rất tốt. Hiện nay, tổng tỷ suất sinh của TP Hồ Chí Minh là 1,33 con, nếu để việc này kéo dài sẽ không tốt. Nơi mà thu nhập cao, đời sống cao thì lại đẻ ít. Phải vận động việc sinh đẻ con vì gia đình và cũng vì đất nước.

Thứ hai, chúng ta đã có được cơ cấu “dân số vàng” từ 2007. Nếu 40 năm nữa mà vẫn có được cơ cấu “dân số vàng”, tức là ít nhất có 66% số người trong tuổi lao động “nuôi” 33% số người phụ thuộc thì ổn định được nguồn nhân lực, chăm sóc được người cao tuổi và trẻ em, Quỹ bảo hiểm xã hội cũng cân bằng được. Tôi gửi gắm Bộ Y tế và các Bộ, ngành khi xây dựng Luật Dân số, có chính sách, giải pháp để kéo dài thêm thời gian “dân số vàng”, có thể đến năm 2061, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Quyết định đầu tiên về chính sách dân số thì rất tốt...

Thứ ba, là mình sống thọ hơn mặc dù chưa giàu. Trong vòng 50 năm, tuổi thọ người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi. Thành tựu này rất đặc biệt. Những năm trước đây, mặc dù đất nước đang còn nghèo khổ, chiến tranh nhiều năm nhưng bình quân mỗi năm người dân Việt Nam lại sống lâu thêm 0,6 tuổi.

Thứ tư, là tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi giảm đáng kể, từ 21‰ (năm 2003) xuống còn 15,8‰ (năm 2012).

Thứ năm, là tỷ suất chết bà mẹ đã giảm từ 85 trên một trăm nghìn trẻ sinh ra sống (năm 2003) xuống còn 68 trên một trăm nghìn trẻ sinh ra sống (năm 2010). Năm thành tựu của chính sách dân số trong thời gian vừa qua rất quan trọng, rất đáng tự hào! Chúng ta đạt được thành tích như vậy, bên cạnh sự nỗ lực của Đảng, chính quyền và nhân dân còn có sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế...

Cần tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy lợi thế

Về quản lý, khi thiết kế các chương trình, chính sách về dân số, chúng ta phải cố gắng duy trì cơ cấu dân số “vàng” đến năm 2061, tức là 50 năm kể từ 2011, tức là đầu nhiệm kỳ của Đại hội Đảng XI, để 50 năm nữa hình thành tập quán, thói quen không cần chính sách, mỗi gia đình cũng đẻ 2 con.

Phải tính đến việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, càng ngày sống càng lâu hơn thì phải đi làm mới vui, nếu sống lâu hơn mà thời gian làm việc ngắn thì vừa lãng phí, lại vừa ít người đi làm nuôi người không đi làm. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng với các bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ Nghị định điều chỉnh tuổi về hưu để phát huy được lợi thế này.

Qua báo cáo của Bộ Y tế, tôi thấy nổi bật lên 4 khó khăn do kết quả không đồng đều. Đối với tổng tỷ suất sinh, tổng thể thì hơn hai cháu một chút trên một bà mẹ là tốt, nhưng không đồng đều. Có một số địa phương cao, nhưng đặc biệt một số địa phương lại thấp. Các địa phương thấp làm sao kéo lên, đừng để nằm lâu quá cỡ 1,33 - 1,5 rồi không lên được nữa.

Thứ hai là mất cân bằng giới tính khi sinh, việc này rất nguy hiểm. Hiện nay, tỷ lệ cả nước là 112,3 và xu hướng còn lên 115 đến năm 2020. Cả nước đã mất cân bằng, nhưng trong một số địa phương lại rất mất cân bằng. Hưng Yên, Hải Dương lại có tỷ lệ mất cân bằng cao nhất cả nước. Vừa rồi đã có tiến bộ nhưng rất mong các tỉnh lưu ý việc này. Thứ ba là tỷ suất chết của trẻ dưới 5 tuổi không đồng đều, vùng miền núi còn chết nhiều. Thứ tư là việc hỗ trợ để chăm sóc người cao tuổi cũng không đồng đều, chỉ ở các thành phố có điều kiện, còn ở vùng núi thì điều kiện chăm sóc người cao tuổi còn rất hạn chế.

Bài học quí báu cho sự  phát triển

... Chúng ta làm chính sách dân số mới, cần lưu ý những bài học kinh nghiệm kể cả kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm không thành công của các nước trên thế giới như của Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Nếu những chính sách về dân số không hợp lý, không kịp thời thì việc đảo ngược lại sẽ rất khó.

Những quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào, có đào tạo tốt là một lợi thế, chẳng những làm việc ở nước của mình mà còn có thể đưa lao động mình sang làm việc ở nước khác. Duy trì đội ngũ lao động ở một quy mô nhất định là một lợi thế trong toàn cầu hóa. Một nước tuy còn nghèo nhưng có nguồn nhân lực tốt, có đào tạo, hạ tầng đáp ứng, môi trường chính trị ổn định thì nước giàu sẽ mang vốn, công nghệ đến. Đây là lợi thế của nước ta.

Bài học thứ hai, người Việt Nam chúng ta có truyền thống con cái chăm lo, chăm sóc cho cha mẹ cho nên có con là một điều hạnh phúc cho tương lai. Nhiều nước công nghiệp hóa, họ có tập quán là người già đi vào viện dưỡng lão, con không chăm cha mẹ, không ở với cha mẹ. Chúng ta còn truyền thống này là rất tốt, cần phát huy, không để mất.

Trong công tác dân số, ngành Y tế cùng với ngành Giáo dục khi dạy giáo dục công dân từ phổ thông, phải dạy về hạnh phúc gia đình, mỗi người cần phải có gia đình, có con. Từ trước đến nay chúng ta dạy làm công dân tốt chứ chưa chú ý dạy làm bố mẹ tốt, bố mẹ tốt là phải biết sinh đẻ vì lợi ích của gia đình, của đất nước. Phải giáo dục ngay từ bậc học phổ thông là muốn đất nước phát triển bền vững thì dân số phải phát triển bền vững. Tiếp đến là phải xây dựng một hệ thống chính sách để mỗi gia đình có hai con là những gia đình hạnh phúc nhất, có lợi nhất. Mọi chính sách hướng tới chỗ có con không bị thiệt, mà có con là có lợi, đặc biệt có hai con là có lợi nhất.

* Tựa bài và các tít phụ do GĐ&XH đặt.
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 4 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top