Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng “cứu” quần áo, mì tôm nữa...

Thứ sáu, 11:25 12/11/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Đằng sau những chuyến hàng cứu trợ, có cả tá câu chuyện oái oăm.

 
Người dân vùng "rốn" lũ miền Trung đã và đang sống trong sự đùm bọc, yêu thương của nhân dân cả nước. Đã có những tổ chức, cá nhân kịp thời mang đến cho họ thuốc men, đồ dùng sinh hoạt… giúp họ vượt qua hoàn cảnh hiện tại. Nhưng đằng sau những chuyến hàng cứu trợ, có cả tá câu chuyện oái oăm.
 
"Nạn" quần áo
 
Người dân trực tiếp nhận quà của các tổ chức cứu trợ.
 

Tin từ Chi cục phát triển nông thôn Quảng Bình, trong 2 trận lũ lịch sử vừa qua, thôn Yên Thọ (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa) đã bị chìm trong nước lũ từ 5 -7m, cá biệt có nơi gần 15m gây thiệt hại nặng nề đối với người dân. UBND tỉnh Quảng Bình đang lập kế hoạch di dời khẩn cấp 400 hộ  dân ở các thôn 1, 2, 3, 4 và 5 vùng Yên Thọ sang vùng Rì Rị của xã Tấn Hóa để ổn định đời sống cho người dân trong mùa mưa lũ. Dự  kiến tổng số vốn đầu tư xây dựng khu tái định cư và hỗ trợ người dân ổn định đời sống khoảng 60 tỷ đồng.

Đợt lũ lịch sử xảy ra, nhiều tổ chức, cá nhân và tập thể đã có mặt ngay vùng "rốn" lũ, mang theo nào tiền bạc, mì tôm, gạo, quần áo... để chia sẻ với người dân. Oái oăm thay, khi mang quần, áo cũ đến với người dân, có đoàn cẩn thận phân loại, có đoàn để nguyên đai nguyên kiện và chia trực tiếp tại địa phương. Ai dùng vừa cỡ nào thì lấy cỡ đó. Ông Cao Văn Hùng ở xã Minh Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) thuộc gia đình thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua. Hay tin có đoàn cứu trợ về, ông cố chen chân để hy vọng nhận được cái quần, cái áo "chi viện" nào đó mặc vừa cơ thể ốm nhom sau lũ. Vậy nhưng thử đi thử lại chẳng có cái nào vừa cả, ông đành lắc đầu nói: "Cỡ to quá, chắc có Tây mới mặc được!".
 
Chưa dừng lại ở đó, đoàn tiếp theo cũng vừa đến và lại tiếp tục là những thùng quần, áo cứu trợ. Có đoàn không có thời gian nên đành giao và ủy thác tất cả lại cho xã để mang hàng cứu trợ đến xã khác, có đoàn lại cố chờ và hy vọng người dân đến nhận giúp... Cứ thế, quần áo cũ mang về cho bà con vùng lũ ngày một nhiều nhưng có lẽ chỉ làm "khó" bà con chứ cũng không giúp được gì nhiều.
 
Nơi thừa, nơi thiếu
 

Một nhà dân bị đổ sập hoàn toàn sau lũ.

 
Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phúc - Hiệu trưởng Trường THCS Lưu Trọng Lư (Bố Trạch, Quảng Bình) tâm sự: "Học sinh của trường phần lớn là con em của những vùng bị ngập lụt nặng ở xã Hạ Trạch. Sau đợt lũ vừa qua, một số đơn vị đã về trường trao hàng cứu trợ giúp các em học sinh. Trong đó có đơn vị mang đến 200 chiếc cặp. Căn trên xét dưới, giáo viên của trường đã chọn ra 200 em có hoàn cảnh khó khăn để trao. Thế là còn 153 học sinh nữa đành phải "chờ" các đơn vị cứu trợ. May thay, hôm vừa rồi có đoàn học sinh ở TPHCM tặng trường 200 cái cặp nữa. Thật là may cho các em học sinh còn lại, cuối cùng cũng đã có cặp đi học".
 
Không chỉ dừng lại ở áo quần, sách vở... mà nhiều đoàn còn tổ chức mua, gom nhiều cơ số thuốc chữa bệnh đến cứu trợ cho bà con. Đoàn trước đến trao những loại thuốc chữa bệnh, làm sạch nước và môi trường nhưng trao chưa xong thì đoàn sau đã tới. Thuốc chồng lên thuốc nên nhiều đơn vị đã tự nhận thuốc về cho nhân dân, không thông qua cán bộ y tế dự phòng cũng như cán bộ huyện nên xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Chuyện xảy ra ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), trong 2 ngày có 2 đoàn cứu trợ đến khám chữa bệnh và mang 2 cơ số thuốc tặng UBND xã nhưng phía y tế dự phòng chưa nắm được. Vậy là cán bộ y tế dự phòng huyện mang thuốc xuống cho xã nhưng đành chở quay về huyện vì cơ số thuốc đã dư thừa.
 

Công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng do lũ tại Hưng Nguyên.

 
Đối với bà con vùng thường xuyên ngập lũ, sự chia sẻ với họ, đôi khi một câu hỏi động viên là đủ. Còn những thứ vật chất phục vụ cho sinh hoạt thì cũng tốt nhưng tất cả chỉ được một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Còn điều quan trọng nhất đó là cách giúp họ có điều kiện phục hồi sản xuất để đảm bảo cuộc sống lâu dài. Hiện tại, những người dân vùng rốn lũ rất cần được sự giúp đỡ về cây giống, con giống để họ khôi phục sản xuất. Mong rằng sự quan tâm của các tổ chức sẽ giúp đỡ người dân đứng dậy sau trận lũ lịch sử này...
 
Xin cứu trợ những thứ thiết thực
 

Ông Dư Xuân Định: Dân cần nhất sau lũ là phân bón và cây giống.

Tại sân UBND xã Hưng Lam (Hưng Nguyên, Nghệ An), khi nhận quà cứu trợ, chị Phạm Thị Lý, ở xóm 6 đã khóc. Chị cho biết, hiện chồng chị đã mất vì ung thư, mình chị gánh nặng 5 con thơ. Cháu nhỏ nhất là Dư Thị Thương, 10 tuổi, sau lũ đang bị ốm đang phải điều trị ở nhà. Chị Lý bảo, mấy ngày nay không có cái gì bồi bổ cho con. Cái gì cũng thiếu nhưng điều chị cần nhất bây giờ lúa giống và phân bón cho mùa vụ sắp tới.
 
Ông Dư Xuân Định, ở xóm 7 Hưng Lam bày tỏ: "Được các nhà hảo tâm giúp cái chi là quý cái nấy rồi nhưng mong cấp trên xem xét, thay vào mì tôm, nước mắm... thì hãy cứu trợ cây, con giống, phân bón. Những nhà nào bị hư hỏng, sập đổ được hỗ trợ xi măng, vật liệu thì quý biết mấy. Bởi đó là những thứ người dân cần trong lâu dài".
 
Đại diện cho nhiều hộ dân ở vùng lũ xóm 7, ông Dư Xuân Bằng, xóm trưởng cho biết: "Hiện tại, nhiều hộ dân muốn gieo trồng lại lúa, hoa màu và các cây ngắn ngày để cải thiện nhu cầu thực phẩm trước mắt cũng không thể kiếm đâu ra hạt giống để canh tác. Cứu trợ có thể giúp tránh đói hiện thời nhưng không thể khiến người dân ấm no dài lâu". Ông Bằng ao ước: "Giá như được các tổ chức, đơn vị cấp trên hỗ trợ cho dân vùng lũ một nhà ở cộng đồng thì hay biết mấy. Khi lũ dâng thì có nhà cho người già, trẻ em tránh lũ. Chứ khi nước dâng lên nhanh, nan giải nhất là người già và trẻ em".
 
Nhiều gia đình vùng lũ Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) cũng chung tâm sự: "Cứ mỗi lần thấy xe chở hàng cứu trợ miền Trung về tới tận xóm trực tiếp trao những gói hàng cứu trợ đến tận tay người dân là dân mừng lắm. Dù là một cái quần áo cũ, hay một gói mì tôm đến tận tay người dân cũng quý lắm rồi. Nhưng xin các nhà hảo tâm hãy thương thì thương cho trọn. Mỗi lần về với dân xin hãy chia sẻ và thấu hiểu. Vẫn biết "lụt thì lụt cả làng" nhưng có rất nhiều gia đình sau lũ nhà cửa bị cuốn trôi, đổ sập hoàn toàn. Dân chúng tôi vẫn mong sẽ có những ngôi nhà của trái tim đồng bào cả nước dành cho những gia đình bị thiệt hại vì lũ".
 
Tâm sự với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Thủy bộc bạch: "Cam go nhất hiện nay là lo vấn đề giống vụ mới cho dân. Sau lũ, người dân nơi đây cũng đang gặp nhiều khó khăn lắm, thú thật kể cả thức ăn cho trâu bò bây giờ cũng nan giải. Rơm rạ hư, cỏ xanh thì ngập chết hết, người dân vùng ngập lụt Hương Thủy giờ đang rất khó khăn trong việc chăn nuôi gia súc. Trước mắt, xã đang chỉ đạo tiến hành khẩn trương triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân và chỉ đạo người dân trồng cỏ để chăn nuôi”.
 
Nhân dân  vùng rốn lũ cần gì?
 
"Người dân trắng tay sau lũ, cái gì cũng thiếu. Cốc, chén, bát, xong, nồi, chảo, những dụng cụ cho bếp núc để duy trì cuộc sống".
 
Ông Võ Huy Thìn - Chủ tịch Mặt trận xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh)
 
"Gần 50ha ruộng ở xã Đức Giang bị sa mạc hóa, nguy cơ trở thành cánh đồng chết, nên chúng tôi muốn được giúp đỡ khôi phục lại đồng ruộng".   
 
Ông Bùi Duy Hoàn - Bí thư Đảng ủy xã Đức Giang (Vũ Quang, Hà Tĩnh)
 
"Tôi ước có cỏ cho trâu bò ăn. Rơm, rạ bây giờ bị cuốn trôi hay ngâm trong lũ sạch trơn. Mùa rét, chưa biết lấy chi cho gia súc ăn và nằm đây".  
 
Ông Nguyễn Xuân Hội (Đức Đồng, Đức Thọ, Hà Tĩnh)
 
"Chúng tôi cần di dời nghĩa địa Động Côi đến nơi an toàn. Vừa qua, lũ cuốn mồ mả khủng khiếp quá".  
 
Anh Trần Quốc Việt (xóm Bình Quang, Đức Liên, Vũ Quang)
 
"Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Khê, Vũ Quang có hàng chục người bị nước ăn chân, lở loét, điều trị rất khó lành. Rất cần có thuốc đặc biệt để điều trị". Đó là tâm nguyện nhiều người dân vùng rốn lũ.
 
Ở Hà Tĩnh, giá cả sau lũ leo thang từ 20% đến 100%. Rau cải 15.000 đồng/1kg; Thịt lợn tăng giá thêm từ 4.000 đồng đến 10.000 đồng/kg; Các thực phẩm như cá tăng giá từ 20 đến 50%; Mì tôm liên tục tăng giá, từ 62.000 đồng lên 65.000 đồng và hiện tại là 70.000 đồng/thùng… Sau lũ, gia sản mất trắng, khan tiền mà giá cả tăng vọt, nhân dân vùng rốn lũ vô cùng lo lắng.  
 
Văn Vỵ
 
Vĩnh Quý - Hồ Hà
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mang súng và ma tuý từ Lào về Việt Nam

Mang súng và ma tuý từ Lào về Việt Nam

Pháp luật - 41 phút trước

GĐXH - Lực lượng chức năng Hà Tĩnh vừa phát hiện đối tượng Tống Thanh Phong đang mang ma túy và súng từ Lào về Việt Nam để sử dụng.

Tạm đóng cầu phao Phong Châu do nước sông Hồng lên cao, chảy siết

Tạm đóng cầu phao Phong Châu do nước sông Hồng lên cao, chảy siết

Đời sống - 44 phút trước

Do nước lũ ở thượng nguồn đổ về, mực nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn nên Lữ đoàn 249 tạm thời cắt cầu phao từ 5 giờ sáng 25/5 cho đến khi có thông báo mới.

Toàn cảnh Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Toàn cảnh Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời sự - 1 giờ trước

Vào lúc 7 giờ ngày 25/5, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.

Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng 25/5, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của đồng chí.

Điểm danh những nơi mưa rất to do khối không khí lạnh tràn về

Điểm danh những nơi mưa rất to do khối không khí lạnh tràn về

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường, mở rộng ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Nhiều nơi có mưa to với lượng mưa hơn 180mm.

Tin sáng 25/5: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục có mưa; chuyên gia truyền nhiễm chỉ ra điều cần lưu ý nhất khi COVID-19 trở lại

Tin sáng 25/5: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục có mưa; chuyên gia truyền nhiễm chỉ ra điều cần lưu ý nhất khi COVID-19 trở lại

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/5, không khí lạnh được tăng cường, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.

Giáo viên dạy Toán mách nước ôn thi trong giai đoạn nước rút đạt điểm cao vào lớp 10

Giáo viên dạy Toán mách nước ôn thi trong giai đoạn nước rút đạt điểm cao vào lớp 10

Giáo dục - 3 giờ trước

Các giáo viên dạy Toán chia sẻ, trong những ngày sát ngày thi chính thức vào lớp 10 tại Hà Nội, học sinh không nên quá lo lắng và ôn tập một cách ôm đồm, thức quá khuya, dậy muộn. Cần có thời gian biểu trong ngày hợp lý, phù hợp với nhịp sinh học của những ngày thi.

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hà Nội

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Vào lúc 7h ngày 25/5/2025, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.

Bảng lương giáo viên mầm non sắp có sự thay đổi khi tăng phụ cấp ưu đãi?

Bảng lương giáo viên mầm non sắp có sự thay đổi khi tăng phụ cấp ưu đãi?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên mầm non dự kiến tăng từ 35% lên 45-80%. Khi đó, bảng lương, tổng thu nhập của giáo viên sẽ có thay đổi?

Tóm gọn băng trộm 'móc' 319 điện thoại của người dân tại chùa Tam Chúc

Tóm gọn băng trộm 'móc' 319 điện thoại của người dân tại chùa Tam Chúc

Pháp luật - 12 giờ trước

Lợi dụng sự kiện đông người tới chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc (Hà Nam), băng trộm chuyên nghiệp đã lấy cắp 319 chiếc điện thoại của người dân.

Top