Gần 40 năm được cúng giỗ, người đàn ông đột nhiên trở về
GiadinhNet - Sau gần 60 năm biệt xứ, ông Trần Hùng (SN 1941, ở phố Chợ Khâm Thiên, Hà Nội, nay sống ở Tây Ninh) đã được gia đình lập bàn thờ cúng giỗ vì nghĩ đã hy sinh. Trong khi đó, ở phương xa, ngày đêm ông Hùng không nguôi nỗi nhớ, mong một lần được gặp lại gia đình, quê cha đất tổ cho thỏa lòng trước khi nhắm mắt xuôi tay...

Những ngày phiêu bạt
Hơn một năm đã trôi qua, nhưng giờ ngồi ôn lại ngày ra Hà Nội tìm gia đình, anh em, họ hàng, ông Hùng vẫn đầy cảm xúc. Có khi ông nghẹn lại vì xúc động, lúc ngậm ngùi nhớ về những ngày lang thang sống kiếp bụi đời.
Cha mẹ là người gốc Hà Nội, ông Hùng sinh ra đúng thời đất nước tao loạn, đói nghèo bám riết. Lên 5, 6 tuổi, ông Hùng mồ côi cả cha lẫn mẹ, anh em ruột mất hết vì đói rét, bệnh tật, một mình ông bơ vơ, rồi phải vào trại trẻ mồ côi Khâm Thiên. Thương đứa cháu nhỏ côi cút, ông Trần Văn Lai (anh trai của mẹ) đã vào trại trẻ mồ côi đón cháu về nhà nuôi dưỡng. Khi đó ông Lai là công nhân nhà ga xe lửa Gia Lâm, vợ ở nhà nội trợ. Cả gia đình hơn chục người trông chờ vào đồng lương còm cõi của ông Lai nên sống vá víu, nghèo khổ.
“Khi đã ý thức được cuộc sống, tôi thấy mặc cảm vì là kẻ không cha mẹ, sống bám vào gia đình nhà bác. Tôi quyết định bỏ đi không một lời từ biệt. Những ngày đầu, tôi lang thang khắp đầu đường xó chợ, có gì ăn nấy, gặp đâu ngủ đấy. Đến năm 1958, lúc đó 17 tuổi, tôi xin vào làm công nhân đường sắt tuyến Đông Anh – Thái Nguyên. Từ đây cuộc sống mới đỡ vất vưởng, tôi tự lao động kiếm tiền nuôi thân”, ông Hùng nhớ lại.
Làm công nhân đường sắt được 5, 6 năm, nỗi cô đơn không người thân thích khiến ông Hùng quay lại phố Khâm Thiên, rồi phố Sinh Từ (phố Nguyễn Khuyến ngày nay) tìm người thân. “Nhưng rất tiếc, không còn ai ở đó nữa. Tôi tìm đến ngôi nhà ở ngõ 13, ra đón tôi là một chủ nhà khác. Tôi hỏi về anh Bảo (con ông Lai), rồi những người thân trong gia đình nhưng không ai biết. Ông chủ nhà bảo, hình như họ chuyển về Thái Bình. Thất vọng, buồn bã, tôi quay lại làm công nhân đường sắt, đến năm 1967 thì xung phong vào chiến trường miền Nam”, ông Hùng kể.
Sau giải phóng miền Nam, ông Hùng phục viên với tấm thẻ thương binh, rồi quyết định ở lại vùng biên giới Việt Nam – Campuchia mưu sinh. Hai bàn tay trắng, không người thân, sức khỏe yếu, ông Hùng rất chật vật mới kiếm đủ cái ăn. Ông không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ cho đến năm 1982, khi đã có một ít vốn liếng trong tay và bước qua tuổi 40, ông mới xây dựng gia đình với bà Lâm Thị Hương (SN 1958). Hai vợ chồng ông Hùng định cư luôn ở huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh), phải làm thuê, làm mướn khắp nơi nuôi 5 người con. Hiện những người con của ông đã lập gia đình, công việc ổn định.
Giọng xúc động, ông Hùng kể lại: “Sau những buổi đi làm thuê mệt nhọc, đêm về tôi không thể nào trọn giấc. Những ký ức về Hà Nội, con phố Khâm Thiên, những người anh họ, bạn bè khiến tôi day dứt. Nhưng cuộc sống bộn bề, con thì đông, kinh tế eo hẹp, tiền đâu để đi?”.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, khi con cái đã phương trưởng, bản thân bước sang tuổi “thất thập cổ lai hi”, ông mới trải lòng với con cháu về nỗi khổ tâm của mình: “Tuổi ba đã cao nhưng cũng phải tìm về gốc gác tổ tiên, để sau này con cháu còn biết tìm về cội nguồn”. Hiểu được tâm tư sâu thẳm của chồng, bà Hương cùng các con góp tiền rồi cử người con gái thứ hai đang làm ở TP HCM cùng bố ra Hà Nội tìm lại người thân.
Cuộc đoàn tụ đầy nước mắt
Ông Hùng nhớ lại: “Ra đến Hà Nội, hai bố con nghỉ ở khách sạn Sài Gòn – Kim Liên. Hôm đó là ngày 22/4, tôi bảo với con gái nghỉ ngơi, tôi đi một vòng phố phường. Tôi hỏi đường về những nơi mình từng sống, nhưng 50 năm rồi, quá khác biệt. Xưa đường Kim Liên, Xã Đàn là ruộng lúa, ruộng rau chứ có phải đường to như bây giờ! Con đường, ngõ phố thay đổi quá nhiều. Lang thang đến Đình Kim Liên, tôi dừng chân hỏi một phụ nữ có phải người Khâm Thiên không? Người đó bảo “tôi là gốc Khâm Thiên”. Tôi hỏi tiếp, có biết ngõ 13 Trung Phụng không? Người đó bảo biết, rồi đưa tôi vào đó. Qua trò chuyện, người này cũng biết bà Dần là con gái của ông Lai. May rủi thế nào, vào ngõ 13, hỏi một người phụ nữ khác đang bán nước về ông anh Trần Văn Bảo thì người này cho biết là thông gia. Rồi qua điện thoại, anh em nhận ra nhau. Nhưng vì ông Bảo đang ở xa nên con dâu ông ấy đưa tôi sang nhà ông Trần Văn Lợi (một người con của cụ Lai). Gặp mặt nhau nhưng anh Lợi không nhận ra tôi, bởi lúc tôi bỏ nhà đi, anh ấy còn nhỏ lắm”, ông Hùng nhớ lại.
Anh em cứ thế ôm nhau mà khóc như hai đứa trẻ. Câu đầu tiên mà ông Trần Văn Lợi thốt ra là: “Trần Hùng mà bao năm qua gia đình vẫn thờ và cúng giỗ đây mà”. Chỉ chờ có vây, ông Lợi lấy điện thoại gọi khắp nơi cho anh em họ hàng báo tin vui. Gặp nhau sau gần 60 năm xa cách, cả khách lẫn chủ mừng mừng, tủi tủi.
Sau giây phút xúc động, ông Lợi đưa ông Hùng lên bàn thờ thắp hương. Ông Lợi lấy gia phả, gạch tên ông Hùng khỏi danh sách những người được… cúng giỗ hàng năm. Ông Lợi kể lại: “Sau khi ông Hùng bỏ đi, cả gia đình đi tìm nhưng không được. Sau này, có nghe tin ông ấy đi bộ đội nhưng không ai biết ông ấy đóng quân chỗ nào. Khi đất nước thống nhất, một người hàng xóm về nói với gia đình là gặp ông Hùng trong chiến trường Tây Nguyên nhưng sau đó đã hi sinh. Gia đình lập bàn thờ, lấy ngày Rằm tháng Bảy là ngày giỗ”.
Không cầm được nước mắt, ông Hùng nhớ lại: “Gặp lại được anh em, họ hàng sau bao nhiêu năm xa cách, tôi như được sống thêm lần nữa. Khi đi trai tráng, khi về gặp lại người mất người còn, ai trẻ nhất thì trên đầu đã hai thứ tóc. Cuộc đời tôi như vậy mãn nguyện rồi, con cái đã có nơi tìm về cội nguồn”.
Ông Hùng cùng con gái ở lại Hà Nội gần một tháng để thăm lại những nơi ông từng mưa sinh gần 60 năm về trước. “Hà Nội ngày xưa và Hà Nội ngày nay khác nhau lắm. Nhưng với tôi, mọi thứ đều rất gần gũi, thân thương”, ông nói.
“Cứ nghĩ đến lúc cuối đời, khi nằm xuống liệu có tìm lại được người thân, họ hàng không khiến lòng tôi day dứt. Ngày bé, vì tự ái bản thân, tôi đã đánh mất đi người thân, phải tha phương cầu thực. Được gặp lại mọi người, thấy ai cũng khỏe mạnh, tôi vui mừng, hạnh phúc lắm. Giờ giấc ngủ của tôi đã tròn trịa hơn, dù có đi về bên kia trong nay mai vẫn thấy an lòng”, ông Hùng nói.
Nhật Minh

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 4 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.