Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giá các mặt hàng tiêu dùng vẫn cao: Cần chống độc quyền tư nhân

Thứ sáu, 13:18 05/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Trước đây, khi xăng tăng giá, nhiều thứ hàng hoá lần lượt tăng giá theo. Đến nay, giá xăng ở Việt Nam đã giảm, người dân vẫn buộc phải chịu một mặt bằng giá cao, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Theo các chuyên gia, trong hoàn cảnh này, Nhà nước cần phải thể hiện vai trò điều tiết của mình.

“Ăn theo” nhưng không “giảm theo”
 
Rút 25.000 đồng ra trả tiền cho một suất cơm bình dân, anh Thành, nhân viên một công ty du lịch ở Giảng Võ (Hà Nội) thắc mắc với chị chủ quán: “Em nhớ hồi giá xăng tăng, ngay buổi trưa cơm nhà chị đã kịp tăng giá theo. Bây giờ xăng giảm giá lâu rồi, sao chẳng thấy cơm nhà chị giảm giá?”. Chị chủ quán cười thản nhiên: “Tôi cũng thấy lạ. Xăng giảm giá rồi, mà thịt cá, gạo nước chẳng thấy cái gì chịu giảm cả. Chú cứ đi chợ thì biết. Những thứ đó không giảm thì làm sao tôi giảm giá cơm cho chú được”.
 
Cái lý lẽ “chắc chắn” của chị chủ quán này cũng là lời giải thích của nhiều người bán hàng khác. Họ cho rằng, sở dĩ không thể giảm giá được vì giá “đầu vào” vẫn chưa giảm là bao. Theo thống kê, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đã giảm nhiều so với hồi tháng 3. Nhưng mức giảm 5 - 10% vẫn không thấm vào đâu so với mức tăng trước đó. Mức giá vẫn cao hơn 15-20% so với thời điểm trước lạm phát.
 
Hồi tháng 7, ngay sau dòng thông báo: “Từ 10h sáng 21/7, giá mỗi lít xăng A92 là 19.000 đồng, tăng 4.500 đồng so với mức cũ. Đây là mức tăng cao nhất từ trước tới nay”, là những lời than thở bất tận của cư dân mạng và một nỗi lo: “Rồi giá cả cái gì cũng tăng cho mà xem”. Sau đó, đúng là mọi thứ hàng tiêu dùng đều tăng theo giá xăng, từ cốc trà đá vỉa hè đến suất ăn trong quán. Chuyện các mặt hàng đua nhau “ăn theo” giá xăng, không có gì là lạ. Chỉ có điều là giá xăng đã giảm, kể từ tháng 7 đến nay, sau 9 lần điều chỉnh giá, giá xăng đã giảm tổng cộng 7.000 đồng/lít, từ 19.000 đồng xuống còn 12.000 đồng; nhưng, giá cả nhiều mặt hàng khác lại vẫn cứ điềm nhiên “dậm chân tại chỗ”.
 

Lương thực, thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu đã tăng giá mạnh trong thời gian qua. Ảnh: ĐK

 
Cần “bàn tay” của Nhà nước
 
“Ở ta, giá chỉ có lên thôi, không có chuyện giảm. Như vàng đấy, trước đây có 500.000 đồng/chỉ, bây giờ lên đến hơn 1,6 triệu đồng/chỉ rồi thì sẽ chẳng bao giờ có hi vọng giảm lại xuống mức 500.000 đồng nữa”. Đó là lời giải thích của người bán hàng về câu chuyện giá cả. Cách lý giải này chưa hẳn đã đúng về mặt khoa học kinh tế, nhưng nó đúng phần nào với thực tế: sau mỗi đợt tăng giá, gần như sẽ có một mặt bằng giá mới được thiết lập.
 
Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, nghịch lý giá cả ở Việt Nam hiện nay có 4 nguyên nhân chính. Thứ nhất, đó là tâm lý trục lợi của người kinh doanh, muốn bán được hàng với một mức giá cao nhất có thể. Ví dụ, trong một khu chợ, việc tất cả những người kinh doanh một mặt hàng cùng bắt tay đồng thuận tăng giá hay không giảm giá khá dễ dàng. Việc này về nguyên tắc là vi phạm luật, tuy nhiên các cơ quan quản lý cũng rất khó có thể kiểm soát được. Thứ hai, là sự thụ động của chính người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải lên tiếng để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong việc đạt được một mức giá hợp lý. Thứ ba, có thể là từ sự “vô cảm” của người dân do những biến động giá cả lớn trong 2 năm gần đây. Nguyên nhân cuối cùng, là sự chậm trễ trong điều tiết thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước.
 
Ông Phong nói: “Trong hoàn cảnh này, cơ quan nhà nước phải thể hiện được vai trò điều tiết thị trường của mình. Các doanh nghiệp, công ty thương mại nhà nước gần như bị lãng quên. Đáng ra họ phải tạo một kênh phân phối hàng hoá tiêu dùng với giá cạnh tranh, tạo đối trọng với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tư nhân. Trước nay, chúng ta vẫn lo chống độc quyền nhà nước, nhưng lại quên mất rằng cần phải chống độc quyền cả tư nhân. Khi những người kinh doanh tư nhân “bắt tay” nhau đồng thuận, tức là đã tạo thành một sự độc quyền nhất định trong việc phân phối hàng hoá”. 
 
Đắc Kiên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 15 phút trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 1 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 3 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 3 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 4 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 5 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 5 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Top