Giải mã chuyện “bắt ma, giải bùa” của thầy “then” bản Đon
GiadinhNet - Từ Phố Ràng, chúng tôi lặn lội hơn 30km đường rừng tìm đến nhà “kỳ nhân” Hoàng Phúc Vậy ở bản Đon (xã Nghĩa Đô, Bảo Yên, Lào Cai), để tìm hiểu về những đồn thổi quanh thầy “then” đầy kì bí này. Bức màn bí ẩn quanh người đàn ông được mệnh danh có tài “bắt ma”, giải “bùa” từ từ được vén lên.
Vào căn phòng “bắt ma”
Tay xe ôm chở tôi tranh thủ “chém gió” ngay khi gặp: “Vào bản Đon chắc tìm ông Vậy chứ gì. Chừng hơn nửa năm nay, không hiểu sao, lão bỗng nhiên nổi tiếng với người ngoại tỉnh. Tôi từng chở nhiều người lên tìm lão để chữa bệnh. Thậm chí có cả người làm thầy cúng, rồi người dân đâu tận Bình Dương, Bình Phước… cũng tìm tới lão để “bắt ma” mới lạ!”.
Màn sương mờ mịt của buổi sáng miền sơn cước ùa vào ngôi nhà sàn nép mình bên sườn núi. “Then” Vậy dậy sớm, pha một ấm chè thơm để độc ẩm và xua đi cái giá rét mùa đông. Năm nay “then” 60 tuổi nhưng trông như một ông lão 80 ở dưới xuôi. Vợ, con dâu và con trai “then” đang đi lao động đắp đường nông thôn. Ở góc phải ngôi nhà sàn cổ bằng gỗ quý là một gian phòng nhỏ, tọa hướng Đông đầy lạnh lẽo, ma mị. Đó là nơi lão “hành nghề”. Bụng bảo dạ, giữa ban ngày ban mặt thế này, có gì mà phải sợ? Tôi đánh liều vén rèm nhìn vào căn phòng, mùi dầu hỏa, mùi ẩm mốc bốc lên nồng cả mũi. Bịt miệng cho khỏi ho, tôi “bật” ngược ra ngoài như bỏng nước sôi.
Nhìn cảnh tôi “dội” ra lúc đó, lão cười khà khà: “Dầu hỏa để thắp đèn. Nến đầy đây này, nhưng để chơi thôi, không thắp được đâu!”. Tôi quét mắt nhìn nhanh, ở giữa căn phòng bí ẩn, một bàn thờ nhỏ đặt bệt dưới đất với nhiều thứ linh tinh: Một bát hương, đèn dầu, một chiếc quạt đỏ đặt lên đĩa, hai bát cây thanh thảo tươi (loại cây dùng để chữa bệnh của người Tày), trầu cau, 6 chén nước… Phía trên ban thờ, hai chiếc ghế đẩu cũ được treo chổng ngược lên trần nhà thành hình hài một cái “chạn” bất đắc dĩ. Bên trong đó, nào là bát hương, nào trầu cau, chén nước. Chưa hết, bên trái và phải của căn phòng, treo vài chục chiếc áo cũ kĩ, nhếch nhác, bám đầy mạng nhện. “Đây là nơi làm lễ để bắt con ma và cúng Giàng (Trời – PV). Cứ ngày 25 tháng Chạp hàng năm, phải kiếm họa báo, tranh ảnh, làm lại hoa, nếu không con ma phạt, không cho ăn cơm”(?!).
Nói rồi lão khoát tay “mày xem gì cũng được, nhưng cấm sờ vào cái túi đen này”. Lão chỉ cho tôi chiếc ca-táp đen cũ kĩ đặt cạnh ban thờ. “Sờ vào túi đỏ này được không?” - tôi ngập ngừng hỏi. “Ok”, lão cười! Tôi há hốc miệng trước câu tiếng Anh của lão, dù lão quả quyết mình là người Tày chính hiệu. Lão thủng thẳng: “Bản này 90% là người Tày. Cả nhà tao cũng vậy”. Nói rồi, lão rút chùm lục lạc từ trong túi đỏ bí ẩn ra, lắc lắc trước mặt tôi, cười ma mị: “Cái này để đeo vào chân khi làm lễ. Mày thử không?”. Tôi sợ hãi lắc đầu, trong khi lão vẫn lắc chùm lục lạc một cách ma quái.
Cúng áo, vẩy nước lã để… “giải bùa”!
Vẽ ra câu chuyện về một người thân có bệnh, tôi được lão hướng dẫn mang một chiếc áo cũ của người ấy đến. Áo cũ, càng bẩn càng tốt, kèm với “tiền trần”, ít nhiều tùy tâm. Ngoài ra, gia chủ còn phải mua lễ vật “giải bùa” khá cầu kì. Ngoài một chiếc thủ lợn, lễ vật còn có một con gà, 4 móng giò, hoa quả, bánh kẹo, vàng hương. Lễ cúng được bắt đầu đúng 5h sáng và kết thúc sau 1 tiếng đồng hồ. Lão cho biết, trước khi cúng, vợ mình phải dọn dẹp bàn thờ, thắp hương hoa. Bản thân lão phải “tẩy trần” sạch sẽ, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ. “Sống dầu đèn, chết kèn trống - Cúng bệnh này là cúng ma cho… người sống nên chỉ được thắp đèn dầu thôi”, lão Vậy giải thích lý do vì sao không thể thắp nến.
Thường thì gia đình đưa người bệnh đến tận nơi nhưng theo lão Vậy, chỉ cần mang áo đến là có thể xem chữa được không. Lão khẳng định, người bệnh có thể ngồi xem tại chỗ nhưng cũng có thể tha hồ đi chơi(?!). Chỉ quan trọng có… chiếc áo bẩn và có mặt lúc kết thúc lễ để vẩy “nước phép”. Những chiếc áo bẩn của các “con bệnh” được lão treo lủng lẳng trong phòng thờ tròn 1 năm. Sang năm sau, lại treo áo của các con bệnh khác. Còn nước phép, theo quan sát của chúng tôi, đấy chính là bát nước lã nuôi sống cây thanh thảo quanh năm, được lão để trên bàn thờ hàng ngày. Bát nước bình thường đã được lão “thổi” thành thứ “nước tẩy trần” đầy màu sắc kì bí.
Theo “then” Vậy, lễ cúng này phải kéo dài đến khi “con bệnh” khỏi hẳn mới thôi. Có người chỉ cúng 7 ngày nhưng có người phải ăn chầu, ở chực tại nhà lão đến cả tháng. Khi được hỏi về tiền lễ, lão nhanh nhảu: “Thông thường các gia đình đặt khoảng 500.000 - 1 triệu đồng”. Còn tiền ăn ở đến đâu, cứ cho gia đình lão đến đấy. Thế nên, việc cho nhiều hay ít lúc này, cả thánh thần cũng khó mà kiểm soát. Lão bảo mình bỗng nhiên có lắm người ngoại tỉnh tìm về là nhờ nhiều người chữa lành nhưng cô con dâu thứ của lão thì lý giải: “Người ta đưa ảnh bố chồng mình lên mạng mà. Năm nay, đã có 30 cái áo bẩn treo ở đây này (tương đương 30 người đến chữa). Cuối năm, lại mệt nhoài vì đến kì trả lễ đấy!”.
Gia đình con bệnh nói gì?
Trước lời quả quyết của gia đình lão Vậy, rằng có nhiều người đã khỏi bệnh và đến nhà tạ ơn, tôi đã cất công tìm đến nhà ông Ma Thanh Sợi (ở bản Rịa), người cùng xã. Cách đây hơn 3 năm, con dâu ông Sợi là chị Nguyễn Thị Đào tự nhiên bị điên dại. Theo lão Vậy, con dâu ông Sợi bị dính bùa chú hiểm hóc nên hai lần “giải” đều bất thành. Lần cuối cùng, lão Vậy mời tất cả anh em họ hàng chị Đào trực tiếp làm lễ ở nhà bố chồng mới đỡ. Ông Sợi cho biết, từ đó đến nay, con dâu ông đã bình thường và đi làm hàng ngày. Tuy nhiên, ông Sợi nhìn nhận: “Lão Vậy không phải thầy giỏi nức tiếng gì đâu, chỉ gọi là hơn người tí thôi. Tôi biết, có một số người trong vùng đến với lão Vậy cũng không chữa lành mà. Những bệnh về tâm thần tôi không biết, nhưng riêng các bệnh lý nội, ngoại, chắc chắn lão Vậy không chữa được”. Ngay bản thân ông Sợi cũng không khẳng định con dâu mình lành bệnh nhờ được “giải bùa” hay do được ngấm thuốc men từ bệnh viện sau các lần chữa chạy.
Chia tay bản Đon và lão Vậy, tôi nhớ lại lời của anh Hoàng Văn Hà, cán bộ văn hóa xã Nghĩa Đô: “Trong bản này có 3-4 thầy “then”. Riêng lão Vậy, đây là gia đình có 4 đời làm thầy cúng nên nhiều người biết tiếng. Người ta thường nói, “có bệnh thì vái tứ phương”. Có thể may mắn gia đình đó “vái” đúng và khỏi chứ chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định, lão Vậy có thể chữa được. Bản thân một số người dân trong vùng cũng không được lão Vậy chữa lành, chẳng hạn người bị bệnh ung thư”. Vì vậy, theo lời anh Hà, khi có người trong bản bị bệnh, chính quyền địa phương vẫn vận động người dân đến khám chữa bệnh ở cơ sở y tế.
Từ “làm bùa” sang “giải bùa”
Theo cách gọi của người Tày, “then” là người chuyên làm thầy mo, thầy cúng. Được biết, trước khi trở thành thầy “giải bùa”, lão từng là người làm bùa sừng sỏ trong làng. Nhưng lão quả quyết rằng, trong hơn 10 năm trước đó, mình chỉ “làm bùa hạnh phúc”, không sẽ bị ma “vật”. Kì lạ là khoảng 10 năm trở về sau này, lão lại lao vào… giải bùa. Mà giải bùa nguy hiểm gấp vạn lần “làm bùa”, ấy thế nhưng lão vẫn đâm đầu vào. “Các công thức vẫn y nguyên trong cái đầu này này, nhưng đánh gãy răng cũng không làm bùa nữa, chỉ giải thôi”, lão Vậy cho biết.
“Then” cũng từng bị “ma” vật?
“Then” Vậy bảo, nghề thầy cúng chẳng ai dạy cho đâu. Có mấy tập giấy viết tay bằng tiếng Tày của cụ kị để lại, hồi chiến tranh phải mang giấu đi nên mối xông tất rồi. “Cứ như trời ban cho lộc ấy. Hồi còn thanh niên, một lần đi ăn cỗ trong bản có mời ăn thịt chó, bỗng nhiên tao nôn thốc, nôn tháo như móc gan ruột. Đêm đó, tao mơ thấy có tiếng tâm sự văng vẳng bên tai, từ nay không được ăn linh tinh hay làm việc gì liên quan đến phân gio, bẩn thỉu. Sau khi lấy vợ, một lần tao gánh phân ra đồng. Đang đi, bỗng nhiên ngã vật ra. Rồi như có sức mạnh thúc vào đôi chân, cứ thế đẩy tao phi như điên đến bất cứ chỗ nào có nước sạch. Đang mùa lạnh, tao cứ cắm đầu nhảy xuống suối tắm táp. May có người trong bản đến vớt, nếu không tao đã về chầu hà bá”. Từ đó, lão chỉ ngồi chơi xơi nước hoặc ai nhờ thì làm lễ, không lao động tay chân nữa.
Mỹ Hà

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương
Xã hội - 28 phút trướcGĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.

Đến công viên tập thể dục, người đàn ông bị 'cuỗm' hàng chục triệu đồng
Pháp luật - 35 phút trướcGĐXH - Bỏ hơn 52 triệu đồng trong cốp xe máy để ở công viên đi tập thể dục, khi ra về phát hiện mất tài sản, người đàn ông trình báo công an.

Thanh Hóa có bao nhiêu công chức cấp xã trước khi sát nhập?
Xã hội - 52 phút trướcGĐXH – Tính từ năm 2017 đến nay, Thanh Hóa là địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước. Đến ngày 1/3/2025, toàn tỉnh có 10.799 công chức xã.

Hai xe máy đấu đầu trên quốc lộ 1A, 3 người thương vong
Xã hội - 56 phút trướcGĐXH - Hai xe máy đấu đầu khi đang di chuyển trên quốc lộ 1A trong đêm làm 2 người tử vong, 1 người thương nặng, phương tiện hư hại nghiêm trọng.

'Thông chốt' lao xe vào CSGT, nam thanh niên bị khởi tố
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra của CSGT mà tăng tốc, lao xe vào một cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ sau đó bỏ chạy khỏi hiện trường.

Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành bỏ tuyển thẳng lớp 10
Giáo dục - 1 giờ trướcNăm 2025, thí sinh đạt giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh không được tuyển thẳng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), mà phải thi theo đề riêng của trường.

Bắt đối tượng đột nhập nhà dân trộm số tiền, vàng trị giá gần 3 tỷ đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcKhám xét nơi ở của đối tượng, công an thu giữ hơn 1,4 tỉ đồng, 7 nhẫn vàng và cùng các tang vật khác có liên quan.

Bắt đối tượng trộm xe của người đàn ông đưa con đi cấp cứu
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Bỏ xe ở vỉa hè để đưa con đi cấp cứu, khi quay ra người đàn ông phát hiện phương tiện đã bị lấp trộm.

Con giáp có tính cách rộng rãi nên được Thần tài trao cho sự giàu có và sung túc
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này nhận được nhiều may mắn nhờ tấm lòng rộng lượng, hào phóng của bản thân.

Dòng người đội mưa xem đua thuyền rồng ở lễ hội Đền Hùng
Đời sống - 3 giờ trướcBất chấp mưa rét, người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (TP Việt Trì, Phú Thọ) để theo dõi và cổ vũ cuộc đua thuyền rồng đầy khí thế trong Lễ hội Đền Hùng.

Hà Nội: Liên tục chuyển làn trên Đại lộ Thăng Long, tài xế ô tô 29 chỗ bị xử lý
Thời sựGĐXH - Ngày 5/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng CSGT đã xác minh, xử lý người điều khiển xe ô tô 29 chỗ vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên Đại lộ Thăng Long.