Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gian nan đường tìm con chữ ở huyện vùng cao

Thứ hai, 10:51 05/12/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Để học được con chữ, học sinh tại các thôn Cụt Ạc và Tú Tạo (xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) phải vượt suối, băng rừng để đến được trường. Nhiều hiểm nguy luôn rình rập khi các em đến trường, mong muốn một cây cầu, con đập qua sông là ước nguyện của người dân nơi đây.

Điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh ở Cụt Ạc. Ảnh: N.Hưng
Điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh ở Cụt Ạc. Ảnh: N.Hưng

Trường xa lắm nhà báo ơi!

Theo ghi nhận của chúng tôi, hàng chục học sinh các lớp 3,4,5 của Trường Tiểu học Xuân Chinh và khối các lớp của trường THCS, THPT của xã cũng đang từng ngày phải vượt qua cung đường nhiều cây số, băng suối vượt rừng mới có thể đến được trường. Bản thân chúng tôi từ trung tâm xã Xuân Chinh để đến được thôn Cụt Ạc cũng phải vượt qua suối Ạc (người dân vẫn gọi là sông Ạc) nước chảy xiết thực sự là một thách thức. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh, sau một hồi loay hoay chúng tôi cũng đến được đầu bên kia con suối.

Anh Vi Văn Nghệt (36 tuổi, ở thôn Cụt Ạc) cho biết: “Hàng ngày, dù bận mấy chúng tôi cũng phải tự bố trí công việc để đưa đón các cháu đi học. Thực sự, để các cháu tự đi thì nguy hiểm lắm, chúng tôi không yên tâm. Mùa cạn, con sông nhìn hiền hòa, nhưng khi trời mưa, nước lũ dâng cao, nước chảy xiết, nguy hiểm lắm”. Anh Nghệt cho biết thêm, gia đình anh có 3 cháu đang tuổi đến trường, một cháu học lớp 8, một cháu học lớp 3 và cháu út học lớp 2. Riêng cháu Vi Thị Trang (lớp 2) học tại điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh ở Cụt Ạc, còn 2 cháu lớn hàng ngày phải xuống khu trung tâm trường chính để học. Từ nhà đến trường hơn 4km nhưng đường đi bị chia cắt bởi sông Ạc nên rất khó khăn. “Qua sông Ạc rất nguy hiểm. Ngày nắng ráo có thể lựa mom đá mà bước đi, chứ ngày mưa lũ thì hầu như cả thôn Cụt Ạc bị cô lập, chia cắt, các cháu phải nghỉ học ở nhà. Chuyện trôi người, trôi xe thường xuyên xảy ra. Năm nào cũng thế... đường đến trường xa lắm nhà báo à”, anh Nghệt nói.

Tuy nhiên, gia đình anh Nghệt vẫn còn may mắn hơn so với bà con vùng sâu của thôn Cụt Ạc. Có học sinh khi đến trường phải đi xa từ 5 đến 7km, điều kiện đường sá vô cùng khó khăn. Một số học sinh do không thể đi được nên bắt buộc phải ở bán trú, ở nhờ nhà dân. Nói là ở bán trú nhưng các cháu thường xuyên về nhà, giáo viên, người lớn khó có thể kiểm soát. Đó là đối với các cháu khối trường THCS và THPT, còn khối lớp 3,4,5 thì phải từng ngày qua suối đến lớp rồi hết buổi lại về. Lý do đơn giản là điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa thể tiếp nhận bán trú cho các học sinh nhỏ tuổi. “Muốn con được học cái chữ cho nên người nhưng mà vất vả quá nhà báo ạ. Nhiều khi bận không thể đưa đón con đến trường, khuyên ở nhà nhưng cháu không chịu, đành liều cho con tự đến trường. Khi đó lòng lo lắm, nhưng không thể làm khác được, chỉ đến khi con về đến nhà mới thấy lòng nhẹ nhõm”, chị Cầm Thị Quyên (ở thôn Cụt Ạc) tâm sự.

Dự án dang dở, học sinh nguy hiểm

Có mặt tại điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh, chúng tôi không tin vào mắt mình khi phải chứng kiến cảnh tượng các cháu nhỏ lớp 1, lớp 2 đang gồng mình bò leo lên trường học, với taluy cao hơn 4m, dốc đứng, các bậc lên xuống bằng đất lởm chởm. Đáng lo khi ngay cận kề điểm lên trường khoảng 2 đến 3m, mái taluy đang bị sạt lở, đe dọa đến sự an nguy của điểm trường.

Một phụ huynh nhà gần điểm trường cho biết, từ khi dự án đường ngang nối QL45 - QL48 (Yên Cát - Thanh Quân - Bù Cẩm, thuộc dự án tuyến nối các huyện miền Tây Thanh Hóa) đi qua, việc hạ cốt nền đường với taluy dốc đứng lớn gây không ít khó khăn, bất cập cho các cháu khi đến lớp, đến trường. Dù vậy, đơn vị chức năng lại chưa có biện pháp làm đường lên mới hay cầu thang kiên cố cho các cháu leo lên an toàn mà lại sử dụng biện pháp “cuốc xẻng” để tạo nên những bậc cầu thang lên xuống. Có bậc thì được đổ bằng xi măng, có bậc lại được tạo bằng đất lởm chởm; hai bên không có tay vịn, tạm bợ. Hàng ngày các cháu phải bò leo lên trường trơn trượt, nguy hiểm…

Chị Cầm Thị Tiệp có con là Cầm Thị Vân Anh (lớp 1) nói: “Nhà tôi mở quán tạp hóa đối diện cổng trường nên việc các cháu đến lớp, tan giờ lúc nào tôi đều nắm rất rõ. Đến mình leo lên được các bậc thang bằng đất kia thở cũng chẳng ra hơi nữa là các cháu. Chuyện lũ trẻ trượt ngã là chuyện cơm bữa”.

Chị Tiệp cho biết thêm, ở đây vốn là vùng đồi núi nên buổi sáng là sương mù, các bậc lên xuống bằng đất rất dễ trơn trượt, chưa kể những hôm trời mưa thì còn khủng khiếp hơn. Các cháu tuổi nhỏ, hiếu động lại phải leo lên bậc thang cao không thoải mái sẽ rất nguy hiểm. Không đâu xa, mới tuần trước nữa, cháu Cầm Thanh Huyền (lớp 1) mới bị trượt ngã. Thậm chí, đã có học sinh trong ngày nghỉ, khi leo lên trường để chơi do nô đùa bị trượt ngã gãy cả tay, phải bó bột…

Cô Cầm Thị Kim, giáo viên điểm Trường Tiểu học Xuân Trinh ở Cụt Ạc lo lắng: “Ngày trước điểm trường Cụt Ạc có một khuôn viên sân chơi rộng. Tuy nhiên, kể từ khi dự án làm đường đi qua thì khuôn viên sân trường đã gần như không còn. Bất cập trên đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến khu vực vui chơi của các cháu. Bên cạnh đó, việc dùng phên bằng nứa lá để ngăn cách cho các cháu không bị ngã xuống lòng đường là không đảm bảo, các cô lúc nào cũng lo lắng”.

Ông Cầm Bá Đức, Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh cho rằng, để giải quyết những bất cập trên tại điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh, chính quyền đã đề ra phương án di chuyển trường học đến một vị trí khác. Tuy nhiên, do khó khăn về quỹ đất nên vẫn chưa lựa chọn được mặt bằng. Trước mắt chính quyền đang định mở một đường lên trường mới cho các cháu. Cung đường sẽ nằm ngay bên hông trường, mở rộng thêm cho các cháu khuôn viên sân chơi phía sau… Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa thể triển khai bởi những vấn đề phát sinh. “Nếu mình làm đường lên, mai kia dự án triển khai tiếp, họ lại múc mất đường của mình đi thì sao?”, ông Đức thở dài.

Còn lý do vì sao dự án “đắp chiếu”, ông Đức nói không rõ. Ông Đức không khỏi trăn trở khi dự án đang để lại không ít những hệ luỵ, khó khăn cho xã kể từ khi dừng thi công. Tuyến đường bụi ngầu khi trời nắng; lầy lội, trơn trượt khi trời mưa bão… Chưa kể, công tác đền bù đợt 2 cũng chưa được triển khai, khiến người dân liên tục thắc mắc… Bên cạnh đó, trong quá trình thi công, đơn vị nhà thầu đổ đất tràn xuống khe suối, kênh mương thuỷ lợi, khi đưa nước lên ruộng dẫn đến lúa màu bị chết.

Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho biết, kể từ khi triển khai dự án đường nối QL45 với QL 48, cách đây 5 - 6 năm, UBND xã Xuân Chinh đã có báo cáo UBND huyện về những bất cập khi dự án đi qua điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh. Khi đó, huyện cũng đã có 2 - 3 văn bản đề nghị Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa về việc hỗ trợ hoặc đền bù cho nhà trường nhưng đến nay vẫn chưa có trả lời.

Ông Đỗ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân chia sẻ: “Nếu đầu tư xây dựng đập tràn tại đây thì cùng lúc giải quyết hai bất cập. Trước hết là giải quyết bất cập tại điểm Trường Tiểu học Xuân Chinh, chuyển 2 khối lớp 1 - 2 về khu trung tâm trường học chính. Thứ hai là, mở đường phát triển kinh tế cho Cụt Ạc cũng như Tú Tạo. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi cũng không khỏi trăn trở khi lòng sông rộng lên tới 40 - 50m, muốn làm đập tràn nguồn vốn đầu tư phải lên tới 4,5 tỷ đồng. Hiện UBND huyện Thường Xuân đã chỉ đạo UBND xã Xuân Chinh sớm có tờ trình báo cáo những bất cập, khó khăn để huyện sớm cân nhắc, có báo cáo lên tỉnh bố trí nguồn vốn dự án”.

Ngọc Hưng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo khẩn

Vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo khẩn

Thời sự - 1 giờ trước

Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTTDL yêu cầu bảo vệ bảo vật quốc gia và Di tích Cố đô Huế sau vụ việc ngai vàng triều Nguyễn bị gã đàn ông lạ mặt phá hoại.

Bóc gỡ liên minh trộm cắp và tiêu thụ điện thoại gian liên tỉnh

Bóc gỡ liên minh trộm cắp và tiêu thụ điện thoại gian liên tỉnh

Pháp luật - 2 giờ trước

Quen biết nhau trong một lần ngồi quán nước, Đinh Quốc Huy và Nguyễn Văn Hùng trao đổi số điện thoại. Sau đó, Nguyễn Văn Hùng gợi ý với Huy “khi nào có điện thoại thì bán lại cho Hùng”. Từ đây, hình thành liên minh giữa đường dây trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản gian chuyên nghiệp, liên tỉnh.

Mạo danh Trưởng văn phòng luật sư, nữ quái lừa gần 8 tỉ đồng của nhiều nạn nhân

Mạo danh Trưởng văn phòng luật sư, nữ quái lừa gần 8 tỉ đồng của nhiều nạn nhân

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Với hành vi giả mạo Trưởng văn phòng luật sư của Công ty TNHH Luật Biên Bắc và Công ty Luật TNHH Số 828, Hường hứa hẹn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tổng số 7 tỉ 395 triệu đồng của nhiều bị hại.

Mang súng và ma tuý từ Lào về Việt Nam

Mang súng và ma tuý từ Lào về Việt Nam

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng Hà Tĩnh vừa phát hiện đối tượng Tống Thanh Phong đang mang ma túy và súng từ Lào về Việt Nam để sử dụng.

Tạm đóng cầu phao Phong Châu do nước sông Hồng lên cao, chảy siết

Tạm đóng cầu phao Phong Châu do nước sông Hồng lên cao, chảy siết

Đời sống - 3 giờ trước

Do nước lũ ở thượng nguồn đổ về, mực nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn nên Lữ đoàn 249 tạm thời cắt cầu phao từ 5 giờ sáng 25/5 cho đến khi có thông báo mới.

Toàn cảnh Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Toàn cảnh Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời sự - 3 giờ trước

Vào lúc 7 giờ ngày 25/5, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội.

Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời sự - 3 giờ trước

Sáng 25/5, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của đồng chí.

Điểm danh những nơi mưa rất to do khối không khí lạnh tràn về

Điểm danh những nơi mưa rất to do khối không khí lạnh tràn về

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường, mở rộng ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Nhiều nơi có mưa to với lượng mưa hơn 180mm.

Tin sáng 25/5: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục có mưa; chuyên gia truyền nhiễm chỉ ra điều cần lưu ý nhất khi COVID-19 trở lại

Tin sáng 25/5: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục có mưa; chuyên gia truyền nhiễm chỉ ra điều cần lưu ý nhất khi COVID-19 trở lại

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/5, không khí lạnh được tăng cường, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.

Giáo viên dạy Toán mách nước ôn thi trong giai đoạn nước rút đạt điểm cao vào lớp 10

Giáo viên dạy Toán mách nước ôn thi trong giai đoạn nước rút đạt điểm cao vào lớp 10

Giáo dục - 5 giờ trước

Các giáo viên dạy Toán chia sẻ, trong những ngày sát ngày thi chính thức vào lớp 10 tại Hà Nội, học sinh không nên quá lo lắng và ôn tập một cách ôm đồm, thức quá khuya, dậy muộn. Cần có thời gian biểu trong ngày hợp lý, phù hợp với nhịp sinh học của những ngày thi.

Top