Giao lưu trực tuyến: Liên kết 4 nhà trong ứng dụng KH&CN vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số
GiadinhNet – Để phát huy vai trò "đòn bẩy" với nông nghiệp, đồng thời, tháo gỡ khó khăn trong việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN tại vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số, Báo Gia đình & Xã hội (Giadinh.net.vn) phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: "Liên kết 4 nhà trong ứng dụng KH&CN vùng nông thôn miền núi và dân tộc thiểu số". Trong chương trình giao lưu, các chuyên gia đã giải đáp thắc mắc của quý độc giả về những vấn đề liên quan đến liên kết 4 nhà trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
QUÝ BẠN ĐỌC CÓ THỂ THEO DÕI CÁC CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC CHUYÊN GIA DƯỚI CHÂN BÀI VIẾT NÀY.

Ông Nguyễn Ngọc Đức - Phó Tổng Biên tập Báo Gia đình và Xã hội và ông Trần Quang Tuấn - Giám đốc TT Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ tặng hoa cho các khách mời. Thứ 4 từ trái qua: Ông Chu Thúc Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH & CN địa phương - Bộ KH&CN; Bà Lê Thị Dung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Đầu tư Công nghệ xanh; PGS. TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và ông Trần Quang Tuấn.
Theo Bộ NN&PTNT, khoa học công nghệ đã góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Bằng chứng là từ một nước nhập khẩu lương thực, đến nay, lượng nông sản của Việt Nam không những có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn đóng góp 15% vào GDP.
Có thể khẳng định, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện do nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động khoa học công nghệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng cho việc nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Đặc biệt là trước bối cảnh thích ứng với các dịch bệnh, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Các nguyên nhân khiến KH&CN chưa đáp ứng và lượng lớn nông sản bị thất thoát có thể kể đến, như: Do nhiều địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình vẫn loay hoay với việc áp dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo quản, chế biến còn yếu; trang thiết bị áp dụng lạc hậu; thiếu nguồn nhân lực; kinh phí thấp trong khi việc xã hội hóa nguồn vốn cho lĩnh vực này rất hạn chế; thiếu liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu với tổ chức chuyển giao, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp…
Vì vậy, tại buổi giao lưu, các khách mời giải đáp các câu hỏi của bạn đọc về:
- Khó khăn, thuận lợi khi ứng dụng KHCN vào khu vực nông thôn miền núi.
- Hạn chế và thành tựu của sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà quản lý, doanh nghiệp, viện/trường và người nông dân trong ứng dụng KH&CN vào nông thôn miền núi. Đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.
- Làm thế nào để kéo dài thời gian ứng dụng sản phẩm KHCN, kiểu ứng dụng bền vững.
- Người nông dân, viện/trường sẽ được lợi gì nếu đề tài ứng dụng đó đem lại hiệu quả kinh tế.
- Rủi ro và sự chia sẻ rủi ro khi ứng dụng 4 nhà KH&CN vùng nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số.
- Vai trò của nhà quản lý trong việc ứng dụng KH&CN vào khu vực đặc thù là nông thôn, miền núi.
Bạn đọc quan tâm đến chương trình có thể theo dõi câu trả lời của các chuyên gia dưới chân bài viết này.

Cảnh sát xử lý “hung thần” xe tự chế trên đường phố Hà Nội
Đời sống - 4 giờ trướcNgày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Bắt giữ đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng qua mạng xã hội Facebook
Pháp luật - 5 giờ trướcCông an TP Đà Nẵng vừa bắt giữ Huỳnh Trường Anh, đối tượng chuyên lừa đảo qua mạng xã hội, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng của hàng nghìn bị hại trên cả nước.

Chủ tịch Công ty Thuận An hưởng lợi bất hợp pháp gần 100 tỷ đồng như thế nào?
Pháp luật - 6 giờ trướcTrong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan, cơ quan điều tra xác định, Chủ tịch HĐQT công ty là Nguyễn Duy Hưng đã chi tiền “cơ chế”, qua đó thu lợi gần 100 tỷ đồng tại 5 dự án, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 120 tỷ đồng.

23 tỉnh mới dự kiến sau sáp nhập: Diện tích, quy mô dân số thế nào?
Thời sự - 7 giờ trướcTheo Bộ Nội vụ, toàn bộ 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp đã đạt định hướng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

Mức lương cơ sở qua các năm biến động thế nào?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Lương cơ sở là mức lương được sử dụng để tính lương trong bảng lương của người lao động. Qua các năm, mức lương cơ sở biến động thế nào?

Báu vật của bà con đồng bào dưới chân dãy Giăng Màn
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Rừng là chốn linh thiêng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dưới chân dãy núi Giăng Màn (Quảng Bình). Họ luôn trân quý và tự hào về những cây rừng cổ thụ bao đời gìn giữ trong đó có cây bằng lăng hàng trăm năm tuổi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dục - 9 giờ trướcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

Bắc Giang: Cô gái trẻ bị tài xế xe ô tô hành hung chảy máu mũi
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đang xác minh vụ việc một cô gái trẻ bị tài xế ô tô hành hung chảy máu mũi sau khi vượt xe trên đường.

Xe 16 chỗ tông thẳng vào xe tải khi đi qua ngã tư ở Gia Lai
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe khách loại 16 chỗ trong lúc di chuyển qua ngã tư đã tông thẳng vào thùng một xe tải từ đường giao cắt đi tới. Cú va chạm mạnh khiến phần đầu xe 16 chỗ hư hỏng nặng, nhiều người bị thương.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dụcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.