Giáo sư Đại học Harvard: Có suy nghĩ này khi nuôi dạy con chính là sai lầm 'chí mạng' của cha mẹ
GĐXH - Theo giáo sư Steven Pinker, so sánh trẻ với tờ giấy trắng là điều rất sai lầm.
Sau nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về nuôi dạy con cái, giáo sư Steven Pinker tại Đại học Harvard (Mỹ) nhận ra, hầu hết cha mẹ đều tin rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Bức tranh cuối cùng được tạo ra chính là tác phẩm của người lớn.
Từ suy nghĩ này, nhiều cha mẹ cảm thấy áp lực vì cho rằng nếu tô vẽ không tốt có thể làm hỏng cả bức tranh. Thêm vào đó, họ sẽ bối rối bởi thực tế con cái không lớn lên theo cách mình muốn hay theo cách mình "vẽ".
Giáo sư Steven Pinker nói: "So sánh trẻ với một tờ giấy trắng là lời nói tàn khốc. Nó giống như một liều thuốc độc tinh thần đối với một số đứa trẻ".

Giáo sư Steven Pinker
Trong cuốn sách "Blank Slate" của mình, giáo sư Stephen Pink đã chỉ trích quan điểm về việc coi trẻ em như tờ giấy trắng.
Trong một nghiên cứu, giáo sư Steven Pinker kết luận rằng, gen ảnh hưởng tới chỉ số IQ và nó sẽ tăng theo độ tuổi.
Một đứa trẻ hoàn toàn không giống như tờ giấy trắng. Chúng đến với thế giới này với 1 cấu hình gen hoàn chỉnh, khi càng lớn, ảnh hưởng của gen đối với trẻ càng tăng.
Cha mẹ thực ra là một trong số những ngoại cảnh tác động đến quá trình trưởng thành của con cái. Cha mẹ không phải là người tiên phong "vẽ lên trang giấy trắng".
Gen có ảnh hưởng lớn không chỉ đến chỉ số IQ của một người mà còn ảnh hưởng đến tính cách của người đó (tính khí bẩm sinh).
Tính cách của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi gen, chúng sở hữu 1 số tính cách bẩm sinh. Trên thực tế cho thấy, những đứa trẻ do cùng cha mẹ sinh ra nhưng có thể có tính khí khác nhau.
"Tính khí bẩm sinh" của một đứa trẻ là gì?
Vào những năm 1960, các nhà tâm lý học Alexander Thomas và Stella Keith phát hiện ra rằng: Khi phân tích hành vi của trẻ em, mọi người đã bỏ qua một khía cạnh quan trọng. Đó là tính khí bẩm sinh của trẻ.

Tính khí bẩm sinh có thể quan sát ở trẻ ngay ở thời điểm sơ sinh và nó vẫn giữ nguyên khi đứa trẻ lớn lên. Ảnh minh họa: shutterstock
Họ phát hiện tính khí bẩm sinh có thể quan sát ở trẻ ngay ở thời điểm sơ sinh và nó vẫn giữ nguyên khi đứa trẻ lớn lên. Sau một nghiên cứu theo dõi dài hạn trên hàng trăm trẻ em, họ đã đưa ra 9 khía cạnh liên quan tới tính cách của trẻ như sau:
1. Cách ứng xử.
2. Đồng hồ sinh học.
3. Phản ứng với những điều mới.
4. Khả năng thích nghi với môi trường mới.
5. Sự nhạy cảm.
6. Tâm lý.
7. Động cơ cố gắng.
8. Sự mất tập trung.
9. Sự chú ý.
Chính kết quả nghiên cứu này cho phép các bậc cha mẹ đánh giá cao và chấp nhận tính khí bẩm sinh của con cái, đồng thời đặt nền tảng cho các nghiên cứu di truyền sau này.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới tính cách của một đứa trẻ: Di truyền, môi trường chia sẻ (cha mẹ hoặc người đồng chăm sóc) và môi trường không chia sẻ (các yếu tố bên ngoài gia đình).
Chuyên gia nhận thấy "môi trường không chia sẻ" đã ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn là "môi trường chia sẻ" (tức môi trường gia đình). Có nghĩa là, đứa trẻ cuối cùng được hình thành một phần do di truyền và một phần bởi những trải nghiệm độc đáo của chính chúng.
Mỗi đứa trẻ là một hạt giống
So với "tờ giấy trắng", giáo sư Steven Pinker nghĩ đứa trẻ sơ sinh giống như một hạt giống hơn.
Tất cả những gì cha mẹ phải làm là đặt hạt giống ở nơi có ánh sáng mặt trời, tưới nước thường xuyên, cắt tỉa cành lá, chăm sóc. Miễn là những công việc phụ trợ này được thực hiện tốt và có một môi trường thích hợp để sinh trưởng thì hạt giống sẽ phát triển mạnh mẽ.

Cha mẹ không cần phải can thiệp quá mức, thậm chí thay đổi hướng của hạt giống bởi nó không giúp ích gì cả. Ảnh minh họa: shutterstock
Chúng ta không cần phải can thiệp quá mức, thậm chí thay đổi hướng của hạt giống, nó không giúp ích gì cả.
Nếu bạn gieo hạt giống hoa hồng, dù có trồng trên đất màu mỡ và bón phân đắt tiền cũng không thể ra hoa mẫu đơn được.
Là người chăm sóc "hạt giống", cha mẹ cần hiểu con mình và tạo ra một môi trường chất lượng cao phù hợp với sự phát triển tự nhiên của chúng.
Nếu là cây thủy sinh thì nên trồng dưới nước chứ không nên trồng dưới đất, bón phân đắt tiền nhất và bảo "tất cả vì lợi ích của con". Thực sự không cần!
Coi con cái là "hạt giống" không chỉ giải tỏa được sự vướng bận, lo lắng của cha mẹ mà còn khiến trẻ dễ thở hơn rất nhiều.
Quan điểm của việc nuôi dạy một đứa trẻ không phải là dạy mà phải hiểu con mình là người như thế nào.

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ những quán cơm bình dân

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy con - 4 giờ trướcGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt
Nuôi dạy con - 12 giờ trướcGĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn
Nuôi dạy con - 17 giờ trướcGĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcKiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Trình độ học vấn của ông bà có ảnh hưởng đến cháu: Kết luận từ nghiên cứu khoa học gây tranh cãi
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCâu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ.

Phụ huynh bận kiếm tiền để con nhỏ ở nhà 1 mình trong tháng nghỉ hè, cảnh tượng trích từ camera khiến mẹ bật khóc
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcAi cũng xúc động sau khi chứng kiến khoảnh khắc này.

Nghiên cứu của Mỹ: 3 sai lầm âm thầm “kéo tụt” trí thông minh của con, rất nhiều cha mẹ đang vô tình mắc phải
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcTrẻ em không "ngốc", chúng chỉ đang chờ được yêu thương và dẫn dắt đúng cách.

Nhà văn nói: 1 người nóng nảy, vô lễ ở nhà nhưng lễ phép, tử tế với người ngoài không phải là bất hiếu mà là vì 3 lý do sau
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcHiện tượng "ngoài nóng trong lạnh" này không phải hiếm gặp, mà phản ánh những vấn đề sâu xa trong quan hệ gia đình hiện đại.

Con gái bị bạn nam cùng lớp giật dây áo, phản ứng của người mẹ khiến con cảm thấy được bảo vệ suốt cuộc đời!
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGiáo viên ban đầu cho rằng phụ huynh làm quá, nhưng sau đó đã chân thành xin lỗi.

Người đàn ông bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard nhờ tình yêu của mẹ
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcDing mắc bệnh bại não, không được cha yêu thương và bị bạn học bắt nạt tuy nhiên tình yêu của mẹ giúp anh trở thành thạc sĩ luật của Đại học Havard.

Thanh niên 23 tuổi chết đói trong nhà: Cái kết ám ảnh của chàng trai không biết nấu cơm, 8 tuổi vẫn được cha mẹ bế vì sợ ngã
Nuôi dạy conGĐXH - Sinh ra trong một gia đình không giàu có nhưng anh lại được cha mẹ nuông chiều hết mức từ bé. Đến năm 23 tuổi, anh chết vì đói và lạnh ngay trong chính căn nhà của mình.