8 cách giúp cha mẹ 'trị' bệnh mất tập trung của con một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả
GĐXH - Nhiều phụ huynh cảm thấy đau đầu thậm chí bất lực vì không thể cải thiện được tình hình mất tập trung của con. Dưới đây là cách để 'giải cứu' họ.
Tiến sĩ Christopher Chabris của Đại học Harvard từng thực hiện một thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng. Trong video phát cho sinh viên xem, có hai cặp cầu thủ mặc áo trắng và áo đen. Họ chuyền bóng rổ qua lại trong video và vị tiến sĩ yêu cầu sinh viên ghi lại số lần các cầu thủ đội trắng xoay người bắt bóng. Sau khi video được phát, tất cả các sinh viên đều trả lời chính xác.
Tuy nhiên có một câu hỏi khác: "Bao nhiêu người nhìn thấy một con tinh tinh xuất hiện trong video?" Kết quả, 50% sinh viên nói rằng họ không nhìn thấy và khi video được phát lại, nhiều người mới chú ý đến con tinh tinh.
Qua thí nghiệm này, Tiến sĩ Christopher Chabris kết luận: Sự chú ý của con người có giới hạn. Khi con người tập trung làm một việc thì sẽ bỏ qua những việc khác. Cũng có thể hiểu là sự mất tập trung của trẻ thực ra là điều tự nhiên.
Vị tiến sĩ này đưa ra một ví dụ cụ thể: Khi một đứa trẻ đang làm bài tập trong phòng và đột nhiên nghe thấy tivi trong phòng khách được bật, chắc chắn sự chú ý sẽ đổ dồn vào tivi, chẳng hạn như chương trình đang phát gì? Cha mẹ sẽ thấy rằng mặc dù đứa trẻ vẫn đang làm bài tập nhưng suy nghĩ của chúng đã "trôi" ra phòng khách và bị phân tâm.
Nhà tâm lý học William James từng nói: Cách giáo dục tốt nhất là thúc đẩy sự tập trung của trẻ.
Vậy làm cách nào để thúc đẩy sự tập trung của trẻ?
1. Tạo môi trường học tập nghiêm túc
Khả năng tập trung của trẻ sẽ kém ổn định và dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho con một môi trường yên tĩnh. Khi trẻ đã hoàn toàn tập trung làm một việc gì đó, cha mẹ không nên tùy tiện quấy rầy trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế nhiều nhất tiếng ồn xung quanh. Bàn học nên hướng về phía có ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng tự nhiên giúp kích thích khả năng tư duy. Và, nhớ là chỉ đặt đồ dùng học tập - sách vở cần thiết cho nội dung ôn tập lên bàn thôi bố mẹ nhé!

Phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế nhiều nhất tiếng ồn xung quanh. Ảnh minh họa
2. Chú ý giữ gìn vệ sinh trong nhà
Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên dành thời gian làm việc nhà, thường xuyên dọn dẹp những đồ đạc lặt vặt trong phòng để tạo môi trường sống sạch sẽ, ngăn nắp cho con cái.
Nếu đồ đạc trong nhà được đặt một cách tùy tiện và đồ dùng của trẻ cũng không có vị trí cố định, môi trường bừa bộn này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của trẻ, gây ra tình trạng kém tập trung.
3. Làm một việc một lần
Không phải ai cũng có thể làm nhiều việc cùng lúc, đặc biệt là trẻ em. Khi các bé còn nhỏ, phụ huynh nên hướng dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện sự tập trung. Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi sẽ không xem TV hoặc dọn nhà. Điều này giúp các em tập trung vào vấn đề trước mặt thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc.
4. Kể chuyện trước khi đi ngủ mỗi tối
Kỹ năng đọc hiểu và tư duy logic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các kỹ năng học tập và khả năng giao tiếp. Khi trẻ lắng nghe bố mẹ kể chuyện, dần dần học được cách dự đoán được các sự kiện xảy ra tiếp theo, và trẻ cũng dần biết được cách để ghi nhớ và xâu chuỗi lại các sự kiện theo đúng trình tự được nghe. Điều này giúp ích rất lớn trong việc tập trung suy nghĩ.
Với những trẻ nhỏ, do thời gian tập trung không dài nên khi đọc chuyện, cha mẹ bắt buộc phải sử dụng cách diễn đạt và giọng điệu phóng đại để tăng hấp dẫn, tạo sự thu hút. Những biểu cảm, giao tiếp bằng mắt trong quá trình kể chuyện sẽ làm tăng sự tương tác, cải thiện rõ rệt sự tập trung của trẻ. Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen tập trung hơn vào những câu chuyện được nghe để tìm sự thú vị trong đó.

Những biểu cảm, giao tiếp bằng mắt trong quá trình kể chuyện sẽ làm tăng sự tương tác, cải thiện rõ rệt sự tập trung của trẻ. Ảnh minh họa
5. Sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt
Cha mẹ nên chú ý sắp xếp thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ hợp lý, để cuộc sống của trẻ được thoải mái và linh động. Không để trẻ tập trung quá lâu, cũng không để trẻ ngồi yên một chỗ cả ngày.
Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần chế độ ngủ khoa học để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, sự tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc vào đêm hôm trước, rất dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau. Tùy độ tuổi, phụ huynh nên cho con tuân theo thời gian ngủ khác nhau.
0-4 tháng: Tổng thời gian ngủ là 16 đến 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 8-9 giờ.
5-12 tháng: Tổng thời gian ngủ 12-16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 9-10 giờ.
1-2 tuổi: Tổng thời gian ngủ 11-14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.
3-5 tuổi: Tổng thời gian ngủ 10-13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10-13 giờ.
6-12 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 9-12 giờ.
6. Kiểm soát thời gian chơi trò chơi điện tử của trẻ
Nếu trẻ thường xuyên chơi trò chơi điện tử sẽ rất bất lợi cho sự phát triển trí não, vì trong trò chơi điện tử có nhiều âm thanh và ánh sáng kích thích, dễ khiến trẻ hưng phấn và không thể bình tĩnh được, lâu dần gây ra chứng mất tập trung ở trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm soát thời gian chơi trò chơi điện tử của con, mỗi ngày chỉ chơi nhiều nhất 3 lần.
7. Tạo danh sách mục tiêu
Nhiều trẻ không thiếu sự tập trung mà thực sự là không biết phải tập trung vào điều gì. Vì vậy, trước khi học bài hay bắt đầu buổi học, cha mẹ có thể gợi ý con tạo danh sách mục tiêu cần làm, từ đó các em sẽ biết cần tập trung thực hiện công việc trong khoảng thời gian cụ thể. Ban đầu, trẻ có thể lập mục tiêu ra giấy nhưng khi rèn luyện thành thói quen, các em có thể tự lên danh sách trong đầu.
Ví dụ, khi trẻ làm bài tập về nhà, mục tiêu đặt ra là phải làm hết bài tập được giao, ghi nhớ công thức mới hoặc xem lại kiến thức chưa nắm rõ. Mỗi khi con bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc trước khi thực hiện công việc khác.

Cha mẹ có thể gợi ý con tạo danh sách mục tiêu cần làm, từ đó các em sẽ biết cần tập trung thực hiện công việc trong khoảng thời gian cụ thể. Ảnh minh họa
8. Cha mẹ sử dụng hiệu ứng "cocktail"
Trong tâm lý học, có một khái niệm là "Hiệu ứng cocktail". Theo đó, dù âm thanh trong bữa tiệc cocktail rất lộn xộn nhưng nó không cản trở sự giao tiếp của mọi người, đồng nghĩa với việc mọi người có thể chủ động lọc, điều chỉnh và xử lý thông tin, cuối cùng lưu lại những thông tin hữu ích nhất.
Phụ huynh có thể đưa con đến những khu vực đông người ở trung tâm thành phố để ngồi học hoặc đọc sách nhằm trau dồi khả năng tập trung, tuy nhiên phương pháp này bắt buộc phải có sự giám sát của bố mẹ. Có thể thực hiện phương pháp này khi con đang học tiểu học, tốt nhất là vào năm lớp 2 hoặc lớp 3. Nguyên nhân là do thời điểm này não bộ của trẻ đã trưởng thành và ý chí cũng trở nên mạnh mẽ hơn, do đó trẻ có thể kiểm soát sự tập trung tốt hơn.
3 loại gia vị giá siêu rẻ, vừa giảm mỡ bụng lại còn làm ấm người, phòng bệnh rất tốt trong mùa đông

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.

Mẹ mù chữ, bán cá ở chợ, nhưng dạy tôi những bài học vô giá
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcMẹ tôi bán cá ở chợ và mù chữ. Tính bà cộc cằn, thô lỗ, đôi lúc còn nói tục. Dù không thể dạy con cái chữ nghĩa nhưng bà truyền cho tôi cảm hứng làm một người mẹ tốt.

MC Mai Ngọc gây thán phục khi thực hành 'giáo dục sớm' cho quý tử từ 0 ngày tuổi
Gia đình - 4 ngày trướcGĐXH - Hành trình mang thai, nuôi con từ MC Mai Ngọc luôn trở thành niềm cảm hứng cho các bà mẹ trẻ học hỏi. Là một người thành đạt nhờ nền tảng giáo dục từ gia đình, MC Mai Ngọc coi trọng sự phát triển trí tuệ của một con người.

Xem phim "Sex Education", tôi đau đáu vì mảnh giấy kẹp trong vở học của con: Muốn con phát triển tốt, buộc phải tháo gỡ điều này
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcTôi luôn kì vọng con trai sẽ đạt thành tích học tập tốt nhất. Nhưng rồi, tôi đã sai trong quá trình dạy con.

6 điểm tích cực của con một mà nhiều người không nhận ra
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Con một thường bị gắn mác là cô lập, khó hòa đồng, hay được nuông chiều quá mức… nhưng thực tế khoa học lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.

Gia sư tiết lộ chuyện ít người biết đằng sau công việc dạy con cho nhà giàu
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcNhiều gia đình sẵn sàng làm mọi thứ để con vào được trường học tốt nhất. Có cha mẹ thuê chuyên gia bấm huyệt để xoa bóp cho con ngủ ngon trước kỳ thi, có người thuê bác sĩ riêng để cấu hình lại sóng não.

Cậu bé tự ti vì nhà không giàu như bạn, chỉ một câu hỏi của mẹ khiến em ngừng so sánh và nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chỉ bằng một câu hỏi nhẹ nhàng, người mẹ đã khiến con không chỉ ngừng so sánh mà còn học được bài học đắt giá về giá trị bản thân.

Ông lão 74 tuổi lương hưu cao, tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng thấy khổ hơn cả người nghèo ở quê: Lý do ai nghe cũng chạnh lòng
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tiền bạc con cái đề huề khiến ai cũng nghĩ ông Hà đang sống sung túc, an nhàn. Thế nhưng, cuộc sống thực sự của ông lại đầy nước mắt, cô độc và nuối tiếc.

Chăm bà 6 năm không được thừa kế gì nhưng cuốn nhật ký cũ bà để lại cho tôi lại chứa bí mật chấn động
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tôi từng nghĩ bà nội bỏ rơi mình sau khi cho tôi thừa kế một tài sản nào. Nhưng một cuốn nhật ký cũ, một dòng mật khẩu bí ẩn và một chiếc két sắt đã khiến tôi thay đổi tất cả suy nghĩ…

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.