Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.TS Nguyễn Đình Cử nói về Sự cần thiết ra đời của Luật dân số: Cần có quy định điều chỉnh cụ thể

GiadinhNet - Nhóm nghiên cứu của Viện Dân số và Các vấn đề xã hội thuộc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa bảo vệ thành công đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh Dân số và khuyến nghị cho Luật Dân số” do GS.TS Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng, giảng viên cao cấp làm Chủ nhiệm.

GS.TS Nguyễn Đình Cử nói về Sự cần thiết ra đời của Luật dân số: Cần có quy định điều chỉnh cụ thể 1

Việt Nam đã và đang giữ vững được mức sinh thay thế. Ảnh: D.Ngọc

Nhân dịp này, Giáo sư Nguyễn Đình Cử đã chia sẻ với PV Báo GĐ&XH những kết quả chủ yếu của đề tài này và những khuyến nghị cho việc xây dựng Luật Dân số.

Pháp lệnh Dân số có 4 điểm mạnh

Thưa Giáo sư, là người nghiên cứu kỹ Pháp lệnh Dân số, theo ông điểm mạnh nổi bật của văn bản này, góp phần vào sự thành công của công tác DS-KHHGĐ trong suốt thời gian qua là gì?

- Theo tôi, Pháp lệnh Dân số có bốn điểm mạnh, đó là: (1) Lần đầu tiên đặt vấn đề điều chỉnh toàn diện và hệ thống các hành vi dân số, công tác dân số bằng luật pháp; (2) Quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, đoàn thể xã hội, công dân đối với công tác dân số; (3) Mở đường cho việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật từ Trung ương đến các địa phương điều chỉnh hành vi dân số; (4) Nhạy bén điều chỉnh những hành vi dân số mới xuất hiện hoặc mới được quan tâm như: Mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng dân số, già hóa dân số, đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số, lồng ghép biến dân số vào các kế hoạch phát triển…

Tuy nhiên, lần đầu tiên xây dựng một văn bản pháp luật điều chỉnh một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề dân số ở nước ta nên Pháp lệnh này cũng còn những hạn chế nhất định như: Phạm vi điều chỉnh quá rộng, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số, các biện pháp của công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số nên việc điều chỉnh thiếu triệt để. Pháp lệnh Dân số mang nặng tính “luật ống, luật khung”.

Chẳng hạn, trong Pháp lệnh Dân số có 17 hành vi được quy định phải “phù hợp” và 7 hành vi quy định phải “hợp lý”, 1 hành vi quy định phải “cân đối” và một số khái niệm chưa được định nghĩa. Vì thế, các quy định mang tính chất chung chung, đường hướng, thể hiện rõ ràng “luật ống, luật khung”. Một tỷ lệ khá cao cán bộ quản lý các cấp không hiểu các khái niệm: Quy mô dân số phù hợp; Cơ cấu dân số hợp lý; Phân bố dân cư hợp lý… Tiếp theo là nhiều quy định không trực tiếp tác động đến hành vi dân số mà mang tính gián tiếp, “vòng qua” quá trình phát triển nên tính hiệu lực chưa cao.

Một hạn chế nữa là Pháp lệnh Dân số 2003 và Pháp lệnh sửa đổi năm 2008 chưa điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh và có khả năng phổ biến trong tương lai.

Trong 10 năm thi hành Pháp lệnh Dân số, theo ông đâu là kết quả ấn tượng nhất?

- Đánh giá chung về kết quả thực hiện Pháp lệnh Dân số, có 45,2% cán bộ quản lý được hỏi trả lời là “tốt” và “rất tốt”. Đối với tôi, ấn tượng nhất là 10 năm qua (2003 – 2012), trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đạt và giữ vững được mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước và mức sinh vẫn tiếp tục giảm sâu dần xuống dưới mức thay thế. Kết quả cung cấp thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được người dân và cán bộ cung cấp dịch vụ đánh giá rất cao.

Kết quả thực hiện các quy định về “Chất lượng dân số”, tuy chủ yếu mới dừng ở các dự án, các hoạt động như: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Phòng chống tảo hôn và quan hệ hôn nhân cận huyết thống cho vị thành niên, thanh niên; Sàng lọc trước sinh và sơ sinh... nhưng cho thấy chúng ta đã bắt đầu khởi động một hướng mới trong lĩnh vực dân số và được nhân dân ủng hộ.

Sáu khuyến nghị với Ban soạn thảo

Theo đánh giá của Giáo sư, việc thi hành Pháp lệnh Dân số còn các hạn chế nào?

GS.TS Nguyễn Đình Cử nói về Sự cần thiết ra đời của Luật dân số: Cần có quy định điều chỉnh cụ thể 2
Giáo sư Nguyễn Đình Cử

“Đối với tôi, ấn tượng nhất là 10 năm qua (2003 – 2012), trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn đạt và giữ vững được mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước và mức sinh vẫn tiếp tục giảm sâu dần xuống dưới mức thay thế. Kết quả cung cấp thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được người dân và cán bộ cung cấp dịch vụ đánh giá rất cao”.

- Phải nói là còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thi hành Pháp lệnh Dân số. Chẳng hạn, theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai biết trước giới tính thai nhi năm 2006 là 66,8% đã tăng lên 72,3% vào năm 2012.

Mặc dù Pháp lệnh Dân số cấm lựa chọn giới tính thai nhi nhưng “tỷ số giới tính khi sinh” vẫn tăng đều đặn. Tình trạng vi phạm các quy định xung quanh vấn đề “giới tính khi sinh” là khá phổ biến. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ văn hóa Nho giáo nên những quy định này chưa “đủ lực” để vượt qua rào cản văn hóa này.

Kết quả thực hiện các quy định về “phân bố dân số” chưa được tốt. Quy định “hạn chế tập trung đông dân cư vào một số đô thị lớn” của Pháp lệnh Dân số khó được thực hiện tại các đô thị lớn do nhiều chính sách không nhất quán. Đầu tư phát triển chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ nên người di cư vẫn dồn về các địa phương này và ngày càng lớn. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chậm được triển khai và có những lo ngại về sự “trùng lặp” công việc giữa Bộ Công an và Bộ Tư pháp…

Giáo sư có khuyến nghị gì cho Ban soạn thảo Luật Dân số hiện nay?

- Báo cáo đánh giá của chúng tôi đã nêu 6 bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng và thực hiện Pháp lệnh Dân số, từ đó cũng đề xuất 6 khuyến nghị đối với Ban soạn thảo Luật Dân số. Tuy nhiên, khuyến nghị quan trọng nhất mang tính định hướng cho việc xây dựng luật liên quan đến phạm vi điều chỉnh.

Như đã nói ở trên, Pháp lệnh Dân số điều chỉnh quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số, liệu Luật Dân số có nên tiếp tục phương hướng này? Quan điểm của chúng tôi là “không”, vì 10 năm qua, nhiều Luật mới liên quan đến dân số đã được ban hành như: Về phân bố dân số có Luật cư trú (2006); Cơ cấu dân số có Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới… Vì vậy, cần xác định nội dung hợp lý cho Luật Dân số.

Theo tôi, nên thay tiêu đề Luật Dân số là Luật Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Về nội dung điều chỉnh của Luật nên dựa theo từng giai đoạn của quá trình sinh sản để cần có quy định điều chỉnh cụ thể, thích hợp. Đó là các giai đoạn: Chuẩn bị mang thai; Giai đoạn mang thai; Giai đoạn không mang thai; Giai đoạn sinh con và giai đoạn sau sinh.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Hà Thư (thực hiện)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top