Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Thứ bảy, 07:47 12/10/2024 | Sống khỏe

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?

Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, gừng có một số công dụng như: gừng (sinh khương) là một vị thuốc giúp tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, cảm mạo, phong hàn, chữa ho mất tiếng...

Gừng có thể giúp giảm đau họng theo nhiều cách. Ví dụ, giúp giảm đau như một chất chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng gây đau họng. Thực tế, gừng còn có nhiều công dụng hơn nữa trong giảm đau họng.

1. Các chất dinh dưỡng thực vật từ gừng

Gừng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học - là các chất dinh dưỡng thực vật có trong một số loại thực phẩm có tác dụng có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất hoạt tính sinh học đáng chú ý nhất trong gừng là gingerols và shogaols.

Các nghiên cứu cho thấy những hợp chất này có đặc tính chống viêm có thể giúp kiểm soát hoặc giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng bệnh, bao gồm cả đau họng. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu khoa học được kiểm soát hơn để hiểu đầy đủ về vai trò của gừng trong việc điều trị và làm dịu cơn đau họng.

Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus), bao gồm cả những bệnh gây đau họng.

Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, người ta thấy dung dịch có 10% chiết xuất gừng có tác dụng ức chế Streptococcus mutans, Candida albicans và Enterococcus faecalis. Ba loại vi sinh vật này thường gây ra nhiễm trùng miệng. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để xem xét cụ thể tác dụng của gừng đối với vi khuẩn và virus gây đau họng.

Gừng còn có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có thể cung cấp lợi ích bảo vệ và chống lại bệnh tật.

2. Gừng có tác dụng chống viêm

Tình trạng viêm họng, ngứa họng có thể là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể với nhiễm trùng hoặc do chất kích thích như dịch mũi.

Tác dụng chống viêm của gừng có thể giúp làm dịu cơn đau họng bằng cách giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm điều này bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể. Các protein này gây ra tình trạng đau và ngứa do viêm.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy gừng giúp giảm đau do viêm amidan và viêm họng khi kết hợp với các loại thảo mộc khác.

3. Gừng tăng cường hệ thống miễn dịch

Gừng có thể giúp làm dịu cơn đau họng và cải thiện thời gian phục hồi do các hợp chất của gừng có thể tăng cường khả năng miễn dịch.

Nhiều cơn đau họng là do virus gây ra như cảm lạnh thông thường, cúm và bệnh bạch cầu đơn nhân.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy gừng kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus. Những kết quả này cho thấy gừng có khả năng làm giảm tỷ lệ đau họng, làm giảm triệu chứng nhanh hơn và cải thiện thời gian phục hồi. Cần thử nghiệm trên người để xác nhận những kết quả này.

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?- Ảnh 2.

Gừng có hiệu quả trong giảm đau họng.

4. Gừng bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh và độc tố

Gừng có thể giúp giảm đau họng bằng cách bảo vệ chống lại vi khuẩn, mầm bệnh và độc tố. Một số loại vi khuẩn gây đau họng như liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra.

Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của chiết xuất gừng với thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn. Là một phần của nghiên cứu, gừng được chiết xuất với số lượng khác nhau từ rễ, lá của cây và pha loãng với nước hoặc ethanol. Dung môi làm từ lá và rễ có hiệu quả như nhau trong việc ức chế vi khuẩn và tương đương với thuốc kháng sinh. Dung môi gốc ethanol có hiệu quả hơn dung môi gốc nước. Nghiên cứu này đều được thực hiện trong ống nghiệm. Cần có thêm nghiên cứu để hiểu tác dụng kháng khuẩn của gừng ở người.

5. Cách dùng gừng để chữa đau họng

Để điều trị đau họng, có thể dùng gừng theo một số cách:

Rễ gừng sống: Lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, nhẹ nhàng chà thìa dọc theo bề mặt của rễ. Sau đó, cắt một miếng gừng tươi dài khoảng 2,5 cm và nhai. Bạn có thể nuốt rễ gừng khi nhai thật kỹ hoặc nhả ra nếu khó chịu.

Nhai một miếng gừng từ hai đến ba lần mỗi ngày để giảm đau: Đây là cách dùng gừng mạnh nhất do tính cay nồng của loại thảo mộc này. Lưu ý, cách này có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

Kẹo gừng, nhai hoặc ngậm: Cách tiện lợi hơn để tiêu thụ gừng là ngậm viên ngậm gừng mua tại hiệu thuốc.

Gừng và mật ong chữa đau họng: Thêm mật ong vào gừng có thể giúp làm dịu hương vị và làm giảm vị cay. Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn, vì vậy nó góp phần mang lại lợi ích chữa bệnh. Có thể thêm 1 thìa canh (5 ml) mật ong vào trà gừng nóng.

Trà gừng: Nhâm nhi trà gừng nóng là một phương thuốc dân gian chữa đau họng hiệu quả và phổ biến. Chất lỏng ấm có thể làm dịu cổ họng bị viêm và trà là một cách dễ dàng để tiêu thụ gừng, giúp cổ họng tiếp xúc với gừng.

Có thể tự pha trà gừng hoặc mua túi trà gừng đóng gói sẵn. Để pha trà gừng tại nhà, hãy trộn 2 thìa cà phê (khoảng 10 ml) gừng tươi hoặc khô vào 1 cốc nước sôi. Ngâm trong năm phút, sau đó lọc lấy nước để loại bỏ gừng trước khi uống. Uống trà gừng tối đa ba lần mỗi ngày để giảm đau. Hoặc dùng 2 thìa cà phê bột ( khoảng 10 ml) tối đa ba lần mỗi ngày pha với nước ấm để dễ nuốt hơn.

6. Những điều cần biết trước khi dùng gừng trị đau họng

Điều quan trọng cần lưu ý là không nên dùng gừng để thay thế cho thuốc cảm lạnh, cúm hoặc thuốc kháng sinh do bác sĩ khuyến cáo hoặc kê đơn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về phương pháp dùng gừng trị viêm họng, nhất là những người có tình trạng sức khỏe kém hoặc có bệnh lý, đang dùng thuốc để xác định liều dùng tốt nhất cho cá nhân.

Gừng được coi là an toàn cho hầu hết mọi người nhưng vẫn có người bị dị ứng với gừng. Hãy thận trọng khi sử dụng trà gừng và thực phẩm bổ sung thường xuyên nếu là phụ nữ mang thai. Đôi khi, gừng gây khó chịu cho dạ dày, ngừng sử dụng nếu điều này xảy ra.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Top