Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...
Bé gái đau bụng âm ỉ, đi khám phát hiện ung thư đường tiêu hóa
Mới đây, bé gái P.N.A.B (10 tuổi, trú tại Đắk Lắk) đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột với triệu chứng đau bụng ngày thứ 3. Cơn đau âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được nên xin nhập viện.
Qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) ổ bụng. Kết quả thấy hình ảnh rõ ràng hơn tắc ruột non do khối u hồi tràng, nghĩ nhiều đến u lympho, đồng thời phát hiện nhiều hạch ổ bụng và dịch tự do trong ổ bụng.

Hình ảnh trên CT ổ bụng cho thấy tắc ruột non do khối u hồi tràng. Ảnh: BVCC
Sau khi tham khảo các kết quả cận lâm sàng khác, các chuyên gia, bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột đã hội chẩn trực tuyến từ xa với các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Hệ thống Y tế Medlatec, thống nhất đưa ra chẩn đoán tắc ruột non do u lympho hồi tràng. Bệnh nhân lập tức được xử trí phẫu thuật cấp cứu.
Kết quả phẫu thuật, đoạn hồi tràng có khối u cứng chắc, kích thước 4x5cm, dính các tổ chức mạc nối xung quanh. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn thấy một nốt vùng phúc mạc tiểu khung, nghi di căn, kích thước 1x1cm. Khối u cùng nốt nghi ngờ di căn đã được cắt bỏ thành công, lấy mẫu làm giải phẫu bệnh.
Giải phẫu bệnh cho kết quả xác định, bệnh nhân mắc u lympho ruột non tuýp hỗn hợp (ác tính).
U lympho ruột non - Dạng ung thư đường tiêu hóa hiếm gặp
Theo BSCKI. BSNT Phạm Thị Yến – Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh cho rằng, u lympho ruột non là u ác tính của ruột non, xuất phát từ mô lympho trong thành ruột non, thường gặp ở hồi tràng (là đoạn cuối của ruột non, nối với ruột già).

Ảnh minh họa
Mặc dù ruột non chiếm phần lớn chiều dài của toàn bộ đường tiêu hóa nhưng u ruột non lại là một dạng u hiếm gặp, với tỷ lệ chỉ chiếm 0.5% toàn bộ ung thư và 3-6% u đường tiêu hoá. Tần suất của u giảm dần từ tá tràng đến hồi tràng.
Triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, cần lưu ý một số triệu chứng sau:
Đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn; rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn); sụt cân, chán ăn, thiếu máu mạn; có thể bí trung và đại tiện nếu có biến chứng tắc ruột.
Ung thư đường tiêu hóa có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm
BSCKI. BSNT Phạm Thị Yến chỉ ra rằng, u ruột non phát hiện muộn có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, u ruột non vẫn có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ. Do đó, việc lắng nghe cơ thể, nắm bắt những thay đổi dù là nhỏ nhất chính là “chìa khóa” quan trọng để phát hiện bệnh.
Bác sĩ Yến khuyến cáo, người dân khi thấy bất kỳ một triệu chứng bất thường nào của đường tiêu hóa, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, người dân nên tầm soát bệnh đường tiêu hóa 1-2 năm/lần để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khả năng điều trị khỏi cao.


Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.