Hà Nội: Xe tải tiếp tục “uy hiếp” đê sông Hồng
GiadinhNet - Dù cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc xử lý thế nhưng mỗi ngày, hàng trăm lượt xe có dấu hiệu quá tải vẫn vận chuyển đất, cát trên đê sông Hồng, đoạn qua địa phận quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) khiến mặt đê và nhiều tuyến đường phụ cận bị phá nát, xuống cấp nghiêm trọng.

Xe tải chở vật liệu xây dựng của nhà xe T.S nối đuôi nhau lưu thông trên đường Bát Khối (Long Biên, Hà Nội) (ảnh chụp chiều 15/7). Ảnh: PV
Nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn
Theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, toàn TP Hà Nội hiện có hơn 200 bãi tập kết, chuyên chở vật liệu xây dựng ven sông, trong đó nhiều bãi không có giấy phép. Đi kèm với hoạt động kinh doanh của các bến bãi này, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe có dấu hiệu quá tải trọng chạy trên mặt đê khiến cung đường này bị hư hỏng, xuống cấp.
Một số vi phạm điển hình phải kể đến đoạn đê Hữu Hồng qua địa bàn xã Đông Dư, huyện Gia Lâm và xã Cự Khối, quận Long Biên. Bất kể ngày hay đêm vẫn có cả trăm lượt xe tải chở vật liệu lưu thông khiến mặt đê bị tàn phá. Tình trạng trên đã được người dân địa các địa phương phản ánh nhiều lần qua các cuộc tiếp xúc của Hội đồng Nhân dân các cấp huyện, xã nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Văn Kiên (người dân xã Đông Dư, huyện Gia Lâm) cho biết: “Người dân đã nhiều lần phản ánh đến cơ quan chức năng nhưng cho đến nay tình trạng này vẫn không được xử lý triệt để, thậm chí lưu lượng xe quá tải, quá khổ lưu thông qua lại còn tấp nập hơn trước. Quan sát bằng mắt thường chúng tôi cũng thấy những chiếc xe này có dấu hiệu quá tải, quá khổ. Cụ thể là những xe tải mang nhãn hiệu Howo có trọng tải hàng chục tấn lưu thông nhưng chẳng mấy khi thấy bóng lực lượng chức năng xử lý”.
Bác Nguyễn Văn Thanh (ở xã Cự Khối, quận Long Biên) cũng cho hay, mỗi khi xe tải từ các bãi cát dưới chân cầu Thanh Trì lên đê, kéo theo cột bụi cát bay mù mịt dài cả chục mét. Khi trời mưa, đường lầy lội khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, các xe tải chở vật liệu xây dựng ngang nhiên di chuyển tốc độ cao qua điểm mặt đê bị rạn nứt, lún dài đã được cắm biển cảnh báo “khu vực đang theo dõi lún”. Để hạn chế nguy hiểm khi tham gia giao thông, nhiều người dân đành chấp nhận đi vào các ngõ ngách, dù đường đi lòng vòng nhưng đảm bảo an toàn.
Để kiểm chứng điều này, chiều 15/7, khảo sát tại đê Hữu Hồng và đường Bát Khối, chúng tôi bắt gặp hình ảnh hàng trăm lượt xe tải chở đất, cát lưu thông qua lại tại đây. Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc xe này đều có dấu hiệu quá tải, phóng nhanh, chạy ẩu cuốn theo khói bụi mù mịt. Bám theo một xe chở cát, chúng tôi men theo con đường đất dài gần 1km ngay dưới chân cầu Thanh Trì, băng qua đê Hữu Hồng đến với điểm trung chuyển cát khá lớn ven sông Hồng. Tuy là giờ trưa, nhưng hoạt động đổ cát diễn ra khá nhộn nhịp. Chiếc xe cỡ lớn vừa đỗ vào, lập tức chiếc xe khác chở cát quá thùng quay đầu hướng ra phía đê Hữu Hồng.
Cụ thể, khoảng 15h, những xe tải chở cát mang BKS 29C-783…, 29C-351… của nhà xe T.S lao nhanh trên đường Bát Khối, thùng xe đầy ắp không được che đậy kĩ càng cuốn bụi mù mịt. Ít phút sau, xe tải mang BKS 99C-118… của nhà xe M.T nối đuôi theo sau, bụi tung trắng xóa cả đoạn đường, hú còi ầm ĩ để các phương tiện giao thông nhường đường. Nhiều người dân lưu thông bằng xe gắn máy hai bên đường đều hoảng sợ phải dừng xe lại nép sát vào lề đường.
Cũng theo ghi nhận, do lượng xe quá tải lưu thông dày đặc dẫn đến mặt đê Hữu Hồng phát lộ nhiều điểm bị rạn nứt, lún 2-3 cm. Dù liên tục được lực lượng chức năng sửa chữa, đắp nhựa đường nhưng vài tháng nứt lại hoàn nứt, lún lại hoàn lún. Các vết nứt kéo dài tạo thành những con “lươn” khổng lồ trên đê khiến người điều khiển phương tiện gặp nguy hiểm.
Điều khiến người dân địa phương lo ngại nhất là mùa mưa bão đang đến gần, trong khi các công trình đê điều trên sông Hồng nhiều đoạn chưa có cơ đê, nền thân đê yếu, nhiều đoạn mặt đê bị vỡ nát, một số điểm bị sạt trượt mái kè. Nguy cơ xảy ra sự cố ở mức cao khi có mưa lũ lớn.
Tình trạng này đã… đỡ đi nhiều?

Nhiều xe tải chạy với tốc độ cao, nhả khói đen gây ô nhiễm và mất an toàn giao thông. Ảnh: PV
Trao đổi với người dân sinh sống tại Đường 39 Ecopark, chúng tôi được biết hàng ngày có tới hàng trăm lượt xe container và xe tải chở đất, cát có dấu hiệu quá tải lưu thông qua đây. Theo quan sát của PV Báo Gia đình & Xã hội, mặc dù tại tuyến phố này đã cắm biển báo giới hạn tải trọng (cấm xe có trọng tải lớn hơn 30 tấn) nhưng các xe tải vẫn ngang nhiên vi phạm. Nguy hiểm hơn, đây là tuyến đường có nhiều người tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp trong đó có rất nhiều người già và trẻ nhỏ.
Về thực trạng trên, ông Trần Việt Hải, Đội trưởng Đội TTGT huyện Gia Lâm (TTGT Hà Nội) cho hay: “Trong suốt một tháng qua, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra liên tục trên khu vực này. Thành phố đã cử 3 đội TTGT đến phối hợp cùng Đội TTGT huyện Gia Lâm kiểm tra, xử lý. Chúng tôi đã tiến hành tuần tra liên tục nhưng các xe tải cứ thấy bóng dáng lực lượng chức năng là lại không chạy. Thực tế trong quá trình kiểm tra chúng tôi cũng thấy tình trạng này đã… đỡ đi nhiều”.
Ông Nguyễn Văn Nhạc, Đội phó Đội CSGT số 5 (Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội) cũng cho biết: “Chúng tôi thỉnh thoảng cũng phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện Gia Lâm tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm trong khu vực này, nhưng phải có kế hoạch thì mới phối hợp kiểm tra, xử lý được. Cách đây 1-2 tháng, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ban hành văn bản giao cho Công an huyện Gia Lâm, Đội CSGT số 5 – Phòng CSGT phối hợp kiểm tra, xử lý tình trạng này”.
Để ngăn chặn xe quá tải phá nát đê, đại diện Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho rằng cần có các biện pháp ngăn chặn như làm cọc, “gông” để hạn chế các phương tiện tải trọng lớn đi vào đê. Mấu chốt phải tăng cường xử lý trong đó cần sự quyết liệt các quận huyện, ngành chức năng đối với các hình thức vi phạm, đặc biệt là tình trạng xây dựng trái phép, tập kết vật liệu xây dựng, xe quá tải chạy trên đê.
Để tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện, chấm dứt tình trạng phương tiện quá tải tham gia giao thông, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Công an các đơn vị, địa phương, tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, xử lý các xe quá tải trên các tuyến giao thông.
Chỉ thị cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng phương tiện chở quá tải tham gia giao thông trên địa bàn.
Nhóm Phóng Viên

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 1 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian
Xã hội - 3 giờ trướcTháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác
Xã hội - 3 giờ trướcSuốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.