Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hãi hùng cơm giá rẻ

Thứ hai, 14:33 10/10/2011 | Xã hội

Đầu bếp cho thêm vào một ít bột nở giúp thịt nở ra, căng phồng lên...

Ở làng đại học Thủ Đức - TP.HCM, chỉ với 10.000 - 12.000 đồng sẽ mua được một phần cơm 3 món: mặn, xào và canh. Trong điều kiện giá thực phẩm ngoài chợ tăng từng ngày thì tại sao các chủ quán cơm vẫn bán với giá siêu rẻ?

Trong vai người phụ việc, phóng viên đã tìm hiểu về nguồn gốc và cách chế biến thực phẩm ở những quán ăn này.

Một nở thành hai

Ngày 20/9, chúng tôi đến xin phụ việc cho quán cơm Tr.L. Hướng dẫn cho nhân viên mới, chủ quán lấy một ít bột màu trắng cho vào thau, đổ nước vào đánh tan sau đó bỏ rổ thịt heo vào.

Vừa làm, bà vừa giải thích: “Chỉ cần một tí bột này, thịt sẽ cứng và có màu đỏ như thịt tươi, chất này còn giúp khử mùi hôi do thịt để lâu ngày”. Đúng như lời bà chủ nói, khoảng 5 phút sau, chúng tôi chứng kiến những miếng thịt bé xíu đã được nở ra gần gấp đôi.
 
Những nguyên liệu ôi thiu được chế biến thành thức ăn để bán cho khách

Tiếp đó, bà chủ quán lấy chiếc chảo vẫn còn dính dầu từ ngày hôm qua, bỏ rau vào xào. Thấy chúng tôi ái ngại, bà chủ trấn an: “Được cái lửa lớn nên vi khuẩn chết hết, không cần rửa làm gì!”.

Sau khi chế biến xong món thịt heo, chủ quán chuyển sang món gà. Cũng như trước đó, đầu bếp cho thêm vào một ít bột nở giúp thịt nở ra, căng phồng lên, sau đó dùng một loại chất bột màu đỏ rắc lên khiến thịt gà chuyển sang màu tươi và tỏa mùi thơm.
 
Ớn lạnh nước mắm
 
Những ngày đi làm nhân viên chạy bàn, chúng tôi chứng kiến cách pha chế nước mắm có một không hai. Bà chủ quán Tr.L cho vào xô một chén nước mắm không nhãn mác, nửa chén bột ngọt và một ít tương ớt. Sau khi đánh đều “hỗn hợp” này, bà chủ lấy hai ca nước lạnh trong bể chứa đổ vào, khuấy thêm vài cái, thế là xong!
Rời quán Tr. L, chúng tôi tiếp tục đến xin làm chân chạy bàn tại quán Th.T. nằm cách đó không xa. Ở đây, ngoài những chiêu thức chế biến “truyền thống” như quán Tr.L thì chủ quán luôn bắt các nhân viên phải học thuộc cách “tiết kiệm tối đa”.

Khi thức ăn trong ngày bán không hết hoặc khách ăn còn dư, không được bỏ mà phải gom lại để tận dụng chế biến món khác. Ví dụ, thịt luộc dư có thể băm nhuyễn quấn với lá lốt rồi nướng hoặc đem trộn vào thức ăn của ngày hôm sau…

Tuy nhiên, công nghệ nấu cơm ở quán Th.T mới thật đáng sợ. Công việc này những người phụ việc không được thò tay vào mà bà chủ quán trực tiếp đảm nhận.

Sau khi nước được đổ vào một chiếc xoong lớn, bà chủ bỏ vào nửa chén chất bột màu trắng rồi lấy gạo đổ vào (chất bột này được người nhà của chủ quán mua từ chợ Bà Chiểu có tác dụng làm gạo nở và xốp cơm).

Khoảng 30 phút sau, cơm chín, dù chỉ với hơn 5 kg gạo nhưng cho ra được một nồi cơm to tướng. Bà chủ quán chia ra làm hai nồi, sau đó vào nhà lấy thêm một thau cơm còn thừa lại từ tối qua đã dính bệt vào nhau, đổ vào hai nồi rồi trộn đều, đưa ra bán cho khách.

Rau thối, thịt ươn

Khu vực làng đại học Thủ Đức có gần 50 quán ăn. Rau củ, thịt cá được các chủ quán mua hàng cũ, giá rẻ từ chợ đầu mối Thủ Đức; dầu mỡ, nước tương lấy từ các chợ Bà Chiểu, Kim Biên, không nhãn mác, nguồn gốc…

Những ngày tiếp theo, chúng tôi xin vào làm việc tại một số quán cơm khác ở làng đại học Thủ Đức. Tại quán cơm M.K. nằm đối diện ký túc xá ĐH Quốc gia, khu vực dùng để chế biến thức ăn là một sân gạch lở lói, nằm sát nhà vệ sinh, xung quanh rác vứt bừa bãi...

Dưới nền đất, thịt, rau để la liệt. Hành tây vừa mới lấy từ chợ đầu mối Thủ Đức về đa phần bị thối một nửa, bà chủ quán hối chúng tôi nhanh tay dùng dao hớt mấy lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt phần thối cho vào rổ. Rau cải, rau muống… vàng úa được cắt bỏ phần gốc, chẻ nhỏ bỏ vào chảo mà không hề rửa. Bà chủ quán tay không đeo găng, bốc thịt, rau bỏ vào chảo xào. Trong nháy mắt, gần 4 rổ rau to tướng đã được chế biến thành món rau xào trông rất ngon mắt.

Chứng kiến cảnh chế biến thức ăn ở quán C.X, chúng tôi chỉ chực… ói. Người phụ việc của quán lấy trong thùng ra một bịch cà chua, mướp đắng, thứ nào cũng bị hư hơn nửa. Sau khi cắt bỏ phần thối, người này bỏ vào chảo xào với thịt bò tạp nhạp thừa từ tối qua mà không hề rửa. Trong khi đó, hai nhân viên khác đang vội vàng sơ chế thực phẩm.

Thịt vừa cắt xong được chuyển qua cho người phụ nữ luống tuổi đang hót rác. Chưa kịp rửa tay, người này nhúng nguyên cả bàn tay vào thau thức ăn để ướp gia vị... Các món chiên như cá, chả cá, đùi gà… cũng được các nhân viên rửa qua loa, sau đó đổ vào chảo dầu đen kịt để chiên lại.

Các loại thịt, cá được chế biến ở đây đa phần đã bị ươn, bốc mùi, mua với giá rẻ, được các chủ quán sử dụng những “hóa chất” không rõ nguồn gốc pha trộn vào, biến thành thực phẩm bắt mắt bán cho khách bình dân.
 
Theo NLĐ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chính thức bắc cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) sáng nay 29/9

Chính thức bắc cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) sáng nay 29/9

Xã hội - 1 phút trước

Dự kiến, 7 giờ 30 phút sáng nay (29/9), Lữ đoàn Công binh 249 sẽ bắt đầu tổ chức bắc và thông nối cầu phao, giúp nối hai bên bờ sông, thuộc địa phận huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), cách chân cầu Phong Châu vừa bị sập khoảng 300m.

Tờ đơn nặc danh khiến hội trưởng phụ huynh phải bỏ tiền túi bù vào quỹ lớp

Tờ đơn nặc danh khiến hội trưởng phụ huynh phải bỏ tiền túi bù vào quỹ lớp

Giáo dục - 20 phút trước

Khi lấy ý kiến về việc trích quỹ lớp 500.000 đồng để ủng hộ nhà trường khắc phục hậu quả sau bão, không có phụ huynh nào phản đối. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, tôi nhận được đơn thư ẩn danh của ai đó trong lớp đòi kiện trường và ban phụ huynh.

Bộ GD&ĐT sẽ từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Bộ GD&ĐT sẽ từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Giáo dục - 34 phút trước

GĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Người Ma Coong từ việc lo cái ăn hằng ngày nay đã mua ô tô 'xịn' về bản

Người Ma Coong từ việc lo cái ăn hằng ngày nay đã mua ô tô 'xịn' về bản

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Với nỗ lực của mình, ông Hợp người Ma Coong đã xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả ở vùng đất khó. Dân bản cũng học hỏi và nỗ lực hơn để bản làng ngày càng giàu đẹp.

Rầm rộ xu hướng check in với camera giao thông trên khắp các tuyến phố

Rầm rộ xu hướng check in với camera giao thông trên khắp các tuyến phố

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu check in thông qua camera giám sát của TP Hà Nội. Được biết, tình trạng này xuất hiện từ khi Hà Nội ra mắt ứng dụng iHaNoi.

Tạm giữ 2 đối tượng cho vay lãi nặng, 6 lần tạt sơn để đòi nợ

Tạm giữ 2 đối tượng cho vay lãi nặng, 6 lần tạt sơn để đòi nợ

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 29/9, Công an TP Dĩ An (tỉnh Bình Dương) cho biết đã tạm giữ hình sự hai đối tượng Phan Đức Hiếu (SN 2001) và Trần Xuân Dũng (SN 2003) về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản người khác.

Đông Anh (Hà Nội): Ngăn chặn thành công vụ giả danh công an để lừa đảo người dân

Đông Anh (Hà Nội): Ngăn chặn thành công vụ giả danh công an để lừa đảo người dân

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH – Dù được cán bộ Công an xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh, Hà Nội) giải thích đây là thủ đoạn lừa đảo nhưng một người dân vẫn ra ngân hàng rút tiền với ý định chuyển cho chúng. Phải mất rất nhiều thời gian kiên trì thuyết phục của cảnh sát, người này mới tỉnh ngộ và dừng việc chuyển tiền.

Xét xử sơ thẩm vụ giết người khi chơi tổ tôm ở Nam Định: Vẫn đang chờ một bản án công minh

Xét xử sơ thẩm vụ giết người khi chơi tổ tôm ở Nam Định: Vẫn đang chờ một bản án công minh

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sáng 28/9, TAND tỉnh Nam Định đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án giết người vì mâu thuẫn khi chơi tổ tôm xảy ra hồi tháng 4/2024 tại xã Hải Bắc (huyện Hải Hậu, Nam Định). Tại phiên tòa, các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bị hại đã phân tích nhiều bút lục được cho là có vấn đề, đưa ra ý kiến tranh luận với quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát (VKS) và đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trước khi tuyên án.

Chiêu trò gọi điện thông báo trúng thưởng để lừa đảo

Chiêu trò gọi điện thông báo trúng thưởng để lừa đảo

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng gọi điện cho nạn nhân tự xưng là nhân viên của Viettel thông báo đã trúng thưởng những phần quà lớn nhằm mục đích lừa đảo.

Vì sao nhiều tuyến đường ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa thể đấu nối?

Vì sao nhiều tuyến đường ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa thể đấu nối?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều tuyến đường ở Thừa Thiên Huế được đầu tư xây dựng nhưng chậm đưa vào khai thác do chưa thể đấu nối vào Quốc lộ 1A. Thực trạng này gây ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, đặc biệt an toàn giao thông.

Top