Hàng loạt sai phạm dưới chân cầu Thanh Trì (1): Nhiều doanh nghiệp bất chấp quy định về thoát lũ
GiadinhNet - Trong tổng số gần 30 công ty đang hoạt động trên đất được cấp trái thẩm quyền dưới khu vực chân cầu Thanh Trì, thì hầu hết đều hoạt động “chui lủi”, không biển hiệu, không địa chỉ rõ ràng. Đặc biệt, nhiều cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện đang vi phạm nghiêm trọng về pháp luật bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão.
Doanh nghiệp “không tên” hoạt động tràn lan
Hơn 20 năm trước, khu vực ngoài bãi sông Hồng thuộc địa phận huyện Thanh Trì (nay là phường Thanh Trì, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai) là hàng chục héc ta đất được người dân khai hoang để trồng rau, cây ăn quả. Do pháp luật về đất đai thời đó còn lỏng lẻo, một số người dân đã xây dựng nhà cửa khang trang, cố định trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, còn một số doanh nghiệp thì về đây thuê làm kho bãi hoặc xưởng sửa chữa.
Cũng bắt đầu từ năm 1997 trở đi, lãnh đạo các địa phương trên địa bàn ký hợp đồng cho hàng loạt doanh nghiệp, cá nhân thuê đất ở đây làm kho bãi, trồng cây ăn quả nhưng bị biến tướng hoặc lách luật để kinh doanh, sử dụng vào mục đích khác. Đến năm 2007 cầu Thanh Trì được thông xe thì khu vực xung quanh cầu càng trở nên “lý tưởng” cho các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, xưởng sửa chữa, điểm tập kết vật liệu xây dựng…
Ông Trịnh Văn Minh, một người dân từng có 60 năm sống ở ven sông, khu vực gần chân cầu Thanh Trì, biết về lịch sử khu đất này như nằm lòng bàn tay. Ông là người từng rất bức xúc bởi các lãnh đạo địa phương trước đây mang hàng chục héc ta đất ở đây cho các doanh nghiệp, cá nhân thuê với giá rẻ như bèo. Sau đó, những năm 2011, 2012, khi có một số đơn thư phản ánh, UBND quận Hoàng Mai, UBND TP Hà Nội và nhiều ban ngành vào cuộc thì mới vỡ ra chuyện cho thuê đất trái thẩm quyền ở hai phường Thanh Trì và Lĩnh Nam. “Người dân dựng lên cái lều, thì biết ngay, bắt phá bỏ ngay nhưng hàng chục héc ta đất cho thuê trái thẩm quyền thì không bị sao cả. Tất cả lãnh đạo đã từng làm sai đó, tôi biết họ đều về hưu hoặc chuyển công tác “an toàn”, ông Minh nói.
Đưa chúng tôi đi thị sát một vòng ven bờ sông Hồng dưới chân cầu Thanh Trì, ông Minh cho biết, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực này đều không trưng ra biển tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh. “Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực gì, tên gì thì chỉ chính quyền mới biết, còn người dân thì chịu. Chúng tôi đề nghị công luận cần lên tiếng mạnh mẽ để chính quyền sát sao hơn nữa, tránh tình trạng lộn xộn, mất trật tự như khu vực này”, ông Minh bức xúc. Và đúng như lời ông Minh nói, trong quá trình thâm nhập thực tế ở khu vực dưới chân cầu Thanh Trì (thuộc hai phường Thanh Trì và Lĩnh Nam), chúng tôi rất khó khăn để nhận biết các công ty đang đổ cát, than, vật liệu xây dựng tràn lan ở đây thuộc công ty gì, ai quản lý, địa chỉ ra sao(?).
Đến nay, sau khi Sở TNMT Hà Nội có kết luận chính thức được gần 3 năm với tổng số 30 doanh nghiệp, cá nhân đang sử dụng đất trái mục đích (phường Lĩnh Nam có 09, phường Thanh Trì có 21), UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục để thuê đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động dưới dạng trá hình, liên doanh, liên kết vẫn thách thức quy định pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão.
Quy định dưới 3m, tập kết trên 7-8m
Theo thông tin mà chúng tôi có được, trong số 30 doanh nghiệp, cá nhân đã thuê đất sai thẩm quyền theo Kết luận 1316 của Sở TNMT Hà Nội, đến nay, đã có một số doanh nghiệp được UBND TP Hà Nội ký quyết định cho thuê theo quy trình pháp luật. Một số công ty khác đã được Sở NN&PTNT Hà Nội, hoặc Chi cục Bảo vệ Đê điều và Phòng chống lụt bão (ĐĐ&PCLB) có ý kiến hoặc đang thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, trong những văn bản mà Chi cục ĐĐ&PCLB có ý kiến hiện vẫn rất nhiều doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng qui định về đê điều và hành lang thoát lũ.
Theo ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Chi cục ĐĐ&PCLB Hà Nội, sau khi có Kết luận 1316, thì Chi cục ĐĐ&PCLB cũng có một số ý kiến kèm theo các yêu cầu là nếu các doanh nghiệp muốn tiếp tục thuê đất thì cần phải chấp hành theo đúng những quy định về quản lý đê điều và phòng chống lụt bão. Dù Chi cục ĐĐ&PCLB có ý kiến, Hạt quản lý đê số 3 (quận Hoàng Mai) cũng có văn bản gửi các doanh nghiệp nhưng gần như tất cả các doanh nghiệp ở đây không hề tuân thủ. Thực tế quan sát cũng cho thấy các doanh nghiệp vẫn tập kết than, cát, vật liệu xây dựng thành núi cao cả chục mét, nhiều chiếc thuyền chở cát quá tải vẫn cập bến vô tư mà không có bất kỳ cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý.
Chẳng hạn, Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng sản xuất Trung Kiên cách chân cầu Thanh Trì khoảng tầm 80 – 90m. Đây là công ty được UBND phường Thanh Trì ký hợp đồng cho thuê 3.288m2 đất từ 15/12/2008 đến 15/12/2011 với đơn giá 10.000đồng/m2/năm. Sau khi đã hết hạn thuê đất, doanh nghiệp này được Sở NN&PTNT Hà Nội có công văn số 754/SNN-ĐĐ thống nhất với chủ trương của TP Hà Nội chấp thuận cho thuê đất hàng năm để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Văn bản số 754 ghi rõ, doanh nghiệp này không được phép hoạt động từ ngày 15/5-30/10 hàng năm, không được xây dựng công trình, dù là công trình tạm… Theo đó, hiện nay là thời điểm cấm hoạt động nhưng doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường, công trình xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc tại đây cũng rộng hàng trăm mét vuông. Đó là trên bờ, còn dưới sông, thời điểm chúng tôi thực tế, vẫn có 3 chiếc thuyền chở cát quá tải đang chờ để múc lên bến bãi, bất chấp về sai phạm giao thông đường thủy. Trong khi trước đó, ngày 8/6, Hạt quản lý đê số 3 đã có văn bản số 80/HQLĐ3 gửi công ty này về việc hạ chiều cao, san gạt vật liệu xây dựng dưới 2m.
Cách Công ty Trung Kiên không xa là hàng loạt công ty khác như TNHH Linh Dao, Cổ phần vận tải Đa phương thức, Cổ phần vận tải thương mại, Cổ phần cơ khí vận tải Hà Nội, Công ty Thành An 115, Cổ phần đầu tư Sông Đà – Việt Đức, TNHH Thành Long, Đông Bắc, Nam Cường, An Dương, Bê tông Việt Hàn, … đều tập kết than, cát, vật liệu xây dựng với hàng nghìn m3, cao trung bình từ 6 – 7m và đang hoạt động bình thường trong mùa mưa lũ. Ông Minh bức xúc: “Tôi không biết rõ về các quy định bảo vệ đê điều, chỉ giới thoát lũ, chỉ biết mấy chục năm qua mưu sinh ở khu vực này, tôi chưa thấy doanh nghiệp nào dừng hoạt động trong mùa mưa lũ. Còn về chiều cao chất tải thì lúc nào cũng thấy hàng chục ngọn núi cát, than, vật liệu xây dựng cao ngất của mấy chục công ty này”.
Theo Kết luận 1316 /KLTT-STNMT, ngày 04/10/2013 của Sở TNMT Hà Nội, có nhiều đơn vị sử dụng đất sai mục đích từ năm 1992, nhiều hợp đồng được UBND các phường kế thừa ký tiếp cho đến khi sự việc được phát hiện và thanh tra. Hầu hết, các doanh nghiệp này đều có nhà xưởng được xây dựng từ nhiều năm trước, có nhà xưởng nằm ngay trong vùng thoát lũ (theo quy hoạch) nhưng vẫn hoạt động bình thường trong nhiều năm, kể cả khi có cấp báo động cao nhất về lũ, lụt. Đến nay, nhiều doanh nghiệp được UBND TP Hà Nội cho thuê đất theo pháp luật nhưng đã vi phạm, bất chấp những điều kiện về vùng thoát lũ và bảo vệ đê điều.
P.Bình – Q.Chiến
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 8 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 28 phút trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 30 phút trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 30 phút trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 8 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 10 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 10 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.