Hành trình giải cứu bướu che cả miệng ở em bé 12 tháng tuổi
ThS BS.Trần Thanh Vỹ - Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công cho em bé 12 tháng tuổi bị bướu che cả miệng khiến việc ăn bú rất khó khăn và rất mất thẩm mỹ.
Được biết, khi mới sinh ra bé M. đã bị bướu máu tại môi dưới, bướu che cả miệng khiến cho việc bú mẹ rất khó khăn. Mẹ bé M.cho biết, khi mới sinh ra đến giờ mẹ bé cũng thấy con bị bệnh như vậy thương sót con nên đã đưa bé M đi nhiều bệnh viện để khám và chữa cho con nhưng kết quả không khả quan.
Mới đây, chị lại đưa bé M đến Bệnh viện Đại học Y Dược để được các bác sĩ khám và điều trị.
BS Vỹ người trực tiếp phẫu thuật cho bé M cho biết. Bé M bị bướu dạng là dị dạng mạch máu, đây là một dị dạng bẩm sinh có thể bị bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Nhưng có những vị trí đặc biệt khó khăn trong việc điều trị.
Trường hợp bé M bị bướu môi dưới, bướu che cả miệng khiến bé ăn bú khó khăn và rất mất thẩm mỹ.Sau khi khám và đánh giá các bác sĩ đã dùng nhiều phương pháp để điều trị như gây xơ bướu bằng Ethanol đậm đặc, phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình...
Tới nay việc điều trị đã cho kết quả khả quan, hiện bệnh nhi đã xuất viện.
Theo BS. Vỹ bé M bị bướu dạng là dị dạng mạch máu, đây là một dị dạng bẩm sinh. Dị dạng mạch máu là bệnh lý xuất hiện từ lúc trẻ mới chào đời, chiếm tỷ lệ 1% dân số. Trong giai đoạn bào thai, cơ thể có hệ thống mạch máu nguyên thủy. Khi phôi thai phát triển, các mạch máu nguyên thủy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể nên bị tiêu hủy đi và được thay thế bằng hệ thống mạch máu mới. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó, các mạch máu nguyên thủy không bị tiêu hủy như cơ chế thông thường khiến đứa trẻ chào đời bệnh dị dạng mạch máu.
Cần phân biệt dị dạng mạch máu với bệnh bướu máu ở trẻ sơ sinh. Bướu máu sơ sinh là một bệnh lành tính thường gặp, về bản chất không phải là dị dạng mạch máu. Bệnh thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau sinh, phát triển nhanh trong 9 tháng đầu, ngưng phát triển từ tháng thứ 9 đến tháng 12 rồi thoái triển nhỏ dần. 95% trường hợp trẻ đến 4-5 tuổi, thương tổn này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
Một số trường hợp hiếm, bướu máu gây nên những vấn đề nghiêm trọng mới cần được giải quyết như tình trạng xuất huyết, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường thở, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc suy tim cung lượng cao. Tùy theo loại bướu máu mà có các phương pháp điều trị khác nhau.
Dị dạng mạch máu bao gồm: Dị dạng tĩnh mạch, dị dạng động - tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch hay phối hợp. Trước đây bệnh thường được điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ nhiều động mạch nuôi khối dị dạng với hy vọng làm giảm nguồn máu nuôi sẽ làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, cách này được chứng minh là không hiệu quả, chẳng hạn trong trường hợp dị dạng động - tĩnh mạch sẽ sinh ra thêm nhiều mạch máu mới khiến cho tình trạng bệnh ngày càng xấu hơn.
Với sự phát triển của y học, ngày nay một số bệnh dị dạng mạch máu có thể chữa khỏi bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Theo đó bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc triệt tiêu các mạch máu bị dị dạng mà vẫn bảo tồn các mạch máu bình thường. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát rất thấp.
Theo Khánh Mai/SK&ĐS
Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về
Y tế - 1 giờ trướcMột trường hợp bệnh nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu có diễn biến nặng, được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong. Đến chiều nay, số ca nhập viện nghi ngộ độc tăng thêm 63 người, có 6 ca nặng.
Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay
Y tế - 1 ngày trướcSau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng
Y tế - 1 ngày trướcTheo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.
Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trong tháng 11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh sởi biến chứng nặng, phải thở máy.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 3 ngày trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 1 tuần trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 tuần trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tếGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.