Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hậu quả khôn lường của kết hôn cận huyết thống ở huyện Lắk

Chủ nhật, 18:18 06/05/2012 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Huyện Lắk hiện có 13.779 hộ, với hơn 62.000 nhân khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 63,8% dân số, chủ yếu là người M’Nông và ÊĐê. Từ xa xưa, việc kết hôn cận huyết thống đã trở thành phong tục của họ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Lắk tại 4 xã triển khai mô hình Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống gồm: Đắk Liêng, Bông Krang, Đắk Phơi và Yang Tao, từ năm 2005 đến nay có 48 cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống. Một biểu hiện rõ nét của kết hôn cận huyết thống ở huyện Lắk là con cô kết hôn với con cậu.
 
Thực tế y học đã chứng minh kết hôn cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như: mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời. Kết hôn cận huyết thống là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe, suy thoái chất lượng giống nòi, gây ra khó khăn về đời sống kinh tế của nhiều gia đình.
 
Hai cháu Y’Teo và H’Nê Sira ngồi trước (từ phải qua).

Anh Y’Ứng Bdap và chị H’Loan Bdap ở buôn Yang Lah (xã Đắk Liêng) có quan hệ huyết thống với nhau. Anh Y’ứng là con của người anh, còn chị H’loan là con của người em gái, năm 2010 họ quyết định cưới nhau. Hậu quả đáng tiếc của cuộc hôn nhân cận huyết thống này là đứa con đầu lòng sinh ra đã bị chết không rõ nguyên nhân. Khi được hỏi vì sao 2 người biết là anh em mà vẫn cưới nhau thì chị H’Loan không ngần ngại trả lời: thích nhau thì lấy, không bị ai cấm đoán vì đây là phong tục của người đồng bào từ lâu nay rồi.
 
Cùng có hôn nhân cận huyết thống với nhau, nhưng hậu quả mà vợ chồng anh Y’Muôn Đắk Cắt và chị H’Blei Lứk ở buôn Ya (xã Bông Krang) phải gánh chịu rất nặng nề. Anh chị đã có với nhau 8 đứa con, trong đó, 5 đứa đầu bình thường, nhưng đến đứa thứ 6 lên 2 tuổi thì chết, đứa con thứ 7 là Y’Teo Lứk đã 7 tuổi nhưng chỉ biết nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hàng ngày của em phải có người khác giúp đỡ; còn đứa con thứ 8 H’Nê Sira Lứk được 7 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 4,5 kg và chưa biết lật, chưa biết bò và đang mang trong mình bệnh viêm phổi.

Cuộc sống của gia đình anh Y’Muôn và chị H’Blei trước đây cũng như hiện tại gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập chính của gia đình là từ 2 sào rẫy trồng mì, trồng bắp và 2 sào ruộng. Không chỉ thiếu thốn về cái ăn, cái mặc mà việc học hành của những đứa con trong gia đình này cũng không đến nơi, đến chốn. Đứa con đầu đã bỏ học giữa chừng đi lấy chồng, đứa con thứ 2 bỏ học đi làm thuê. Không những thế, việc chăm sóc 2 đứa con bị bệnh tật bẩm sinh đã làm cho cuộc sống của gia đình Y’Muôn vốn đã khó khăn nay càng thêm túng quẫn.
 
Cần tăng cường tuyên truyền hậu quả kết hôn cận huyết thống.
 
Để giảm hậu quả của kết hôn cận huyết thống, cải thiện chất lượng giống nòi, từ năm 2009, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại huyện Lắk.
 
Qua Mô hình, trên địa bàn 4 xã thực hiện các hoạt động tuyên truyền như (sinh hoạt nhóm, tư vấn tại nhà, tư vấn tại trường dân tộc nội trú, tuyên truyền tại nhà văn hóa cộng đồng) được thực hiện thường xuyên, đã hạn chế được những trường hợp kết hôn cận huyết thống. Nếu như năm 2009 có 10 cặp kết hôn cận huyết thống thì năm 2011 chỉ còn 1 cặp. Tuy nhiên, kết hôn cận huyết thống là phong tục lâu đời của người đồng bào dân tộc thiểu số, vì thế không thể “một sớm, một chiều” thay đổi được mà cần có các giải pháp lâu dài.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, ở huyện Lắk, nhiều người còn cho rằng công tác tuyên truyền về hậu quả kết hôn cận huyết thống là việc của cán bộ y tế, cán bộ dân số, dẫn đến kết quả Mô hình can thiệp giảm tình trạng kết hôn cận huyết thống chưa vững chắc. Do đó, cần tăng cường vai trò tuyên truyền của chính quyền và các đoàn thể. Đồng thời, phát huy tối đa sự vào cuộc của các già làng, trưởng buôn, những người có uy tín trong cộng đồng; chú trọng tuyên truyền hậu quả kết hôn cận huyết thống cho vị thành niên, thanh niên…nhằm nâng cao ý thức cho người dân, giảm thiểu tình trạng kết hôn cận huyết thống, từng bước cải thiện chất lượng giống nòi, chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lắk.
 
Võ Thảo    
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top