Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hé lộ về "Biển Chết" trong lòng sao Diêm Vương dưới lớp băng lạnh âm 220 độ

Thứ sáu, 20:21 07/06/2024 | Chuyện đó đây

Với nhiệt độ âm 220 độ C, bề mặt sao Diêm Vương là khối chất rắn đông lạnh. Nhưng bên dưới lớp băng nitơ đó có thể là một đại dương nước lỏng. Một nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng đại dương đó trông như thế nào: Nó có thể sâu hơn lớp vỏ Trái Đất và đặc hơn nước biển của Trái Đất.

Có vẻ kỳ lạ khi tìm kiếm nước lỏng trên một thế giới lạnh giá và xa xôi như sao Diêm Vương. Tuy nhiên, trong dữ liệu từ New Horizons, các nhà khoa học đã tìm thấy một số manh mối cho thấy lớp nước lỏng dưới bề mặt sao Diêm Vương. Đầu tiên, sao Diêm Vương không có chỗ phình ra ở xích đạo, một đặc điểm ít có khả năng hình thành nếu vật thể có chất lỏng bên trong. Thứ hai, bề mặt băng giá của sao Diêm Vương dường như đã bị nứt do giãn ra theo thời gian, nguyên nhân có thể là do nước lỏng đóng băng bên dưới lớp băng nitơ trên bề mặt của nó, vì nước là một trong số ít chất nở ra khi đóng băng.

Đáng chú ý nhất, một số nhà khoa học tin rằng sao Diêm Vương có chứa các núi lửa lạnh phun ra hơi nước hoặc thậm chí là nước đá ở thể rắn. Nước đó phải đến từ đâu đó và một lớp nước lỏng bên dưới lớp vỏ của sao Diêm Vương sẽ phù hợp với mô tả này.

Hé lộ về "Biển Chết" trong lòng sao Diêm Vương dưới lớp băng lạnh âm 220 độ - Ảnh 1.

Sao Diêm Vương. Ảnh: NASA

Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington ở St. Louis và Viện Mặt trăng và Hành tinh ở Houston bắt đầu xây dựng một mô hình về lớp chất lỏng đó trông như thế nào. Đặc biệt, họ muốn xem xét Sputnik Planitia - một lưu vực đất thấp hình trái tim trên bề mặt sao Diêm Vương, được cho là hậu quả của một vụ va chạm. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã thử các hình dạng khác nhau về độ dày của đại dương và mật độ nước, dẫn đến kết quả là Sputnik Planitia có nhiều vết nứt mà New Horizons quan sát được.

Tính toán của họ chỉ ra rằng đại dương trên sao Diêm Vương rất có thể sẽ sâu khoảng 40 - 80km và đặc hơn nước biển trên Trái Đất khoảng 8%. Nó đặc như Hồ Muối Lớn.

Tuy nhiên, ý tưởng về đại dương của sao Diêm Vương vẫn gây tranh cãi. Các nhà khoa học không có đủ thông tin về sao Diêm Vương để biết rằng liệu bằng chứng này thực sự cho thấy nước ở thể lỏng hay chỉ là suy diễn. Gần đây nhất, một nghiên cứu mô phỏng nguồn gốc của Sputnik Planitia cho rằng lưu vực hình trái tim này rất có thể đã hình thành, nếu sao Diêm Vương có phần bên trong rắn.

Vì thế, cho đến khi các tàu vũ trụ kế nhiệm New Horizons cho phép chúng ta quay lại thăm sao Diêm Vương, những gì nằm dưới bề mặt hành tinh này vẫn là bí ẩn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Chuyện đó đây - 23 giờ trước

Bức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Các nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu đột phá, hé lộ kích thước đáng kinh ngạc và hình dạng thực sự của loài cá mập tiền sử khổng lồ Megalodon.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Hệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.

Bức ảnh khiến hàng triệu người nhìn vào đều phải khóc thét và đồng lòng nói 1 câu duy nhất

Bức ảnh khiến hàng triệu người nhìn vào đều phải khóc thét và đồng lòng nói 1 câu duy nhất

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Cộng đồng mạng không tranh cãi mà đều có chung nhận định dưới bài đăng này.

Chàng trai làm game chỉ bằng 1 câu lệnh AI, kiếm 1 tỷ đồng/tháng

Chàng trai làm game chỉ bằng 1 câu lệnh AI, kiếm 1 tỷ đồng/tháng

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Tất cả những việc cần làm, là mô tả ý tưởng bằng ngôn ngữ tự nhiên, sau đó để AI tự viết mã.

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Phát hiện về nước 2 tỷ năm tuổi tại mỏ Kidd Creek không chỉ là một bước tiến lớn trong địa chất học mà còn mở ra những câu hỏi quan trọng về nguồn gốc và khả năng tồn tại lâu dài của sự sống.

Núi Roraima: 'Thế giới đã mất' bị cô lập hàng triệu năm mà người bản địa gọi là 'nhà của các vị thần'

Núi Roraima: 'Thế giới đã mất' bị cô lập hàng triệu năm mà người bản địa gọi là 'nhà của các vị thần'

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Núi Roraima là một thành tạo đỉnh bằng phẳng với các hồ nước trong vắt, thác nước và một hệ sinh thái độc đáo đã bị cô lập với thảo nguyên xung quanh trong hàng triệu năm.

Bức ảnh ghi lại sự tương phản đáng kinh ngạc trên trái đất chúng ta đang sống

Bức ảnh ghi lại sự tương phản đáng kinh ngạc trên trái đất chúng ta đang sống

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Hình ảnh tại thành phố Manaus khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Cô gái xinh đẹp trả tiền để tìm chồng

Cô gái xinh đẹp trả tiền để tìm chồng

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Bạn sẽ trả bao nhiêu để gặp được tình yêu của đời mình? Đối với một người phụ nữ, con số đó lên tới 2.000 đô la. Mới đây, một cô gái ở Singapore đăng bài sẽ trả 2.000 đô la Singapore (1.500 đô la Mỹ) cho bất kỳ ai có thể mai mối thành công cho cô.

Top