Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiểu rõ về thực phẩm nhưng một đầu bếp chuyên nghiệp vẫn bị tiểu đường, những gì cô làm sau vài giờ đọc báo và xem video đã khiến bác sĩ cũng phải kinh ngạc

Thứ sáu, 14:45 24/07/2020 | Sống khỏe

Vào tháng 10 năm 2019, người phụ nữ này rất sốc khi bác sĩ thông báo cô sẽ chết vì đau tim hoặc đột quỵ trong vài tháng sắp tới nếu không thay đổi lối sống ngay từ bây giờ.

Staci McDonald, 49 tuổi, một đầu bếp chuyên nghiệp, hiểu rõ hơn ai hết về tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe. Nhưng rồi vào tháng 10 năm 2019, người phụ nữ này rất sốc khi bác sĩ thông báo cô sẽ chết vì đau tim hoặc đột quỵ trong vài tháng sắp tới nếu không thay đổi lối sống ngay từ bây giờ.

Staci chia sẻ: “Tôi vô cùng bối rối và khó thể tin được bản thân lại phải đối mặt với căn bệnh này”. Người mẹ 2 con này đã gặp phải một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường . Cô lúc nào cũng cảm thấy đói bụng, thường xuyên ăn khi thức dậy và liên tục khát nước.

Sự chủ quan

Hiểu rõ về thực phẩm nhưng một đầu bếp chuyên nghiệp vẫn bị tiểu đường, những gì cô làm sau vài giờ đọc báo và xem video đã khiến bác sĩ cũng phải kinh ngạc - Ảnh 1.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên, hay khát, cảm thấy mệt mỏi và đói, gặp các vấn đề về thị lực, lâu lành vết thương, dễ bị nhiễm trùng.

Theo Staci: “Tôi thực sự nghĩ đây là dấu hiệu tốt bởi uống nước nhiều hơn sẽ tạo thói quen đi vệ sinh thường xuyên, từ đó loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, mờ mắt xuất hiện và dần trở nên tồi tệ hơn, tôi quyết định đi khám để tìm ra nguyên nhân”.

Sau khi tiến hành một loạt xét nghiệm, cô trở về nhà và nhận được cuộc gọi từ bác sĩ. Staci kể lại: “Ông ấy nói rằng tôi cần quay lại vào sáng hôm sau. Thông thường phải mất một thời gian mới có kết quả nhưng lần này khác. Bác sĩ nói chuyện nghiêm túc đến nỗi tôi biết có điều gì đó không ổn”.

Kết quả cho thấy lượng đường huyết trong máu của Staci ở mức rất cao và có nhiều khả năng cô đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Người phụ nữ này nhớ lại: “Bác sĩ chỉ cho tôi rời đi sau khi được tiêm insulin. Ông ấy cũng kê một ít thuốc và dặn nếu chỉ số không hạ, tôi cần phải nằm viện”.

Điều chỉnh lối sống

Hiểu rõ về thực phẩm nhưng một đầu bếp chuyên nghiệp vẫn bị tiểu đường, những gì cô làm sau vài giờ đọc báo và xem video đã khiến bác sĩ cũng phải kinh ngạc - Ảnh 2.

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người phụ nữ này phải đối mặt với việc lựa chọn thực phẩm và thay đổi chế độ ăn uống. “Tôi hiểu căn bệnh này và những biến chứng có thể gây ra. Là một đầu bếp chuyên nghiệp, tôi đã gặp rất nhiều khách hàng mắc bệnh tiểu đường và thậm chí còn giúp họ lên kế hoạch ăn uống. Thật trớ trêu khi chính bản thân tôi lại phải đối mặt với căn bệnh này. Đã đến lúc tôi cần suy nghĩ lại về những thứ mình biết và những gì dạy cho người khác”, cô cho biết.

Ngoài tiêm insulin và thuốc, bác sĩ cũng vạch ra một chế độ ăn kiêng cô cần tuân theo. Theo Staci: “Về cơ bản, chúng chẳng khác chế độ dinh dưỡng tôi đang áp dụng, thứ đã đẩy tôi vào trạng thái hiện tại. Rõ ràng đây không phải là hướng đi đúng đắn. Vì vậy, tôi về nhà và tự tìm kiếm trên mạng cách đánh bại tiểu đường tuýp 2”.

Sau vài giờ đọc các bài báo và xem video trên YouTube, người phụ nữ này đã lựa chọn chế độ ăn keto, một chế độ dinh dưỡng cắt giảm carbohydrate xuống còn 50 gram mỗi ngày để đạt được trạng thái ketosis. Khi ở trong trạng thái này, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo, thay vì đường, để lấy năng lượng.

Kết quả bất ngờ

Ngay sau khi áp dụng chế độ ăn keto và nói “Không” với đường, cô đã cảm thấy tốt hơn. Theo Staci: “Tôi bắt đầu ngủ ngon hơn và cân nặng giảm đi đáng kể. Sự thay đổi này đã đem lại hiệu quả nhanh và rõ rệt”.

Ba tháng sau, cô đi khám và tiến hành xét nghiệm lần nữa. Kết quả bất ngờ tới nỗi bác sĩ của cô phải kinh ngạc. Các chỉ số không còn nằm trong mức báo động và thậm chí đạt mức bình thường.

Tám tháng sau, những chỉ số này vẫn ổn định. Staci tiếp tục tuân thủ chế độ ăn keto và rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không phải là bản án tử hình. Người phụ nữ này chia sẻ: “Hãy coi chúng như một lời cảnh báo cho thấy sức khỏe xuống dốc vì bạn đang đi sai hướng. Đây là một cơ hội để bạn tự nhìn lại bản thân. Thay đổi lối sống là việc làm vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật”.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

Top