Hình thức lừa đảo từ 30 năm trước vẫn khiến du học sinh 'dính bẫy
Hàng tỉ đô la đã rơi vào túi những kẻ lừa đảo mỗi năm thông qua hình thức giả bắt cóc sinh viên để tống tiền.
Thông thường để lừa được tiền của nạn nhân, các thủ đoạn lừa đảo phải thật tinh vi và lạ lẫm. Tuy nhiên, hình thức lừa đảo đã có từ 30 năm trước này vẫn khiến nhiều người tin theo không một chút ngờ vực. Thậm chí, nhiều nạn nhân còn tình nguyện bị giam giữ, không có ý định cố gắng trốn thoát. Họ chỉ thật sự biết mình bị lừa sau khi được nhà chức trách giải thích chuyện gì đã xảy ra.

Nạn nhân bị thuyết phục rằng việc quay video, chụp ảnh giả mạo mình bị bắt cóc sẽ giúp họ tránh được rắc rối.
Một nữ sinh viên 18 tuổi đang học tại New South Wale (Úc) đã được một nhóm những người nói tiếng Trung tiếp cận. Họ tự nhận là cảnh sát Trung Quốc và đang cố gắng giúp cô thoát khỏi một rắc rối pháp lý tại đây. Việc cô cần làm là đến ẩn náu tại một ngôi nhà cùng người lạ mặt.
Tiếp theo, nhóm lừa đảo liên lạc với một thanh niên 22 tuổi, thuyết phục anh ta rằng cô gái 18 tuổi kia là một nhân chứng cần được bảo vệ. Hai người sẽ sống chung nhà, ăn riêng trong 8 ngày.
Trong suốt thời gian đó, cô gái được nhóm người lạ hướng dẫn cách quay video, chụp ảnh bằng chứng giả mạo mình bị bắt cóc để gửi cho họ cùng lời hứa sẽ dùng những tư liệu trên để giúp cô đánh lừa luật pháp của nước sở tại.
Tuy nhiên, du học sinh người Trung Quốc này lại không hề biết rằng, video cùng hình ảnh cô bị bắt cóc đã được gửi cho chính gia đình của cô, với mục đích yêu cầu họ phải đưa 213.000 USD để cô được an toàn.
Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp giả mạo bắt cóc được biến tấu rất tinh vi mà cảnh sát đã phát hiện được.
"Đây là vụ lừa đảo thứ 9 được báo cáo trong năm nay. Một khoản tiền chuộc ước tính gần 3,5 triệu USD đã bị lấy đi từ gia đình các nạn nhân", cảnh sát New South Wale nói.
"Nhóm lừa đảo đã khéo léo thay đổi kịch bản tùy từng đối tượng, hầu hết là lợi dụng lòng tin vào pháp luật của các du học sinh. Như vụ việc ở trên, những liên lạc đầu tiên đã bắt đầu từ tháng 7. Họ lừa nữ sinh 18 tuổi rằng thông tin cá nhân của cô đã bị sử dụng bất hợp pháp, do đó cô đang gặp rắc rối về mặt pháp luật", cảnh sát cho biết thêm.
Cách thức hoạt động của trò lừa đảo
Theo giảng viên tội phạm học Lenno Chang của Đại học Monash, hình thức lửa đảo tương tự như vậy đã xuất hiện từ 30 năm trước.
Nạn nhận thường nhận được một cuộc gọi đột ngột từ kẻ lừa đảo, nói tiếng Quan Thoại, tự nhận họ là người của chính phủ hoặc cảnh sát Trung Quốc.
Nạn nhân sẽ được thông báo đang có vấn đề về hộ chiếu hay tình trạng thị thực. Điều này có thể dẫn đến các rắc rối nghiệm trọng với chính quyền nước sở tại. Sau khi nạn nhân cảm thấy lo lắng, họ sẽ được hướng dẫn để nói chuyện với một quan chức nặc danh để biết thêm chi tiết.
Cuối cùng, nạn nhân bị thuyết phục rằng việc quay video, chụp ảnh giả mạo mình bị bắt cóc sẽ giúp họ tránh được rắc rối. Tuy nhiên, mọi dữ liệu đó sẽ được kẻ lừa đảo gửi về Trung Quốc để tống tiền gia đình nạn nhân.
Theo báo cáo, đã có gần 1.200 vụ đi kèm 2 triệu USD tiền lừa đảo được thực hiện vào năm 2019. So với năm 2018, số vụ có giảm nhưng tổng số tiền lừa đảo lại tăng lên. Cảnh sát Australia cho hay, họ đã cảnh báo điều này từ 5 năm trước, tuy nhiên sự rụt rè của nạn nhân đã khiến công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.
Theo VietNamNet

Hà Nội: Hàng ngàn m2 đất dự án chậm triển khai biến thành bãi xe, sân thể thao tại quận Hoàng Mai
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Nhiều lô đất với diện tích hàng ngàn m2 tại Khu đô thị mới Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) dù đã được quy hoạch từ lâu, thế nhưng đến nay vẫn chưa triển khai đúng tiến độ, ngang nhiên bị "xẻ thịt" để kinh doanh bãi xe, sân pickleball... khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Nữ kế toán công ty và cú lừa hơn 11 tỉ đồng
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Do cần tiền để trả nợ và chi trả sinh hoạt, Huệ đã đưa ra thông tin gian dối, cùng với đó "nổ" bản thân có khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người.

Vất vả cả vụ mùa, nhiều người trồng dưa hấu không thu được vốn
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Nhiều người trồng dưa hấu tại Quảng Bình lâm cảnh thua lỗ sau vụ mùa vất vả. Nguyên nhân là do mưa trái mùa, sâu bệnh khiến năng suất giảm. Cùng với đó giá bán cũng thấp khiến nông dân khó gỡ lại vốn.

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống, miền Bắc có mưa rét?
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh báo đang tràn về nước ta. Khoảng chiều và đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời có mưa, vùng núi có nơi trời lạnh, có nơi dưới 18 độ.

Tháng sinh Âm lịch của người nhân hậu nên dễ gặp điềm lành
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào tháng Âm lịch này sống tốt, có tấm lòng nhân hậu nên được nhiều người ủng hộ.

Vụ mua bán ma túy ở Quảng Ninh: Bắt thêm 3 đối tượng trong chuyên án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Liên quan chuyên án ma túy ở Quảng Ninh, Công an tỉnh này đã bắt thêm 3 đối tượng nâng tổng số đối tượng bị bắt trong chuyên án lên 16 đối tượng.

Đồng Nai: Nổ lò hơi nấu sữa đậu nành, hai người tử vong
Thời sự - 16 giờ trướcVụ nổ lò hơi xảy ra sáng nay tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) khiến hai người tử vong.

CSGT Nghệ An quyên góp lương, nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Bên cạnh những hỗ trợ thường xuyên là 500.000 đồng/em/tháng cho đến khi các em tốt nghiệp THPT, kinh phí được chung tay quyên góp từ tiền lương hàng tháng của cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 2.

Lời khai kẻ cầm đầu nhóm 'cắt đá tìm ngọc', giao dịch hàng trăm tỷ
Pháp luật - 19 giờ trước30 người đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức cắt đá đổ thạch, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.

Nhiều đơn vị, địa phương ở Quảng Trị chậm giải ngân vốn đầu tư công
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Theo UBND tỉnh Quảng Trị, đến hết ngày 30/4, vẫn còn 23 đơn vị, địa phương giải ngân dưới 30% kế hoạch; trong đó 10 đơn vị, địa phương chưa giải ngân.

Tháng sinh Âm lịch của người nhân hậu nên dễ gặp điềm lành
Đời sốngGĐXH - Những người sinh vào tháng Âm lịch này sống tốt, có tấm lòng nhân hậu nên được nhiều người ủng hộ.