Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Hồ ma" xuất hiện ở Mỹ: Chuyên gia cảnh báo chỉ còn lại thời gian rất ngắn để ngăn chặn thảm họa

Thứ ba, 14:18 30/05/2023 | Chuyện đó đây

Các hình ảnh vệ tinh được chụp trong vài tuần qua cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ của Hồ Tulare ở California, Mỹ.

Sự xuất hiện trở lại của hồ ma

Các hình ảnh vệ tinh được chụp trong vài tuần qua cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ của Hồ Tulare ở Thung lũng Trung tâm của California và dự báo rằng lũ lụt có thể tồn tại trong 2 năm tới trên vùng đất nông nghiệp khô cằn này.

Mặc dù hồ Tulare thường khô hạn, nhưng thỉnh thoảng nó sẽ xuất hiện trở lại do các trận lũ lụt, lượng mưa cao bất thường nên được gọi là "hồ ma".

Hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs cung cấp cho thấy quá trình chuyển đổi từ một lưu vực khô hạn thành một hồ nước rộng và sâu chạy khoảng 10 dặm từ bờ này sang bờ khác trên vùng đất vốn được sử dụng để trồng hạnh nhân, cà chua, bông và các loại cây trồng khác.

photo-1

Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự xuất hiện của hồ ma. Ảnh: Planet Labs

Các nhà khoa học cảnh báo lũ lụt sẽ trở nên tồi tệ hơn khi khối tuyết khổng lồ trong lịch sử ở dãy núi Sierra Nevada tan chảy và đưa thêm nước vào lưu vực. Vào tháng trước, một đợt nắng nóng khiến tuyết tan trên diện rộng ở vùng núi và đe dọa các cộng đồng nông dân nhỏ đang đối phó với việc hồ ma Tulare đang hồi sinh.

Nước trong lòng hồ có thể gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ USD, khiến hàng nghìn nông dân và cư dân trong các cộng đồng nông nghiệp phải di dời. Lũ lụt tiếp diễn cũng đe dọa đê, đập và các cơ sở hạ tầng lũ yếu kém khác trong khu vực.

Hồ Tulare là vùng nước ngọt lớn nhất phía tây sông Mississippi cho đến cuối những năm 1800, khi các nhánh sông của nó được chuyển hướng để tưới tiêu nông nghiệp và trở thành nước sử dụng trong đô thị. Khi mực nước trong hồ nâng cao hơn, nông dân lo lắng rằng họ sẽ mất toàn bộ vụ thu hoạch và nhà cửa của họ sẽ bị ngập lụt.

Chẳng hạn, thị trấn Corcoran ở Thung lũng Trung tâm có một con đê đất có nguy cơ bị ỡ do nước dâng cao và đã yêu cầu nguồn tài trợ khẩn cấp của liên bang để nâng con đê thêm vài mét.

Trải dài hơn 23 km, con đê bảo vệ chống lại nước lũ này cao hơn 57 m. Tuy nhiên, vào tháng 3, mực nước hồ Tulare đã tăng lên gần 54,2 m.

“Cộng đồng Corcoran chỉ có một khoảng thời gian ngắn với điều kiện khô ráo trước khi lượng tuyết tan chảy từ dãy núi Sierra Nevada hòa với dòng nước lũ hiện có ở Hồ Tulare, và chống lại đê Corcoran”, nhà chức trách đưa ra cảnh báo vào tháng 4.

Thiệt hại nặng nề

Thống đốc Gavin Newsom đã đến thăm Corcoran trong tuần này để đánh giá thiệt hại do lũ lụt và cho biết điều tồi tệ nhất vẫn sẽ tiếp tục xảy ra khi lưu vực bị ngập lụt nhận thêm nước mỗi ngày. Có thể sẽ có nhiều nước đổ vào lưu vực hơn trong 16 tuần tới.

Newsom cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác liên bang và địa phương để cung cấp hỗ trợ tại chỗ và hỗ trợ mà người dân địa phương cần. Sự thay đổi thời tiết này chính là minh chứng của cuộc khủng hoảng khí hậu."

Karla Nemeth, giám đốc Sở Thủy lợi California, cho biết lần cuối cùng xảy ra lũ lụt lớn trong lưu vực là vào những năm 1980 và phải mất khoảng hai năm để nước bốc hơi hoặc được bơm ra ngoài. Bà cho biết bộ đang đưa ra kế hoạch chuyển hướng nước trước khi nó đến lòng hồ.

Hơn 600 công trình ở hạt Tulare đã bị hư hại do lũ lụt, theo các quan chức, và thiệt hại do lũ lụt vẫn đang được tính toán. Hàng nghìn con bò đã bị mất tích vì lũ lụt, trong khi khoảng 75.000 con được kéo đến nơi an toàn. Nước cũng cuốn trôi các loại cây trồng chính và người lao động nông nghiệp mất việc làm trên khắp thung lũng ngập nước.

photo-1

Ảnh: Getty

Văn phòng của ông Newsom đã ước tính thiệt hại về nông nghiệp là 60 triệu đô la do lũ lụt trên các cánh đồng trồng trọt. Các giải pháp tiềm năng bao gồm lắp đặt thiết bị để bơm nước trở lại các tầng chứa nước ngầm đã cạn kiệt sau nhiều năm hạn hán và sử dụng quá mức nguồn nước ngầm của khu vực.

Theo văn phòng thống đốc, tiểu bang đang cung cấp hỗ trợ nơi trú ẩn cho những người dân phải di dời và cung cấp vật tư phòng chống lũ lụt bao gồm bao cát, tường cơ và đá và cát để đắp bờ sông và đê.

California đang trải qua một mùa mưa bất thường sau hai thập kỷ hạn hán. Một loạt các dòng sông trong khí quyển năm nay đã dẫn đến lượng tuyết và lượng mưa gần như kỷ lục ở nhiều khu vực của bang.

Một nhóm nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps tại UC San Diego đã phát hiện ra rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các cơn bão sông trong khí quyển và có thể làm tăng thiệt hại do lũ lụt gây ra từ 1 tỷ đô la hàng năm lên hơn 3 tỷ đô la hàng năm vào cuối thế kỷ này.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các nhà khoa học dự đoán: Một ngày không xa, bạn sẽ không thể hít thở như hôm nay nữa

Các nhà khoa học dự đoán: Một ngày không xa, bạn sẽ không thể hít thở như hôm nay nữa

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Hành tinh xanh đang âm thầm bước vào một cuộc khủng hoảng oxy chưa từng có.

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Giường gỗ 645 tỷ đồng vô tình bị bỏ lại trong bãi đậu xe của một khách sạn ở Chester, vương quốc Anh.

Giới khoa học ước tính số người chết vì đợt nắng nóng vừa qua ở châu Âu

Giới khoa học ước tính số người chết vì đợt nắng nóng vừa qua ở châu Âu

Bốn phương - 1 ngày trước

Khoảng 2.300 người đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng tại 12 thành phố châu Âu trong đợt nắng nóng nghiêm trọng vừa kết thúc tuần trước.

Mỹ nữ quyết kiếm 36 tỷ đồng bằng cách yêu đàn ông giàu rồi 'khoắng' sạch nhà họ

Mỹ nữ quyết kiếm 36 tỷ đồng bằng cách yêu đàn ông giàu rồi 'khoắng' sạch nhà họ

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Đặt mục tiêu kiếm 36 tỷ đồng trong 5 năm, Yin học làm phụ nữ thượng lưu để sống với đàn ông giàu, chờ lúc họ đi vắng vì khoắng sạch đồ đạc đem bán.

Những khoảnh khắc nghẹt thở ít người biết về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Những khoảnh khắc nghẹt thở ít người biết về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Valentina Tereshkova, một phụ nữ Liên Xô xuất thân từ ngành công nghiệp dệt mayđã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bay vào không gian, hoàn thành 48 vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ Vostok 6, mở ra chương mới trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Bất chấp nắng nóng 62°C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Bất chấp nắng nóng 62°C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Khu vực Hỏa Diệm Sơn tại vùng lãnh thổ tự trị Tân Cương, Trung Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút du khách nhờ mức nhiệt kỷ lục lên tới 62°C.

Rich kid bây giờ: Người thừa kế chaebol Hàn Quốc lũ lượt quay vlog, tự phơi bày cuộc sống xa hoa lên mạng

Rich kid bây giờ: Người thừa kế chaebol Hàn Quốc lũ lượt quay vlog, tự phơi bày cuộc sống xa hoa lên mạng

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Khác với lối sống kín tiếng và bí ẩn thường thấy trên phim, các ái nữ tập đoàn ngày nay cởi mở hơn nhiều với việc chia sẻ về cuộc sống của mình.

Phát hiện chấn động về thế giới cổ đại 34 triệu năm dưới băng Nam Cực

Phát hiện chấn động về thế giới cổ đại 34 triệu năm dưới băng Nam Cực

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Một vùng đất cổ khổng lồ, như một kho tư liệu nguyên sơ về Trái Đất cổ đại, vừa lộ diện dưới lớp băng Đông Nam Cực.

Ít người biết anh em Thân vương William và Harry từng đi ăn ở McDonald’s, lý do đằng sau thật sự cảm động!

Ít người biết anh em Thân vương William và Harry từng đi ăn ở McDonald’s, lý do đằng sau thật sự cảm động!

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Lớn lên trong nhung lụa, sống giữa cung điện Kensington và các nghi thức Hoàng gia, ít ai ngờ rằng tuổi thơ của Thân vương William và Vương tử Harry lại từng gắn liền với... McDonald’s.

Giả thuyết gây tranh cãi của NASA: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái Đất?

Giả thuyết gây tranh cãi của NASA: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái Đất?

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Giả thuyết Silurian, ra đời từ một bài báo khoa học năm 2018, không nhằm khẳng định một nền văn minh đã mất, mà đặt ra một câu hỏi cốt lõi: Liệu dấu vết của một nền văn minh tiên tiến có thể tồn tại trong hồ sơ địa chất suốt hàng triệu năm hay không?

Top