Hỗ trợ tận tình, chăm lo chu đáo
GiadinhNet - Theo thống kê mới nhất, dân số Việt Nam hiện đã là 91 triệu người, trong đó người dân tộc ít người chiếm gần 14%. Những đối tượng này sống tập trung chủ yếu ở vùng miền núi, cao nguyên, vùng sâu vùng xa, hải đảo và ven biển… là nhóm người chịu sự tác động rất lớn bởi thiên tai. Việc đầu tư, hỗ trợ nhóm đối tượng vùng thiên tai vượt khó, nâng cao chất lượng sống luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm.
Hoàn thiện chính sách
Chủ đề chính của Ngày Dân số thế giới (11/7) năm nay là “Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/ KHHGĐ cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai”- Đây chính là tiền đề để thúc đẩy công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đồng bào dân tộc được cải thiện, nâng cao hơn nữa.
Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiều chính sách, chiến lược và chương trình can thiệp hỗ trợ cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên có một thực tế, đó là công tác DS-KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa so với vùng đồng bằng, thành thị vẫn còn khoảng cách lớn cần xóa bỏ. Điều này thể hiện ở những chỉ số về KHHGĐ/chăm sóc SKSS, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, số người nhiễm HIV, phá thai… giữa các vùng miền vẫn có sự khác biệt.
Hiện nay, các chính sách do Trung ương ban hành luôn thể hiện rõ quan điểm ưu tiên cung cấp dịch vụ KHHGĐ/chăm sóc SKSS cho các vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần khắc phục. Trong hệ thống chính sách đã có những nội dung ưu tiên dành riêng cho nhóm dân số dễ bị tổn thương do thiên tai. Tuy nhiên đối tượng được hưởng lợi nhiều khi chưa rõ ràng. Một số chính sách chưa thực sự phù hợp với trình độ dân trí của người dân vùng sâu, vùng xa nên khi triển khai, hiệu quả chưa cao.
Rốt ráo triển khai các chính sách DS- KHHGĐ
Kết quả các cuộc điều tra chính thức của Tổng cục Thống kê cho thấy vẫn còn sự khác biệt giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi, cao nguyên, ven biển- là những nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Những vấn đề trọng tâm của Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng có nhiều nội dung hướng đến nhóm người dễ bị tổn thương do thiên tai.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là tổng tỷ suất sinh. Theo số liệu điều tra năm 2013, trong khi các vùng khác đều đạt mức sinh thay thế thì tại những vùng người dân dễ bị tổn thương do thiên tai đều cao trên mức sinh thay thế. Cao nhất là Tây Nguyên với tổng tỷ suất sinh xấp xỉ 2,5 con/1 phụ nữ. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, tổng tỷ suất sinh trên phạm vi toàn quốc khá thấp (2,09 con/1 phụ nữ), tổng tỷ suất sinh của nhóm dân tộc Kinh đã ở dưới mức sinh thay thế (1,95 con/1 phụ nữ), nhưng với nhiều nhóm dân tộc vẫn còn ở mức cao như: Thái: 2,2 con/1 phụ nữ, các dân tộc khác: 2,52 con/1 phụ nữ. Đặc biệt những vùng mà đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chỉ số này đáng giật mình: 4,96 con/1 phụ nữ.
Tuổi thọ bình quân là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ảnh sự phát triển của con người trong chỉ số tổng hợp HDI ( chỉ số phát triển con người) của Liên Hợp Quốc. Đây là chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp phản ảnh sự chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người thông qua 3 chỉ số cơ bản: Thu nhập tính trên đầu người; Số năm học trung bình và tuổi thọ bình quân.
Chúng ta thường quan niệm là người dân tộc sống ở các vùng núi cao, dân cư thưa thớt, môi trường trong lành, tiêu dùng thực phẩm sạch nên tuổi thọ bình quân cao. Tuy nhiên, theo số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê thì thực tế lại không phải như vậy. Tuổi thọ bình quân chung của cả nước là 73,1 tuổi. Trong khi đó tuổi thọ bình quân của người dân ở các vùng dễ bị tổn thương do thiên tai đều thấp hơn mức chung của toàn quốc. Miền núi phía Bắc: 70,4, Tây Nguyên: 69,5 tuổi. Những vùng đồng bằng với tỷ lệ đa số người Kinh sinh sống đều có tuổi thọ trung bình cao hơn mức chung, đặc biệt vùng Đông Nam bộ cao nhất cả nước với tuổi thọ bình quân là 75,7 tuổi.
Từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng- Đây là giai đoạn tỷ trọng dân số trẻ dưới 15 tuổi ít hơn 30% và tỷ trọng dân số 65 tuổi trở lên ít hơn 15% dân số toàn toàn quốc. Mặc dù vậy tỷ trọng dân số trẻ của 3 vùng dễ bị tổn thương do thiên tai vẫn còn rất cao. Miền núi phía Bắc là 39,3%; vùng Duyên hải miền Trung là 34,4%. Đặc biệt là Tây nguyên là 43,7%. Tổng tỷ suất sinh hiện tại của các nhóm người dân tộc có sự khác biệt lớn. Nhóm dân tộc Nùng, Thái và nhóm các dân tộc khác có tỷ lệ người phụ thuộc lớn hơn mức chung của toàn quốc. Nhóm người Mông với tổng tỷ suất sinh là gần 5 con/1 phụ nữ thì tỷ lệ người phụ thuộc lớn gấp khoảng 2,5 lần mức chung của toàn quốc. Như vậy phần lớn các nhóm dân tộc dễ bị tổn thương do thiên tai vẫn chưa được hưởng lợi từ cơ cấu dân số vàng, cho dù những vùng này đang rất cần lực lượng lao động trẻ.
Nguy cơ mất cân bằng giới tính giữa các vùng miền
Già hóa dân số được thể hiện qua chỉ số già hóa tính cho nhóm người 60 tuổi trở lên hoặc nhóm người 65 tuổi trở lên.Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 (sớm trước 6 năm so với dự báo). Theo tính toán của các chuyên gia: Với tổng tỷ suất sinh cao, dân số trẻ thì nếu chỉ số già hóa của nhóm dân tộc Kinh khoảng 32,4 thì những nhóm người dân tộc chỉ bằng một nửa như nhóm người Thái (16,9), nhóm các dân tộc khác (16,6) đặc biệt là nhóm người Mông chỉ bằng khoảng một phần năm (7,4). Trong khi nhiều nhóm dân tộc, chỉ số này cũng chỉ bằng hai phần ba so với nhóm dân tộc Kinh. Điều này càng khẳng định các nhóm dân tộc dễ bị tổn thương do thiên tai vẫn có cơ cấu dân số trẻ, chưa được hưởng lợi từ cơ cấu dân số vàng.
Hiện nay, tỷ số giới tính chung của cả nước là 98,2 và tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 thì những vùng dễ bị tổn thương do thiên tai đều cao hơn. Vùng trung du miền núi phía Bắc là 99,3. Tây Nguyên là 104,4. Ước lượng cho nhóm người Kinh là 96,7 thì tỷ số giới tính của nhiều nhóm dân tộc dễ bị tổn thương do thiên tai đều cao: Thái (99,6); Mông (101,1); Mường (101, 8); Nùng (101,9) và nhóm các dân tộc khác là 99,5. Nguy cơ hiện hữu về mất cân bằng giới tính ở các nhóm dân tộc là rất cao. Điều này cho thấy sự cần thiết của truyền thông DS-KHHGĐ ở các vùng sâu vùng xa. Công tác này phải được duy trì đều đặn, thường xuyên, các địa phương không được chủ quan, lơ là.
Vì sự an toàn của mỗi bà mẹ, em bé
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất (mục tiêu 5B) của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là: “Đạt được tiếp cận phổ cập tới sức khỏe sinh sản vào năm 2015”. Nhiều năm trước, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) cũng đã kêu gọi tiếp cận, phổ cập sức khỏe sinh sản vào năm 2015, bao gồm KHHGĐ tự nguyện, hỗ trợ sinh sản, dự phòng nhiễm khuẩn qua đường tình dục, phòng tránh HIV/AIDS.
Hiện nay có khoảng 215 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển muốn tránh thai, lập kế hoạch mang thai nhưng lại thiếu các phương tiện tránh thai hiện đại. Điều này đơn giản là do các biện pháp KHHGĐ an toàn, có thể chi trả, tiếp cận được không sẵn có để đáp ứng nhu cầu của họ.
TS Nguyễn Quốc Anh – Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ - Bộ Y tế)
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...