Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa ra Cố Cung không chỉ có một: Phiên bản này mới là đầu tiên, mở cửa miễn phí nhưng chả mấy ai tới

Thứ năm, 20:23 16/03/2023 | Chuyện đó đây

Hầu hết mọi người đều biết đến Cố Cung ở Bắc Kinh như một địa danh nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Nhưng, ít ai biết, Trung Quốc còn có một Cố Cung khác. Vậy cung điện này nằm ở đâu?

Cố cung ở Bắc Kinh là quần thể công trình kiến trúc cung điện cổ bằng gỗ hoàn chỉnh và lớn nhất thế giới. Cố Cung Bắc Kinh có diện tích 720.000 mét vuông, với diện tích xây dựng khoảng 150.000 mét vuông. Việc xây dựng nơi này được bắt đầu bởi Minh Thành Tổ - Chu Đệ của nhà Minh vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406). Cố Cung ở Bắc Kinh được xây dựng dựa trên Cố Cung ở Nam Kinh. Và Cố Cung Nam Kinh chính là địa danh mà chúng ta nhắc đến ở phía trên.

Cố Cung ở Nam Kinh còn được gọi là Minh Cung, là cung điện hoàng gia của nhà Minh. Vào đầu năm 1367, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã nghe theo lời của tướng quân Phùng Quốc cho xây dựng cung điện nhà Minh ở ngay trên hồ Yến Tước. Thế nhưng, hồ Yến Tước khi đó đang đầy nước, muốn xây dựng cung điện thì phải lấp hồ. Ở thời đó, các thầy phong thủy cho rằng, đây là nơi "rồng cuộn, hổ ngồi", có long mạch thịnh vượng nhất. Vì vậy, Minh Thái Tổ đã lệnh cho 200.000 người bắt đầu thực hiện công việc này.

Hóa ra Cố Cung không chỉ có một: Phiên bản này mới là đầu tiên, mở cửa miễn phí nhưng chả mấy ai tới - Ảnh 1.

Cố Cung ở Nam Kinh do Chu Nguyên Chương hạ lệnh xây dựng ngay trên hồ Yến Tước. (Ảnh: Sohu)

Tới tháng 10 năm 1367, cung điện nhà Minh đã hoàn thiện. Cung điện có diện tích khá khiêm tốn với chiều dài chỉ 790m, rộng 750m và chỉ có các đại sảnh Phụng Thiên, Hoa Hải Đường, Kim Thẩm Đường, Văn Lâu, Vũ Lâu, tiền Sảnh Cung, Côn Ninh Cung, Đông Tây Lục Cung.

Một bức tường thành cao 9,6m, rộng 6,8m được xây bao quanh cung điện. Cung điện có 4 cổng gồm cổng chính Phụng Thiên nằm ở phía Nam, cổng Đông Hoa ở phía Đông, cổng Tây Hoa ở phía Tây và cổng Huyền Vũ ở phía Bắc.

Đến năm 1368, Chu Nguyên Chương chính thức định đô ở Nam Kinh và lấy niên hiệu là Hồng Vũ. Sau đó, cung điện nhà Minh còn có thêm 2 lần mở rộng cũng như trang trí thêm vào các năm 1375 và 1392. Phải mất tới hơn 20 năm thì Cố Cung ở Nam Kinh mới hoàn thành. Diện tích của Cố Cung Nam Kinh lớn hơn nhiều so với phiên bản Bắc Kinh. Ba đời hoàng đế đã sống ở đây là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn, Minh Thành Tổ Chu Đệ.

Hóa ra Cố Cung không chỉ có một: Phiên bản này mới là đầu tiên, mở cửa miễn phí nhưng chả mấy ai tới - Ảnh 2.

3 đời hoàng đế nhà Minh đã sống ở đây. (Ảnh: Sohu)

Vào thời điểm đó, để phòng ngự sự tấn công của quân Mông Cổ, Chu Đệ đã đích thân đến Bắc Kinh trấn thủ, chỉ huy quân đội và bố trí các trận chiến phòng ngự. Bởi vì Chu Đệ thường ở Bắc Kinh nên rất nhiều quan viên cũng theo ông đến đó, vì thế mà Bắc Kinh dần trở thành trung tâm chính trị. Sau đó, Chu Đệ bắt đầu dời đô và kiến tu Bắc Kinh, phần lớn cung điện ở Bắc Kinh vẫn được xây dựng lại dựa theo Cố Cung ở Nam Kinh.

Còn Cố Cung ở Nam Kinh trở thành Nam Trực Lệ, tức là nơi đóng quân của hoàng thất và các quan đại thần, nơi này vẫn rất được coi là vị trí trọng yếu. Đáng tiếc, sau khi nhà Minh sụp đổ, Cố Cung ở Nam Kinh không còn dược sử dụng. Các tòa nhà bắt đầu cũ do bị bỏ hoang, không còn ai sinh sống.

Hóa ra Cố Cung không chỉ có một: Phiên bản này mới là đầu tiên, mở cửa miễn phí nhưng chả mấy ai tới - Ảnh 3.

Diện tích của Cố Cung Nam Kinh lớn hơn nhiều so với Cố Cung ở Bắc Kinh. (Ảnh: Sohu)

Đến thời nhà Thanh, Cố Cung Nam Kinh đã bị đổi thành nơi đóng quân của quân Bát Kì. Đồng thời, một bức tường thành lớn đã được xây dụng để cô lập nó, khiến cho Cố Cung Nam Kinh bị thiệt hại lớn. Những đồ vật còn dùng được như gạch tráng men, các bộ phận bằng kính, các món đồ cổ bằng nhiều chất liệu đã bị dỡ ra và sử dụng để xây dựng các công trình ở nơi khác.

Trong chiến tranh, nhiều kiến trúc khác của Cố Cung Nam Kinh cũng đã bị phá hủy. Sau đó, Cố Cung Nam Kinh chỉ còn lại một số cổng thành và đồ tạo tác, kệ đá kê cột. Vào tháng 10 năm 1956, tỉnh Giang Tô đã công bố Cố Cung Nam Kinh là di tích văn hóa của tỉnh Giang Tô. Vào tháng 5 năm 2006, Quốc vụ viện đã công bố Cố Cung Nam Kinh là di tích văn hóa trọng điểm quốc gia. Vinh quang trước đây không còn, hiện Cố Cung ở Nam Kinh đã mở cửa cho du khách thăm quan miễn phí, thế nhưng, ngay cả như vậy cũng có rất nhiều người ghé thăm nơi này.

Nguồn: Sohu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
27 năm tìm kiếm cô gái từng cứu đời mình, người đàn ông khóc không thành tiếng trong ngày gặp lại cố nhân

27 năm tìm kiếm cô gái từng cứu đời mình, người đàn ông khóc không thành tiếng trong ngày gặp lại cố nhân

Chuyện đó đây - 15 giờ trước

Người đàn ông 37 tuổi đã quỳ gối tại hiện trường nhận thân nhân, ôm người phụ nữ mà khóc trong tức tưởi trong khi hai người không hề có bất kỳ mối quan hệ nào. Chuyện gì đã xảy ra?

Lão nông đào trúng chiếc thìa liền mang về xúc cám cho lợn, trưởng thôn nhìn thấy thì hô hoán: 'Phải báo chính quyền ngay!'

Lão nông đào trúng chiếc thìa liền mang về xúc cám cho lợn, trưởng thôn nhìn thấy thì hô hoán: 'Phải báo chính quyền ngay!'

Chuyện đó đây - 23 giờ trước

Lão nông dân không biết rằng, món đồ mà ông nhặt được chính là di vật lịch sử cần được bảo vệ và lưu giữ.

Chàng tiên cá bỗng hot rần rần tại Trung Quốc, thành hiện tượng sau một đêm nhờ vũ điệu lắc bụng 'bằng cả tính mạng' khiến dân mạng cười ngất

Chàng tiên cá bỗng hot rần rần tại Trung Quốc, thành hiện tượng sau một đêm nhờ vũ điệu lắc bụng 'bằng cả tính mạng' khiến dân mạng cười ngất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Màn trình diễn độc đáo của chàng tiên cá này hiện đang được lan truyền nhanh chóng trên các trang MXH tại Trung Quốc.

Nhan sắc thật của Vương Chiêu Quân được phục dựng: Xem xong liền biết vì sao nàng cung nữ này gây náo loạn lịch sử

Nhan sắc thật của Vương Chiêu Quân được phục dựng: Xem xong liền biết vì sao nàng cung nữ này gây náo loạn lịch sử

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

1 trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa với vẻ đẹp “chim sa” sở hữu diện mạo thực tế như thế nào?

Tưởng gia đình nợ nần, lăn lộn đi làm trang trải, chàng trai sốc khi biết bố là 'trùm' kinh doanh, nhà giàu tới mức riêng nội thất đã 34 tỷ đồng

Tưởng gia đình nợ nần, lăn lộn đi làm trang trải, chàng trai sốc khi biết bố là 'trùm' kinh doanh, nhà giàu tới mức riêng nội thất đã 34 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Chàng trai trẻ Trương Tử Long, đến từ Trung Quốc không khỏi bất ngờ khi phát hiện mình là “phú nhị đại” sau nhiều năm chăm chỉ kiếm tiền.

Người Mỹ săn lùng vòi xịt toilet

Người Mỹ săn lùng vòi xịt toilet

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

GĐXH - Sau cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh thời Covid-19, hàng loạt người Mỹ đổi sang sử dụng thiết bị xịt rửa, tạo ra xu hướng mua hàng mới.

Chơi với nhau suốt 34 năm, cặp bạn thân vỡ òa trong nước mắt khi biết hai người là chị em song sinh

Chơi với nhau suốt 34 năm, cặp bạn thân vỡ òa trong nước mắt khi biết hai người là chị em song sinh

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

34 năm là bạn thân, hóa ra lại là chị em song sinh. Có chuyện hi hữu đến vậy sao?

'Khối đá' trị giá hơn 41.000 tỷ đồng được giám sát 24/24 ở Trung Quốc: Nặng đến 45 tấn, 'phát sáng bất thường', là kho báu lộ thiên nhiều người ao ước

'Khối đá' trị giá hơn 41.000 tỷ đồng được giám sát 24/24 ở Trung Quốc: Nặng đến 45 tấn, 'phát sáng bất thường', là kho báu lộ thiên nhiều người ao ước

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Lý do khiến "khối đá" giá trị nghìn tỷ này dù nằm lộ thiên nhưng không bị bọn trộm nhắm tới khiến nhiều người bất ngờ.

Chân dung đệ nhất phu nhân của tỷ phú giàu nhất châu Á: Từ nữ vũ công giản dị đến 'bà hoàng' dinh thự nghìn tỷ, ngập trong đồ hiệu

Chân dung đệ nhất phu nhân của tỷ phú giàu nhất châu Á: Từ nữ vũ công giản dị đến 'bà hoàng' dinh thự nghìn tỷ, ngập trong đồ hiệu

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Từng là nữ vũ công xinh đẹp, bà Nita Ambani đã trở thành vợ tỷ phú, chung tay gánh vác "giang sơn" nhà chồng ngày càng vững mạnh.

Bạch đàn cầu vồng: Loài cây được mệnh danh là cây đẹp nhất thế giới

Bạch đàn cầu vồng: Loài cây được mệnh danh là cây đẹp nhất thế giới

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) là một loài cây thường xanh khổng lồ.

Top