Hoàng thành Thăng Long: Bí mật đằng sau lớp đất
GiadinhNet - Đêm hôm đó trời mưa tầm tã. Nhóm các nhà khảo cổ ngồi trong lán tạm tại khu khai quật Hoàng thành Thăng Long (18 Hoàng Diệu - Hà Nội) lo lắng nhìn khu đất sũng nước trước mặt.
Những chân tảng lớn của lầu ngũ giác |
TS Hà Văn Phùng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam, phì cười khi kể lại chuyện ông được “gạ” bán đồ cổ. Đó là một buổi tối trong khu khai quật 18 Hoàng Diệu, một thanh niên trẻ xách bao tải lớn đến tìm TS Phùng, nói nhỏ: “Chú xem hộ cháu những thứ này có phải là đồ cổ không?”. Lựa những mảnh đồ trong bao tải, giơ ra ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trong lán, TS Phùng nhận thấy đây toàn là cổ vật. Những mảnh bát với nhiều họa tiết trúc, mai, còn có những phù điêu rồng, phượng. Ông tiên đoán, số cổ vật này thuộc thời Lý, Trần.
Cậu thanh niên thấy sự trầm ngâm trên mặt người nhiều kinh nghiệm về cổ vật thì mừng lắm, hỏi: “Thế chú có mua không, cháu bán rẻ cho?”. Nhà khảo cổ già cười khà bảo, chúng tôi làm khoa học, làm gì có tiền mà mua, chỉ có được tặng để nghiên cứu. Cậu cần tiền, mang đi chỗ khác mà bán. Hỏi thêm vài điều, ông biết được chỗ cổ vật này đào lên từ móng nhà chuẩn bị xây trên đường Lý Nam Đế.
Ông J.Koizumi (bìa trái)- nguyên Thủ tướng Nhật Bản thăm khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long. |
Bí ẩn Đoan Môn và con đường lát gạch
Bình gốm với hoa văn kỳ lạ thời Trần thế kỷ 13-14 |
Nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh cho biết, hố khai quật đã mang lại điều kỳ lạ. Ở độ sâu 1,2m, xuất lộ một đường lát đá viên chân tường Đoan Môn. Những viên đá có hình dáng, kích cỡ khác nhau nhưng đều là loại đá màu trắng đục mài nhẵn đẹp. Những viên đá này được xếp theo thứ tự: Ngoài cùng là hàng đá, mỗi viên có cỡ 75x20cm, xếp giật hai cấp, cấp dưới cao 8cm, cấp trên cao 4cm. Tiếp theo là một hàng to cỡ 75x42cm, xếp thành nền. Sau nữa là 6 hàng đá cỡ nhỏ 60x20cm, xếp giật cấp cao dần vào phía chân tường theo độ chếch 450. Ngoài đường viền đá là một sân gạch vồ xếp liền nhau, chạy theo hướng Bắc - Nam.
Ở độ sâu 1,9m lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần. Hai đường biên dùng gạch vuông cỡ 36x36cm cắm thành những ô vuông gần bằng nhau. Mỗi ô vuông lại cắm hai đường chéo góc như hình cánh hoa chanh. Những ô vuông nối tiếp nhau thành những đường viền hoa chạy dài suốt hai biên tấm thảm. Lòng đường rộng 1,3m được trải hoàn toàn bằng gạch bìa cỡ 36x19cm. Nghiên cứu phần móng càng thấy độ kiên cố của con đường. Ước tính, con đường này được xây trên 12 lớp vật liệu đất trộn gạch, đất trộn sỏi, đất sét, đất lẫn mảnh bao nung đồ sứ... Trung bình, mỗi lớp dày khoảng 8cm, tổng chiều dày của các lớp đất này là 86cm.
Theo TS Ninh, tính theo hướng Bắc - Nam, các nhà khảo cổ học dự đoán con đường này có thể kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường từ Đoan Môn đến điện Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần đó có những viên gạch thời Lý được dùng lại. Như vậy, rất có thể Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã toạ lạc cùng một nơi. Và vào thời Lý cũng có thể có một con đường đi từ Đoan Môn đến điện Càn Nguyên ở cùng vị trí với con đường thời Trần được phát lộ tại cuộc khai quật này.
Những di vật tại Hoàng thành |
Kết quả đo đạc đã giúp khẳng định đây là phế tích của một kiến trúc có bộ khung chịu lực bằng gỗ có bốn hàng chân cột. Theo các nhà khảo cổ đây là một “tòa nhà nhiều gian”. Tiếp tục khai quật về phía Tây của “tòa nhà nhiều gian” tìm thấy những móng trụ gia cố chân tảng khác. Bố cục của các móng trụ chân tảng này khá đặc biệt: Sáu trụ móng tròn quây quanh một số trụ móng ở chính giữa. Khoảng cách trung bình giữa “tim” của các móng trụ tròn - làm thành một hình lục giác gần đều là khoảng 130cm. Các cụm móng trụ gia cố chân tảng này trải dài suốt mặt phía Tây của “tòa nhà nhiều gian”. Cụm móng trụ gia cố chân tảng này được coi là phế tích của một kiểu “lầu lục giác nhỏ”, được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn.
Theo TS Tín, các chân tảng đều được làm bằng đá sa thạch màu xám. Mặt chân tảng chạm cánh sen mang phong cách nghệ thuật thời Lý. Trên mặt nhiều chân tảng còn rất rõ dấu vết cho biết, cột gỗ dựng trên đó có đường kính 43cm. Theo nhận xét ban đầu, các phế tích kiến trúc ở phía Bắc khu A là của một tổ hợp kiến trúc có liên quan mật thiết với nhau. Bao gồm: “tòa nhà nhiều gian” và một dãy các “lầu lục giác”. TS Tín cho rằng, các dấu tích này đều cùng một niên đại, tương đương vào khoảng thời Lý- Trần ở Đoan Môn. Hơn nữa, xét về mặt kỹ thuật xây dựng, các móng trụ ở đây cũng đều thuộc kỹ thuật của thời Lý và thời Trần. Trong thời Lý, kỹ thuật gia cố sỏi đặc biệt thấy rõ ở chùa Lạng (Hưng Yên), tháp Chương Sơn và tháp Phổ Minh (Nam Định). Điều này còn được khẳng định thêm khi phát hiện một hồ nước có hình gần chữ nhật phía Nam khu “kiến trúc nhiều gian” bị lấp đầy vật liệu thời Lý, Trần.
Theo TS Đỗ Văn Ninh, vật liệu gạch ngói là loại di vật có số lượng lớn bậc nhất trong Hoàng thành. Điều này cho thấy, công việc xây dựng không lúc nào ngừng suốt những thế kỷ từ thời thuộc Đường (Bắc thuộc) qua các thời Lý- Trần- Lê.
Qua nghiên cứu, TS Ninh phát hiện gạch mang chữ Hán có niên đại sớm nhất là gạch “Giang Tây quân”. Thời nước ta thuộc Đường (thế kỷ VII-IX) hàng năm, cứ vào mùa thu và mùa đông, nhà Đường thường phái nhiều đội quân phòng thủ Lĩnh Nam, gọi là “quân phòng thu” và “quân phòng đông”, chủ yếu là quân vùng Giang Tây sang nước ta. Bọn quan đô hộ bắt quân sĩ xây thành đắp lũy, đóng gạch nung ngói cung cấp cho các công trình xây dựng khi đó. Gạch “Giang Tây quân” gặp rất nhiều trong khu di tích khảo cổ Hoàng thành. Ba chữ “Giang Tây quân” được khắc vào khuôn gỗ rất rõ ràng để rồi in vào gạch khi đất còn ướt mềm.
Tiếp đến là phát hiện loại gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (gạch xây quân thành nước Đại Việt). Đây là loại gạch lần đầu tiên nhìn thấy tại kinh thành Hoa Lư thời Đinh-Lê ở Ninh Bình. Từ bấy đến nay, các nhà khảo cổ đều nghĩ rằng loại gạch này chỉ chuyên dùng ở Hoa Lư. Nhưng khi tìm thấy tại khu khai quật Hoàng thành Thăng Long đã khiến các nhà khảo cổ phải xem lại những nhận định cũ. Một giả thuyết được TS Ninh đưa ra, phải chăng các triều đình Đinh-Lê đã quản lý và có xây dựng ở đất Thăng Long nên mới để lại những vật liệu xây dựng này? Hoặc Lý Công Uẩn khi đã trở thành Lý Thái Tổ đã điều thợ từ Hoa Lư ra Thăng Long lao động xây dựng kinh đô mới?
Một vấn đề khác nữa khiến TS Ninh trăn trở là liệu có phải kí hiệu những viên gạch là quốc hiệu nước ta thời Đinh-Lê? Sử chép rằng, quốc hiệu nước ta thời Đinh-Lê là Đại Cồ Việt. Quốc hiệu này được ghi lại sớm nhất chỉ từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư nửa cuối thể kỷ XV. Các nhà nghiên cứu chữ nôm cho rằng, chữ “Cồ” nghĩa là to lớn, như vậy quốc hiệu này mang hai chữ “lớn”. Quốc hiệu chính ra chỉ là Đại Việt, khi gọi nôm mới là Cồ Việt. Rồi khi chép vào văn tự người ta đã nhầm mà chép cả chữ “Đại” và chữ “Cồ” vào chung một tên. Từ viên gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, có thể nhận định: Việt Nam không có quốc hiệu “Đại Cồ Việt” mà chỉ có quốc hiệu “Đại Việt quốc”. Những viên gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” là di vật có giá trị thuyết phục lớn để chỉnh lý những khiếm khuyết trong sử sách.
Trong cuộc khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy một viên ngói rất quý, chưa từng thấy ở đâu trong các cuộc khảo cổ. Ngói mang sáu chữ “Hoàng Môn thự dận giám tạo”, viết thành hai hàng dọc trong khuôn hình chữ nhật. Chữ viết nghiêm chỉnh, đẹp. Di vật nằm trong lớp văn hóa thời Trần. Các nhà khảo cổ đoán định đây là viên ngói lợp trên mái một điện khá lớn thời Trần. Hoàng Môn thự là tên cơ quan. Hoàng Môn là cấm môn trong cung đình. Cơ quan này quyền lực rất cao tương tự như Môn Hạ sảnh. Trong Môn hạ sảnh có quan Hành khiển, quyền hành ngang Tể tướng. Nguyễn Trãi đã từng được phong chức Đại hành khiển. Có thể coi cơ quan Hoàng Môn thự tương đương như phủ Thủ tướng ngày nay.
Cả TS Phùng và TS Ninh cho rằng, vẫn còn hàng triệu hiện vật thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long cần được các nhà khảo cổ, các nhà lịch sử “đánh thức” để kể lại câu chuyện lịch sử dân tộc và lịch sử các triều đại xưa cho đời sau.
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long. Kể từ đó, Thăng Long trở thành Kinh đô được xây dựng và phát triển qua nhiều thế kỷ, với các triều đại Lý-Trần-Lê. Năm 1805, vua Gia Long phá bỏ Hoàng thành cũ để xây dựng thành Hà Nội với quy mô nhỏ hơn thành Thăng Long cũ, vì lúc bấy giờ Thăng Long chỉ còn là Trấn Bắc thành, không còn mang tính chất là kinh đô. Năm 1897, người Pháp phá bỏ thành Hà Nội để xây dựng thành phố mới. Do đó, hào thành, móng tường và toàn bộ dấu tích còn lại bị vùi sâu dưới đất cho đến khi có cuộc khai quật vào năm 2002.
Khoảng 4 triệu hiện vật được tìm thấy trong khu di tích này đã khiến cho các chuyên gia trong nước và quốc tế phải trầm trồ, ngạc nhiên. Người ta đánh giá rằng, hiếm có khu di tích khảo cổ học dưới đất nào trên thế giới lại có được vẻ đa sắc về thời gian đến vậy. Khu di tích không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa với cả thế giới. Ông Bertran Port - chuyên gia phục chế của Viện Viễn Đông Bác cổ tại Phnompenh (Campuchia), nói: "Tôi vô cùng ấn tượng trước số lượng cũng như vẻ đẹp của các di vật với những chạm khắc tinh tế muôn hình muôn vẻ". Chuyên gia khảo cổ học Hàn Quốc Yun Hyeung Won nói: "Tôi tin là khu di tích khảo cổ học lộng lẫy này sẽ được nghiên cứu và công nhận là di sản thế giới trong một tương lai gần". |
Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể ông P. cách vị trí đôi dép mà ông để lại bên bờ sông Nậm Mộ khoảng 300m.
Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này biết mình nên làm gì và không nên làm gì vào những hoàn cảnh khác biệt, nhờ vậy mà họ có khả năng làm vừa lòng mọi người và thăng tiến vô cùng nhanh chóng.
Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn
Xã hội - 7 giờ trướcNgôi nhà 8 tầng ở phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, 7 người mắc kẹt bên trong đã được Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn thoát nạn an toàn.
Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Đầu tháng 9/2024, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hoá) sửng sốt khi biết gia đình chị L vừa bị kẻ gian đào trộm mộ, lấy đi một phần hài cốt của bố chồng chị này. Vụ việc không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến nhiều người bị ám ảnh, kinh hãi.
Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy
Pháp luật - 8 giờ trướcKhi đang đi nhặt ve chai ven bờ biển Quảng Ngãi, ông Hùng phát hiện túi nylon chứa 1.500 viên nén màu trắng, ông nghi là ma túy nên báo tin cho đồn biên phòng.
Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy
Xã hội - 9 giờ trướcGĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 xe máy khiến anh T. không qua khỏi, riêng anh H. bị thương nặng được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.
4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này may mắn được Thần Tài ghé thăm khiến tài vận tăng vọt, ăn nên làm ra.
Tin tối 23/11: Chuyên gia lý giải hiện tượng sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan; Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp sau 10 ngày mất tích
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Đợt sương muối đầu tiên trong mùa đông năm nay đã xuất hiện trên đỉnh Fansipan khi nhiệt độ xuống 2 độ C, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho nơi đây; Quá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.
Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại khu vực ngã tư La Thành - Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (TP Hà Nội) giữa xe máy và xe tải khiến 1 người chết và 1 người bị thương.
Điều tra vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Thanh Hóa
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH – Do có quan hệ tình cảm từ trước, cháu T. vào nhà nghỉ tự nguyện cho đối tượng V. quan hệ tình dục. Do cháu T. chưa đủ 16 tuổi nên đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu xâm hại tình dục.
Hàng trăm người dân đua nhau ra cào 'lộc biển'
Xã hộiGĐXH - Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của sóng lớn trong mùa biển động, hàng chục tấn dắt dạt vào bờ biển xã Diễn Kim. Đây là hiện tượng lần đầu xuất hiện ở đây, hàng trăm người dân đua nhau ra cào, vớt "lộc biển".