Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh vùng cao sẽ thiệt thòi?

Thứ ba, 08:08 13/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Mới đây, sau khi Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu sẽ thí điểm bỏ biên chế tại trường đại học đã lan truyền, tâm lý lo lắng trong cộng đồng mạng..

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức ngạch giáo viên mà theo chế độ hợp đồng. Điều này được lý giải là lĩnh vực đào tạo sẽ hướng đến thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Một số ít ủng hộ phương án này thì cho rằng đây là cáchh hay để loại bỏ những người yếu kém về năng lực. Và nếu bỏ biên chế phải làm công bằng, bỏ trong toàn hệ thống, chỉ để lại biên chế trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, phần lớn tỏ ra băn khoăn rằng, nhiều năm nay để có giáo viên về vùng cao giảng dạy, nhà nước đã phải có nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ và biên chế là một trong những chính sách đó. Nếu bỏ biên chế thì ai sẽ về vùng cao, nếu có về sẽ trụ được bao lâu? Vì những vùng đất đó khắc nghiệt vô cùng, ngoài yêu nghề, yêu trẻ ra cần có những ràng buộc nhất định về kinh tế các thầy cô mới yên tâm bám bản.

Bỏ biên chế, giáo viên trường công lập sẽ thấy áp lực, công việc bấp bênh vì lương ít ỏi. Nếu đứng lớp mà thầy, cô giáo còn hoang mang, lo lắng có thể bị cắt hợp đồng bất cứ lúc nào thì không thể toàn tâm, toàn ý với bài giảng được.

Nguyễn Hằng - một cô giáo đang công tác tại miền núi comment rằng: “Tôi dạy ở miền núi nhiều năm, thấy bỏ biên chế chỉ khổ học sinh, trẻ em thất học sẽ nhiều hơn. Sẽ hiếm có sinh viên nào ra trường tình nguyện lên miền núi vì vùng đất này quá nhiều cơ cực. Để duy trì được sĩ số không kể ngày mưa đường trơn, vực cao, suối xiết thứ Bảy, Chủ nhật phải đi vận động, không phải cứ vận động là học sinh đi, còn nhiều cái lắm... Giờ mà bỏ biên chế trận địa này dễ… bỏ trống?”.

“Bỏ biên chế chất lượng giáo dục sẽ càng lao dốc không phanh. Vì thu nhập của giáo viên thấp, không có thu nhập thêm, giáo viên sẽ lo nhiều cho cuộc sống hơn là tâm huyết với nghề, hậu quả sẽ khôn lường”, bạn Lan Hương cảnh báo.

Nhiều người còn thẳng thắn rằng, đây là đề xuất đi ngược với thời cuộc và quá xa rời thực tế. Vì nó không làm phát triển, nâng cao phong trào, chất lượng giáo dục, mà có thể làm hỏng, làm rối ren, sinh loạn trong hệ thống giáo dục.

Thiết nghĩ, và việc bỏ biên chế trong giáo dục sang hợp đồng không quan trọng bằng đổi mới giáo dục... Đổi mới để những chương trình học sinh được học gắn liền với thực tế cuộc sống thay vì học cho kiến thức vào đầu rồi xếp một góc. Nhiều người cho rằng, đổi mới giáo dục 10 năm nay chỉ là tên gọi, nó giống như thay áo mới, mặc quần mới hay đi dép mới... còn mọi thức bên trong vẫn cũ mèm.

Mai Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 9 phút trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 18 phút trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Pháp luật - 3 giờ trước

Thí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7, người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng

Giáo dục - 5 giờ trước

Chiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Tin sáng 1/7: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Bộ; Bộ GD&ĐT 'chốt' thời điểm công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Tin sáng 1/7: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Bộ; Bộ GD&ĐT 'chốt' thời điểm công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Đời sống - 5 giờ trước

GĐHX - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Top