Hội chứng cô đơn giữa gia đình (6): Đàn ông có sự lựa chọn và họ đang chọn cách đặt mình ra lề của gia đình
Giadinh - Đàn ông họ có sự lựa chọn và họ đã lựa chọn dần dần tự vô hiệu hóa bản thân, tự đặt mình ra lề của gia đình. Hơn ai hết, trong thế giới công nghệ hôm nay, đàn ông lại chính là những người cô đơn nhất trong gia đình. Và câu chuyện mà chị Nguyễn Thị Mây kể dưới đây là một câu chuyện mà mọi đàn ông nên đọc.
Chồng tôi là một người dễ buồn, dễ dỗi và hay đòi hỏi nhất trong nhà. Mặc dù dễ bị tổn thương nhưng tính cách lại vô cùng gia trưởng. Nhiều khi tôi và các con tôi hết sức mệt mỏi vì sự áp đặt của anh ấy.
Có một điều kỳ lạ là mặc dù đang sống ở thế kỷ 21 nhưng chồng tôi có lối suy nghĩ như của các cụ ở những thế kỷ trước. Anh ấy xem trách nhiệm nhà cửa là của đàn ông, còn công việc nhà chăm sóc con cái của phụ nữ. Tôi tìm mọi cách tác động nhằm thay đổi suy nghĩ của chồng nhưng dường như không hề làm cho anh ấy suy suyển.
Trong đầu chồng tôi mặc định việc nội trợ cơm nước, con cái là của phụ nữ; việc kiếm tiền mua nhà mua xe là của đàn ông và xem đó là chân lý tuyệt đối. Cho dù tôi có mạnh mẽ phản ứng, có than trách nhiều việc, có ỉ ôi nịnh bợ, có phân tích điều nên điều không ... thì chồng tôi cũng lơ đi. Vì nghĩ sự phân chia đó là chân lý, là trời định rồi nên chồng tôi đã tự buộc bản thân và cả tôi nữa phải tuân theo.
Sống với nhau quá nửa đời người nhưng chồng tôi vẫn chưa thực hiện được “phận sự” của mình. Mặc dù con tôi đã lớn tướng rồi nhưng chúng tôi vẫn phải đi ở nhà thuê. Thế nhưng khi tôi quyết tâm vay mượn tiền để mua nhà, anh ấy đã gạt đi và không cho tôi làm điều đó. Đôi khi tôi nghĩ có khi chúng tôi phải ở nhà thuê suốt đời cũng nên vì cả hai vợ chồng chúng tôi dường như đã sắp về chiều, không đủ khả năng để có những cú đột phá về tài chính nữa. Nhưng nếu như điều đó xẩy ra như vậy thì tôi cũng đành phải chấp nhận.
Còn điều thứ 2, đó là trách nhiệm của tôi. Tôi vẫn hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc nhà cửa và con cái, bên cạnh công việc kiếm tiền để lo chi tiêu cho gia đình. Dù có lúc vất vả và nản lòng nhưng tôi cũng không hề trách chồng tôi. Vì tôi biết, chồng tôi cũng đang nặng lòng với gánh nặng phận sự đàn ông chưa lo tròn của anh ấy.
Nhưng điều đó lại không phải là vấn đề. Khi tôi sinh đứa thứ hai thì tôi nhận ra một điều rằng, cả hai đứa con tôi không đứa nào chịu theo bố. Chúng là con trai nhưng chỉ bám mẹ. Khi đứa con thứ hai của tôi được 2 tuổi, tôi bỗng nhận ra một sự thật là con tôi thường cự nự mỗi lần chồng tôi bế. Những lúc như thế tôi thấy chồng tôi buồn vô cùng. Tôi bảo chồng tôi rằng: giờ anh hãy bỏ bớt việc đi để dành thời gian chơi với con thì con mới cảm nhận được tình yêu của anh. Trẻ con như tờ giấy trắng, ai yêu chúng thì chúng yêu lại. Anh không chăm con, không chơi với con, không gần gũi con thì làm sao có cơ hội để cho con biết rằng anh yêu con.
Ở nhà chồng tôi thường gục mặt ra chiều nghĩ ngợi. Chắc chồng tôi cô đơn lắm. Ảnh minh họa
Nhiều hôm tôi để ý, cứ chiều đến, tôi nấu cơm, đứa lớn chơi với em còn chồng tôi đi ra đi vào chẳng biết làm gì. Có lẽ vì cảm thấy mình như người thừa trong nhà nên anh ấy lại ra ngồi trà nước với hàng xóm, hay phóng xe đi cà phê, bia bọt với bạn bè. Tôi nghĩ, chắc chồng tôi cô đơn lắm.
Ở nhà, nhiều hôm tôi thấy chồng tôi ngồi gục mặt ở bàn ra chiều nghĩ ngợi. Nhiều khi tôi muốn kéo chồng tôi ra khỏi nỗi cô đơn bủa vây kia nhưng thật khó.
Một lần tôi bảo chồng tôi đưa con đi chơi, anh ấy bảo “chỉ ai bị vợ bỏ, vợ chết thì mới phải đưa con đi chơi. Đàn ông đàn ang sao đi làm ba chuyện nhì nhằng đó”?!
Chính lối nghĩ đàn ông thì không làm việc nhỏ, đàn ông thì phải làm việc lớn nên chồng tôi đã tự tước đi niềm hạnh phúc của việc chia sẻ. Tôi không nói là chia sẻ với vợ, bởi tôi không có đòi hỏi hay nhu cầu gì. Tôi chỉ thấy rằng, việc anh ấy tự gò mình vào những định kiến cổ hủ đã khiến cho bản thân anh ấy mất đi cơ hội để được sống một cuộc sống hạnh phúc bên con cái, gia đình.
Để có được niềm hạnh phúc làm cha thì người đàn ông không còn cách nào khác là hãy chăm sóc yêu thương chúng. Những phút giây hạnh phúc bên con thơ chỉ có thể có được khi người đàn ông dám vứt bỏ đi sự nghiêm trọng, vứt hết đi mọi lo toan thì họ mới có được một tâm hồn trong trẻo, tràn ngập yêu thương những đứa con của mình. Nhưng chồng tôi luôn tỏ ra nghiêm trọng. Thực sự các con tôi chỉ sợ bố chứ không đứa nào yêu bố cả.
Thỉnh thoảng tôi hỏi đứa con 2 tuổi rằng: Con yêu ai? Bé nói rằng bé yêu mẹ, yêu anh nhưng tuyệt nhiên không hề nói tới việc yêu bố. Vì thế tôi phải mớm lời, con yêu ai nữa?, nhưng bé chỉ nói đi nói lại là yêu mẹ, yêu anh. Khi tôi mớm câu trả lời thay con là “con yêu bố, chứ” thì bé con mới chịu nói và nói như một chú vẹt là “con yêu bố”.
Thực sự những lần chứng kiến cảnh chồng tôi gục mặt xuống bàn hay những khi con tôi lảng tránh bố, tôi thấy thương chồng tôi vô cùng.
Tôi thấy chồng tôi cô đơn thực sự trong gia đình. Anh ấy không mở lòng với vợ, cũng không dám sống hết mình cho con. Một tư tưởng quá nhiều định kiến, quá nghiêm trọng khiến anh ấy luôn luôn đòi hỏi vợ con phải thế này, thế kia. Chồng tôi không chỉ gây áp lực cho vợ con mà anh ấy đã tự biến mình trở thành một người chồng khó tính, một người bố khó gần, khó yêu.
Thế nên điều tôi mong mỏi ở chồng tôi không phải anh ấy kiếm thât nhiều tiền mà chỉ cần anh có trách nhiệm lo đủ những nhu cầu tài chính cơ bản của các con. Tôi không cần anh phải kiếm tiền tỷ phải trở nên giàu có, nhà lầu xe hơi. Tôi chỉ có một mong ước vô cùng giản đơn là anh ấy vứt hết mọi quan kiến để về bên gia đình, bên vợ con một cách đúng nghĩa.
Tôi mong điều đó bởi không phải chỉ nghĩ cho chồng tôi mà tôi nghĩ đến con tôi. Chồng tôi hết cô đơn, con tôi cũng sẽ được hưởng trái ngọt của hạnh phúc, được nuôi dưỡng bằng một tình yêu không ai có thể thay thế được - tình yêu của bố.
Lê Thị Mây (Hà Nội)
Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088 Hà Nội thì đàn ông họ có sự lựa chọn và họ đã lựa chọn dần dần tự vô hiệu hóa bản thân, tự đặt mình ra lề của gia đình.
Đàn ông hoàn toàn được quyền lựa chọn. Họ không bị áp lực hay định kiến khắt khe nhiều từ xã hội như đối với phụ nữ. Việc họ sống cô đơn như vậy là do họ tự đặt mình ra lề của gia đình.
Thực tế những người chồng không chịu vào bếp không phải họ không biết nấu ăn, không lau nhà rửa bát vì những việc đó quá khó đối với họ.
Họ không làm đơn giản vì lo sợ mất đi cái "uy" của mình. Người chồng nào càng thiếu tự tin vào bản thân thì càng bị nỗi lo sợ đó đeo bám.
Và khi họ không cùng vợ, cùng con chăm chút cho cái tổ ấm đó thì lâu ngày họ sẽ bị đẩy ra khỏi "vùng cần thiết" của vợ, thậm chí là cả của con.
Do vậy, trong nỗi cô đơn chung của con người sống trong thời công nghệ hôm nay thì đàn ông lại chính là đối tượng dễ bị cô đơn nhất giữa gia đình.
Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay
Gia đình - 3 giờ trước3 con trai của ông cụ này đinh ninh mình sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà cha để lại. Song thực tế mọi chuyện lại chẳng như vậy.
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
5 cung hoàng đạo nữ là 'cỗ máy kiếm tiền', trở thành chỗ dựa vững chắc cho chồng con
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Tử vi phương Đông cho rằng, có 4 cung hoàng đạo nữ sở hữu cá tính có phần mạnh mẽ nhưng lại là chỗ dựa vững chắc, mang may mắn và phú quý đến cho chồng con.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 9 giờ trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 1 ngày trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 1 ngày trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.