Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không thể phân biệt thật - giả khi đã cắt miếng

Chủ nhật, 13:18 11/09/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Một loạt các phương pháp như mài thủ công hay soi đèn để phát hiện sừng tê giác thật giả đều không có tác dụng.

Bởi khi chiếu dưới đèn soi, sừng giả cũng phát ra ánh sáng màu hồng xanh giống sừng tê giác thật. Còn khi thử bằng phương pháp mài trên đồ sành sứ thì sừng tê giác và sừng trâu nước đều trông rất giống nhau.
 
Chi hàng ngàn USD mua sừng… trâu!

Theo nhiều người trong giới am hiểu về sừng động vật thì sừng tê giác châu Á dễ làm giả hơn sừng tê giác châu Phi. Trước đây, người ta thường lấy sợi bông tổng hợp để làm lông sừng, lấy nhựa để kết gắn bột rồi đổ thành khuôn. Sau đó, những người thợ thủ công giỏi nghề nhất sẽ được lựa chọn để trạm trổ vào sừng tạo ra các đường vân giống hệt như vân sừng của tê giác.
 

 TS Trần Văn Thanh.

Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sừng trâu đội lốt sừng tê giác. Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Thanh (nguyên giảng viên Đại học Dược Hà Nội), người từng dành nhiều năm nghiên cứu về sừng tê giác thật - giả cho hay: "Sừng tê giác được mua đi bán lại trên thị trường hiện nay chủ yếu là sừng trâu trắng. Do loại sừng này màu ngà ngà dễ lẫn với sừng tê giác nên dễ khiến người ta lầm tưởng là sừng tê giác hơn các loại sừng khác".

Theo đó, sừng trâu được chế thành sừng tê giác với nhiều kiểu cách khác nhau. Một số loại sừng trâu, sừng bò được thợ thủ công gọt giũa, mài cho giống hình dáng sừng tê giác rồi cho vào lò đốt với nhiệt cao để uốn sừng cho giống sừng tê giác thật. Kế đến, họ chuyển cho thợ chạm khắc làm  màu đặc trưng của sừng tê giác, làm vân, gắn những vân màu hồng trông giống tia máu để "lòe" người mua là sừng tê giác còn tươi, sừng xịn và bán với giá cao. Một lớp màng thậm chí còn được tạo nên để cấy lông động vật, tóc người đã qua sơ chế nên trông hệt sừng thật. Một loại làm giả khác thì người ta cưa sừng trâu, sừng bò ra từng mảnh nhỏ rồi cho thợ vẽ, chạm vân vào từng mảnh sừng mỏng, nhỏ đã cắt đó. Kế đến mới cho vào khuôn ép cho giống hình dáng sừng tê giác xịn. Tuy nhiên, đối với sừng tê giác đen của loại tê giác 2 sừng thì công nghệ chế tác còn phức tạp hơn nhiều. Bởi độ bóng đen của sừng tê giác này chỉ có thể làm giả được từ sừng của trâu nước non. Sừng trâu nước non sau khi trải qua các công đoạn tạo dáng thì phải  tạo bóng và tạo chất cực kỳ phức tạp.
 

 Không ít người bỏ ra một khoản tiền rất lớn mua sừng trâu về nhà mà vẫn cứ ngỡ là sừng tê giác.  Ảnh: TL

 
Thật - giả lẫn lộn…

Tiến sĩ Trần Văn Thanh cho hay, rất khó để phân biệt sừng tê giác thật hay giả: "Người ta bảo nhau nếu sừng tê giác thật mài trong nước vo gạo thì nước vo gạo mới kết tủa, còn sừng trâu thì không kết tủa. Tôi thử lấy sừng trâu mài trong nước vo gạo thì phát hiện nước đó vẫn kết tủa". Tiến sĩ Trần Văn Thanh đã kỳ công xếp hàng loạt những bộ ảnh sừng tê giác và sừng trâu cạnh nhau để tìm ra những điểm khác biệt cảm quan. Ông cho hay, sừng tê giác thật có thớ bề ngoài thô hơn, ở phía dưới có đế  (phần gắn sừng với đầu tê giác) sần sùi. Trong khi đó, sừng giả có thớ bề ngoài mịn hơn sừng thật, đến trơn tru - nhẵn nhụi hơn. Một số kinh nghiệm khác còn cho thấy, sừng trâu rất cứng chỉ có thể mài được chứ không thể bóc tách được; trong khi đó nếu là sừng tê giác thật thì người ta có thể bóc tách được, tựa như bóc tách xơ của quả dừa. Hoặc phương pháp soi dưới kính hiển vi để phát hiện thật giả do mô tổ chức xương của sừng tê giác và sừng của các con vật khác nhau. Sừng tê giác xuất phát từ mô lông, còn sừng các  loại khác xuất phát từ mô xương, vì thế sừng tê giác có thể bóc tách được. Trong khi sừng trâu bò giả sừng tê giác không thể bóc tách được.

Không thể phân biệt khi đã cắt thành miếng

Việc phát hiện sừng tê giác đã cắt miếng là thật hay giả vô cùng khó. Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Văn Thanh cho hay, nếu để nguyên bộ sừng thì có thể phát hiện được thật - giả. "Nhưng khi đã cắt ra thành miếng, từng lạng, từng lạng nhỏ một thì rất khó. Nếu không muốn nói là không thể phát hiện được bằng tất cả các phương pháp kiểm tra mà người ta thường hay làm thông thường. Nếu đưa vào phòng thí nghiệm thì may ra phát hiện được. Nói may ra là bởi hiện nay khoa học ở ta chưa có sừng tê giác thật để phân tích. Nếu chưa được phân tích cái thật thì cũng khó vì không có cơ sở để kiểm chứng cái nào là giả. Cũng bởi người dân chừng từng được nhìn thấy, sờ thấy miếng sừng tê giác thật nên việc mua phải sừng giả là điều dễ hiểu", Tiến sĩ Thanh nói.

Chưa kể, hiện nay tê giác là loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã được đưa vào sách đỏ và cấm săn bắt. Ngày nay người ta thường sử dụng sừng trâu làm vị thuốc thay thế sừng tế giác bởi sừng trâu cũng có tính thanh nhiệt lương huyết như sừng tê giác. Sừng trâu lại rất sẵn và rẻ, vì thế không có lý do gì để chi hàng ngàn USD để mua về sừng tê giác giả trong khi có thể mua sừng trâu chữa bệnh hoặc bổ dưỡng sức khỏe theo kê đơn của các lương y.  
 
VT - LN
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Học sinh tiểu học thích thú trải nghiệm văn hóa truyền thống thông qua Hội chợ Xuân

Học sinh tiểu học thích thú trải nghiệm văn hóa truyền thống thông qua Hội chợ Xuân

Đời sống - 4 phút trước

GĐXH – Tại chương trình, các em học sinh được tham quan các gian hàng trang trí theo phong cách cổ truyền, được mua sắm mặt hàng yêu thích. Đặc biệt, các em được xem ông đồ viết thư pháp, xin chữ đầu năm và chơi nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, thú vị...

Công an Hà Nội phá ổ nhóm cá độ bóng đá 800 tỷ đồng

Công an Hà Nội phá ổ nhóm cá độ bóng đá 800 tỷ đồng

Pháp luật - 29 phút trước

Các đối tượng sử dụng mạng internet, ứng dụng mạng xã hội để cá độ, lập ra các tài khoản ảo và tài khoản ngân hàng không chính chủ để thanh toán tiền thắng thua.

Bất ngờ tìm thấy người ông mất tích khi đưa cháu đi học ở TPHCM

Bất ngờ tìm thấy người ông mất tích khi đưa cháu đi học ở TPHCM

Thời sự - 45 phút trước

Người ông 66 tuổi từ quê vào TPHCM, đưa cháu đi học rồi mất tích. Mới đây, gia đình đã tìm thấy ông ở Bình Thuận.

Hà Nội: Xe máy va chạm với tàu hỏa khiến 1 người tử vong

Hà Nội: Xe máy va chạm với tàu hỏa khiến 1 người tử vong

Đời sống - 58 phút trước

GĐXH - Chiều 10/2, tàu Thống Nhất chạy hướng Bắc - Nam trong lúc di chuyển qua địa bàn huyện Thường Tín (TP Hà Nội) đã xảy ra va chạm với xe máy tại khu vực lối mở giao với QL1A. Vụ tai nạn khiến người đi xe máy tử vong tại chỗ.

Hải Phòng: Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm chuẩn bị diễn ra với quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Hải Phòng: Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm chuẩn bị diễn ra với quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Với những giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng đặc biệt, lễ hội truyền thống và cụm di tích Từ Lương Xâm - căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Cách đổi giấy phép lái xe quốc tế người dân cần phải biết

Cách đổi giấy phép lái xe quốc tế người dân cần phải biết

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe quốc tế thời gian qua tăng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể quy định về thủ tục cấp, đổi loại giấy tờ này.

Tin tối 10/2: Xác minh CSGT ‘kẹp cổ’ tài xế taxi công nghệ ở TP.HCM; đi nghĩa vụ quân sự 2025 có điểm gì mới?

Tin tối 10/2: Xác minh CSGT ‘kẹp cổ’ tài xế taxi công nghệ ở TP.HCM; đi nghĩa vụ quân sự 2025 có điểm gì mới?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ clip CSGT ‘kẹp cổ’ một tài xế taxi công nghệ ở Quận 7 (TP.HCM) gây xôn xao dư luận; Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho biết, công tác tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025 có những điểm mới so với năm trước.

Bắt ổ nhóm dàn cảnh móc túi tại lễ hội chùa Tam Chúc

Bắt ổ nhóm dàn cảnh móc túi tại lễ hội chùa Tam Chúc

Pháp luật - 3 giờ trước

Lợi dụng hàng ngàn người về dự lễ khai hội chùa Tam Chúc (Hà Nam), một ổ nhóm 6 người đã dàn cảnh móc túi, trộm cắp tài sản của du khách

Đòi tiền không được, nam thanh niên chém con nợ trọng thương

Đòi tiền không được, nam thanh niên chém con nợ trọng thương

Pháp luật - 3 giờ trước

Nhiều lần đòi tiền không được, Kiên đã tìm đến nhà con nợ ở cùng thôn dùng dao chém nạn nhân bị thương

Vụ hỗn chiến tại lễ hội Mù Là, Bắc Kạn: Một nạn nhân được chuyển thẳng Bệnh viện Việt Đức

Vụ hỗn chiến tại lễ hội Mù Là, Bắc Kạn: Một nạn nhân được chuyển thẳng Bệnh viện Việt Đức

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Nạn nhân bị thương nặng trong hỗn chiến ở hội Mù Là, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn được chuyển thẳng xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) điều trị.

Top