Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (4): Lửa thử vàng
GiadinhNet - Tiếp nối những thành công, giai đoạn từ 2001 đến nay, công tác DS-KHHGĐ đã đánh dấu những nỗ lực bước đầu.
> Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (1): Từ một quyết định nhân văn/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (2): Bước ngoặt lịch sử và sự chuyển biến toàn diện/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ (3): Thành công nhờ sức mạnh tổng hợp/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (5): Nhận diện thách thức mới/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (cuối): Đồng hành vì mục tiêu dân số
![]() |
Đội ngũ làm công tác dân số cơ sở, đặc biệt là những người tâm huyết đã bám trụ lại với ngành, tham mưu cho lãnh đạo địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục DS-KHHGĐ. Ảnh: Tư liệu. |
Đối diện thách thức
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách DS-KHHGĐ đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, từ sau năm 2000, kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chững lại và giảm sút. Một trong những khó khăn trong giai đoạn này là "sự kiện" Pháp lệnh Dân số ra đời ngày 9/1/2003 và có hiệu lực từ 1/5/2003. Nói về thời điểm khó khăn này, bà Lê Thị Thu - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (DS,GĐ&TE) cho biết, một bộ phận người dân đã hiểu chưa đúng nội dung trong Khoản a, Điều 10 của Pháp lệnh, cho rằng từ nay "đẻ thoải mái". "Quả thực, đấy là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với anh chị em làm công tác dân số, nhất là đối với một ủy ban vừa thành lập chưa tròn một tuổi rất non trẻ" - bà Lê Thị Thu cho biết.
Một khó khăn nữa có thể nói là đã tác động rất lớn đến ngành, đó là tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn này luôn có sự biến động và không ổn định từ Trung ương đến cơ sở. Giai đoạn 2001-2008, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ hợp nhất với Uỷ ban BVCSTE Việt Nam và bổ sung thêm chức năng gia đình, thành Uỷ ban DS,GĐ&TE. Năm 2008, Uỷ ban DS,GĐ&TE giải thể, chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ được giao về Bộ Y tế. Trong khoảng thời gian này, nhiều khó khăn, thách thức liên tục được đặt ra cần được giải quyết kịp thời. Một bộ phận người dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên hiểu sai, cho rằng công tác DS-KHHGĐ đã kết thúc, dẫn đến việc coi nhẹ công tác này.
Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng đã được ban hành kịp thời như: Chỉ thị 23/2008/CT-TTg ngày 4/8/2008 về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ; Công văn 6084/VPCP-TCCV ngày 16/9/2008 của Văn phòng Chính phủ; Công văn 1545/TTg-KGVX ngày 17/9/2008; Công văn 281/VPCP-TCCV ngày 12/1/2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng; Công văn 166/TB-VPCP ngày 22/5/2009 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân… |
"Khi biết tin Quốc hội ra Nghị quyết giải thể Ủy ban DS,GĐ&TE, tâm trạng tôi lúc bấy giờ thực sự sốc, bàng hoàng vì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban DS,GĐ&TE còn đang tiếp tục bảo vệ và rất hy vọng Ủy ban trở thành Bộ DS,GĐ&TE. Anh Mai Kỷ - con người của công việc, mặc dù đã nghỉ hưu nhiều năm vẫn rất tâm huyết với công tác DS-KHHGĐ đã viết thư gửi Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ trình bày những quan điểm cá nhân về tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ".
Tình hình trên đã khiến công tác DS-KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ sử dụng các BPTT giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, hậu quả dẫn đến tăng mức sinh vào cuối năm 2007 và 2008. Hai năm liền, ngành dân số không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (0,3%o). Năm 2007 chỉ đạt mức giảm sinh 0,2%o và năm 2008 là 0,22%o.
Tham mưu, khắc phục kịp thời
Trong bối cảnh nhiều ngổn ngang, với tinh thần và bản lĩnh của những người cán bộ, đảng viên, lãnh đạo ngành y tế, dân số đã nhanh chóng tham mưu, khắc phục tình hình, dần ổn định bộ máy tổ chức, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.
Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ, Ban Cán sự Bộ Y tế, sự nỗ lực, tâm huyết, dũng cảm và sáng tạo, công tác DS-KHHGĐ đã vượt qua khó khăn, trưởng thành trong thử thách. Tổ chức bộ máy dần đi vào ổn định, từng bước được kiện toàn, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là minh chứng cho kết quả của công tác DS-KHHGĐ những năm qua, đặc biệt giai đoạn từ 1999- 2009.
(Còn nữa)
Giáo sư Mai Kỷ
(Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban QGDS-KHHGĐ)
Bà Trần Thị Trung Chiến
(Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban QGDS-KHHGĐ)
TS . Nguyễn Quốc Triệu
(Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương)
Ông Nguyễn Bá Thủy
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách DS-KHHGĐ) |
Hà Thư

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.