Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Kỳ quái” nhà làng gốm

Chủ nhật, 07:00 25/09/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Làng Bát Tràng (Hà Nội) được người ta biết đến với nghề gốm cổ truyền nổi danh, nhưng ít ai biết rằng ở đây còn có một ngôi nhà rất “đặc biệt".

Nó nằm thụt sâu dưới lòng đất tới 4 - 5 mét so với các ngôi nhà khác...
 
Nền đất Bát Tràng xưa…

Qua cây cầu Long Biên cổ kính rồi men dọc theo bờ đê sông Hồng, qua khu di tích đình chùa Thổ Khối là tới ngôi làng Việt cổ 1.000 năm tuổi, đúng bằng lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Làng Bát Tràng bây giờ rộng mênh mông với la liệt cửa hàng gốm sứ sang trọng, la liệt biển hiệu công ty gốm sứ xen lẫn những cửa hàng bán lẻ. Những ngôi nhà ngói cổ giờ không còn nhiều. Trong khu nhà cổ nhất ở đây có một ngôi nhà còn vẹn nguyên nếp nhà xưa với những hàng cột gỗ cao lớn, những mái kèo, mái cột uốn lượn và cả nếp mái ngói ta rất ấn tượng. Ấy là nơi duy nhất người ta có thể chứng kiến được dấu tích thời gian trên nền đất làng Việt cổ xưa.

Ngôi nhà nằm lọt sâu 4 - 5 mét so với nền đất làng Bát Tràng ngày nay, trông như một hầm sâu giữa những tòa nhà xung quanh. Đó chính là nền đất của làng Bát Tràng xưa. Khuôn viên ngôi nhà cổ rộng chừng gần trăm mét vuông ấy là chứng tích duy nhất còn sót lại của nền đất làng Bát Tràng xưa. Ngôi nhà "độc nhất vô nhị" ấy chính là nhà của cụ Phùng Thị Cá, năm nay đã gần 90 tuổi.
 
Ngày còn trẻ, cụ Phùng Thị Cá công tác ở Cục Đường sông. Những năm 1975, bà Phùng Thị Cá công tác ở xí nghiệp Bát Tràng cho đến năm 1980 thì về hưu. Sau khi người cha mất, bà tiếp tục ở trong ngôi nhà và trông nom hương hỏa cho đến ngày nay. Người làng vẫn thường gọi cụ bằng cái tên thân mật "cụ Cá".
 
Nhà cụ Cá bây giờ trông như một cái "hầm", lọt thỏm giữa nền đường. Những ngôi nhà ngói xung quanh cũng trở nên cao chót vót so với ngôi nhà của cụ. Chỉ tay vào cái sân gạch đầy rêu, cụ bảo: "Đấy là nền đất của làng Bát Tràng cổ xưa, trước đây nền nhà cụ cũng như nhiều nhà cổ khác nằm bằng nhau, nhưng rồi đất thừa, đồ gốm phế phẩm cứ thế tôn cao nền làng lên và bây giờ thì nhà tôi nằm sâu dưới mặt nước sông Hồng đến vài ba mét".
 

 Ngôi nhà cổ nằm lọt thỏm dưới lòng đất.

Bức hoành phi vẫn óng ả sau gần 200 năm.

 Mái kèo, mái cột vẫn nguyên vẹn như xưa. Ảnh: H.V

 
Ngôi nhà gần 200 năm tuổi
 

Ngôi nhà nằm lọt sâu dưới nền đất làng gần 5 mét, lối vào nhà duy nhất là bậc thang xây gạch bắc từ nền đất cao xuống tới khoảng sân trước nhà. Có lẽ đây là ngôi nhà cổ độc đáo nhất trong các ngôi nhà cổ miền đồng bằng Bắc bộ khi nền nhà nằm sâu cùng với mực nước sông Hồng. Cùng với thời gian, ngôi nhà nằm giữa làng Việt cổ như một chứng tích cho kiến trúc, đất làng, nghề làng thuộc hàng cổ nhất trong các làng nghề xung quanh kinh thành Thăng Long xưa…

Ngôi nhà "hầm" cổ bây giờ cứ chớm mưa là ngập. Khoảng sân gạch trước cửa nhà thì thường xuyên bị nhấn chìm trong nước mỗi khi có mưa xuống. Trận mưa lớn tuần trước, nước tràn vào cả trong nhà cụ Cá. "Trận lụt năm 2008, cả làng chẳng ai ngập mà nhà tôi nước tràn qua cả cửa sổ. Còn trận lụt năm 1971 thì ngập lút nóc nhà, ngập tới 7 hàng ngói, phải đập một ô nhỏ để đưa đồ đạc lên". Rồi trận bom Mỹ năm 1972 đánh trúng khiến một phần ngôi nhà cổ bị đổ sập. Gia đình cụ đành dỡ bỏ phần hư hỏng nên ngày nay chỉ còn lại gian nhà chính và một ngách nhỏ phía phải ngôi nhà dùng để chứa những vật dụng nhỏ.
 
Ngôi nhà cổ này xưa kia vốn có 5 gian, rộng thênh thang. Cụ Cá có tới 10 anh chị em, tất cả đều sống quây quần trong nếp nhà cổ dưới sự giáo dưỡng đầy gia phong của người cha làm nghề dạy học và bốc thuốc cứu người. Cụ Cá là đời thứ 4 trong nếp nhà cổ này, còn tính đến con cháu bây giờ thì phải đến đời thứ 7.
 
Ngôi nhà cổ cũng đã xấp xỉ hai trăm năm tuổi. "Ngày bố tôi sắp mất, ông cụ có dặn các con cháu cố gắng giữ nếp nhà xưa của các cụ truyền lại. Ngày ấy, ngôi nhà đã hơn 130 năm, bây giờ thì cũng đã gần 200 năm rồi còn gì", cụ Cá nhớ lại.
 
Trải qua gần 200 năm, ngôi nhà bây giờ vẫn còn nguyên vẹn nếp nhà cổ thuở xưa với khung gỗ trạm chổ uốn lượn, mái ngói ta và những bức tường được gắn kết bằng vôi, mật. Chỉ có điều, thời gian cùng những trận mưa tràn vào ngập nước trong nhà khiến phía chân những chiếc cột đã bị mối mọt. Người con trai của cụ phải cưa đi vài cái chân cột rồi xếp những viên đá khổ lớn chống lên.

Bức tường xây cổ vững chãi…

Nhưng những bức tường, những mái kèo, mái cột của chái nhà thì dường như vẫn còn vẹn nguyên trước sự tàn phá của thời gian. Cụ Cá nhớ lại: "Ngày ông cụ nhà tôi còn sống, cụ bảo công thợ mộc để làm ngôi nhà này ngày ấy mất hàng năm trời mới xong".
 

Làng Bát Tràng bây giờ tấp nập với la liệt cửa hàng gốm sứ.

Ngôi nhà bây giờ vẫn còn nguyên 12 hàng cột dựng đều tăm tắp chống đỡ cho cả mái gỗ phía trên. Loại gỗ được dùng để làm là loại gỗ đinh rất chắc chắn. Những mái kèo, mái cột phía trên của nhà vẫn còn đó những nét trạm chổ uốn lượn đủ hình dáng, từ những bông cúc mảnh mai đến những cánh chim hạc trong dáng tung cánh...

Sau gần hai trăm năm, bức tường hậu được xây dày 40cm còn bức tường chái hai bên dày 30cm vẫn vững chắc. Chỉ có những vệt màu vôi ve là ố dần theo năm tháng. Đó là những bức tường nhà được xây dựng theo phương pháp truyền thống xưa  là bằng vôi và mật. Cụ Cá bảo theo lời các cụ xưa kể lại thì loại gạch xây nhà vốn được sản xuất theo lối thủ công. Các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay nên cốt đầy, chắc và nặng; đặc biệt lớp men trắng thường ngả mầu ngà. Sản phẩm mộc sau quá trình gia công bằng tay hoàn chỉnh được các tốp thợ khẩn trương đem vào lò nung. Loại lò dùng để nung gạch hồi ấy chính là lò bầu (lò rồng), một trong 3 loại lò cổ nhất ở Bát Tràng. Lò Rồng cổ ấy cũng là lò gốm duy nhất được cung cấp các đồ gốm cho kinh thành Thăng Long xưa.
 
Toàn bộ kết cấu nhà cho đến tường, các hoạ tiết vẫn được giữ nguyên. Cột kèo của ngôi nhà cổ được làm theo kiểu mộng thắt, tường xây bằng gạch Bát Tràng với vữa được làm từ vôi, mật và muối. Chính giữa gian nhà chính của ngôi nhà cổ bây giờ vẫn còn nguyên đó bức hoành phi, bộ ngai thờ từ thuở ban đầu dựng nhà. Qua gần 200 năm nhưng những chạm trổ họa tiết vẫn sắc nét như mới, màu gỗ của bức hoành vẫn óng ả theo thời gian.
 
Hạnh Vân
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới

Giáo dục - 17 phút trước

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Tháng sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió

Tháng sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Những người sinh tháng Âm lịch dưới đây cả đời làm gì cũng thuận buồm xuôi gió, thường hóa giải nghịch cảnh bằng chính năng lực của mình.

Những trường hợp này sẽ không được hưởng thừa kế đất đai theo quy định mới nhất

Những trường hợp này sẽ không được hưởng thừa kế đất đai theo quy định mới nhất

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, đất đai là tài sản đặc biệt và có những quy định riêng về thừa kế. Tuy nhiên có những trường hợp sẽ không được hưởng thừa kế. Đó là trường hợp nào?

Tin mới nhất về khối không khí lạnh sắp gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Tin mới nhất về khối không khí lạnh sắp gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, một đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về miền Bắc gây mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Trước khi đón không khí lạnh, thời tiết miền Bắc vẫn oi nóng.

Tin sáng 7/5: Nghỉ hưu trước tuổi, 6 lãnh đạo sở ở Đắk Lắk nhận hỗ trợ gần 8,5 tỉ đồng; ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Tin sáng 7/5: Nghỉ hưu trước tuổi, 6 lãnh đạo sở ở Đắk Lắk nhận hỗ trợ gần 8,5 tỉ đồng; ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - 6 lãnh đạo sở ở Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được hỗ trợ tổng cộng gần 8,5 tỉ đồng; Một em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, theo các bác sĩ, đây là trường hợp hiếm gặp, với tỉ lệ chỉ khoảng 1/80.000 ca sinh.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025

Giáo dục - 2 giờ trước

Năm 2025, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 525 chỉ tiêu lớp 10 với 5 khối chuyên; mỗi khối chuyên tuyển 105 em. Trong đó, khối chuyên Tin có tỷ lệ chọi cao nhất, lên đến 1/8,1.

Tuổi Thân trong tháng tháng 4 âm lịch 2025 dễ thu hút tài lộc

Tuổi Thân trong tháng tháng 4 âm lịch 2025 dễ thu hút tài lộc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tử vi tháng 4 âm lịch 2025 dự báo, tuổi Thân tha hồ thu hút tài lộc về mình trong giai đoạn thuận lợi như lúc này. Làm ăn, kinh doanh có lợi, người nào khởi nghiệp cũng bắt đầu có lợi nhuận ban đầu.

Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Pháp luật - 3 giờ trước

Chiều 6/5, cơ quan Công an đã làm việc với đối tượng chạy xe máy chặn đầu xe ô tô chửi bới, bẻ cần gạt mưa, đập kính chiếu hậu trên đường 3 Tháng 2 (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và những người liên quan.

Không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có trở rét?

Không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có trở rét?

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng chiều tối 9-10/5, một đợt không khí lạnh yếu tràn về miền Bắc gây mưa dông, nền nhiệt giảm nhiệt mạnh. Tuy nhiên trước đó, thời tiết miền Bắc vẫn oi nóng.

Bắt giữ 2 kẻ cướp vàng ở TP.HCM: Lần theo vết máu tại hiện trường

Bắt giữ 2 kẻ cướp vàng ở TP.HCM: Lần theo vết máu tại hiện trường

Pháp luật - 13 giờ trước

Vụ cướp tiệm vàng ở Hóc Môn (TP.HCM) được phá sau 5 giờ nhờ vết máu tại hiện trường và manh mối từ phòng khám nơi nghi phạm đến khâu vết thương ở tay.

Top