Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi bỗng dưng... mất ngủ?

Chủ nhật, 15:18 12/12/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vào một số ngày nhất định trong tuần, bạn trằn trọc suốt đêm mà không thể chợp mắt, hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng hay cả năm mà không thể tìm ra nguyên nhân.

Bạn đừng quá lo lắng, có thể bạn đang bị chứng “mất ngủ có chu kỳ” và điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc tạo dựng và thực hiện một số thói quen tốt dưới đây.

1. “Cài đặt” lại đồng hồ sinh học của bạn

Giáo sư Neil Stanley, một chuyên gia về giấc ngủ của bệnh viện ĐH Norfolk And Norwwich (Anh) khuyên rằng: “Cơ thể chúng ta rất “khao khát” các hoạt động được tạo thành thói quen, bạn hãy cố gắng dậy sớm hơn một chút vào ngày mà bạn thường bị mất ngủ và không nhất thiết phải ngủ trưa vào ngày hôm đó”.

Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho mình một số thói quen nhất định như đi ngủ vào thời điểm cố định (tốt nhất là trước 23h), tắt đèn khi ngủ, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng hay nằm ngủ trong một không gian yên tĩnh hoàn toàn…, những điều tưởng chừng rất nhỏ này lại chính là chìa khóa quyết định chất lượng của bạn đấy!

2. Ăn tối sớm hơn

Bữa tối muộn là kẻ thù tồi tệ nhất của giấc ngủ. Hãy cố gắng để ăn bữa tối sớm, sao cho thời gian từ lúc bạn ăn đến lúc đi ngủ là ít nhất 4 tiếng. Không nên ăn bữa tối với một thực đơn quá nhiều đạm khiến giấc ngủ trở nên nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc ăn tối muộn kéo dài còn dẫn tới hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột…

Đặc biệt, việc ăn tối muộn kết hợp với việc sử dụng rượu, chất cồn quá đà còn rất dễ gây “sốc” trong giấc ngủ, có thể dẫn tới đột quỵ. Bạn cũng không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối, nếu khát hãy uống vài ngụm nhỏ để xua tan cảm giác đó. Tốt hơn cả là bạn nên uống một cốc sữa nóng, nó sẽ giúp bạn xoa dịu hệ thống thần kinh

3. Tránh xa chất cồn

Nhiều người cho rằng, chất cồn sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhờ cảm giác “lâng lâng”, không tỉnh táo, tuy nhiên đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và… nực cười. Giáo sư Irshaad Ebrahim, Giám đốc y tế trung tâm nghiên cứu giấc ngủ London (Anh) nói: “Cồn chỉ tạo ảo giác tức thời, nó không phải một liệu pháp “an thần” lâu dài và tốt cho sức khỏe.
 
Cồn giống như một loại thuốc gây mê, vì thế, sau vài giờ đồng hồ, khi nó được chuyển hóa, bạn sẽ thức dậy và không thể tiếp tục giấc ngủ, đó là điều tai hại”. Hãy hạn chế sử dụng chất cồn càng nhiều càng tốt, tốt nhất là nên tránh xa nó hoàn toàn vào khoảng 2,3 ngày trước thời điểm bạn hay bị mất ngủ, nó sẽ giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể và ổn định nhịp tim để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

4. Tập luyện nhẹ nhàng

Muốn ngủ ngon, cơ thể bạn cần phải…mệt, vì thế, thay vì ôm lấy tivi bạn nên có một cuộc đi dạo ngắn, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe đạp vào cuối buổi chiều. Các bài tập và động tác nhẹ nhàng cũng sẽ cơ thể bạn đào thải nhanh hơn các độc tố gây hại tới giấc ngủ ra khỏi cơ thể bạn. Một vài mẹo nhỏ khác như tắm nước ấm với vài động tác massage cơ thể, tập hít thở, nghe các bản nhạc thư giãn… trước khi đi ngủ cũng rất có lợi cho giấc ngủ của bạn.

5. “Giải độc” cho não

Đừng đưa những âu lo, phiền muộn hay lo lắng của bạn về công việc, các mối quan hệ… vào giấc ngủ, khi bộ não bị ức chế, dù bạn có làm tốt tất cả những điều đã đưa ra ở trên bạn cũng không thể có một giấc ngủ sâu.
 
Trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng, hãy chia sẻ với ai đó tất cả những điều bạn còn đang suy nghĩ, giải quyết tất cả công việc còn vướng bận hay thậm chí là viết ra một danh sách “những điều khiến tôi lo lắng”… để “giải độc” cho bộ não của bạn.
 
Thay vì xem các chương trình trên tivi, bạn nên đọc một cuốn sách yêu thích, với nội dung nhẹ nhàng, cảm giác buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn trong cảm giác thư thái đưa bạn vào một giấc ngủ sâu và êm ái.

Hải An (Theo RD)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 9 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 23 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top