Làm sao biết tinh trùng đủ tốt?
Em 31 tuổi, chồng 36 tuổi, đã cưới nhau được 2 năm nhưng chưa có con. Chồng em bị tinh trùng yếu đã đi khám 2 lần.
Lần đầu kết quả là: thể tích 4ml, ly giải 25ph, pH 7,5, mật độ 16x10^6/ml, tiến tới nhanh 1%, tiến tới chậm 28%, không tiến tới 16%, không di động 55%, tỷ lệ sống 45%, hình dạng bình thường 18%.
Đợt 2 chồng em đi khám sau 3 tháng thì được kết quả là: thể tích 1ml, ly giải 15ph, PH 7,5, mật độ 5x10^6ml, tổng số tinh trùng 5x10^6ml, tỷ lệ tinh trùng sống 41%, di động tiến tới 7%, di động không tiến tới 28%, bất động 65%, hình thái bình thường 3%, đầu 59%, cổ 45%, đuôi 26%.
Với kết quả khám 2 lần như vậy chất lượng và số lượng tinh trùng của chồng em có tăng lên ở lần 2 không hay giảm đi so với lần 1? Liệu chúng em có thể có con tự nhiên không hay phải thụ tinh trong ống nghiệm? Kính mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ. (Thương)
Trả lời:
Bạn thân mến,
Để trả lời những thắc mắc của bạn tôi xin chia sẻ đôi điều về xét nghiệm tinh dịch đồ. Đứng về chuyên môn, đây là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong điều trị hiếm muộn nhưng nó luôn gây ra những rắc rối cho các nhà chuyên môn bởi xét nghiệm này luôn có một tỷ lệ sai số đáng kinh ngạc. Theo một khảo sát năm 2006 về chất lượng xét nghiệm tinh dịch đồ được thực hiện ở 144 phòng xét nghiệm ở Australia với cùng một mẫu tinh dịch, kết quả đếm số lượng tinh trùng từ các cơ sở trên đưa ra có biên độ rất rộng từ 3,7 đến 102 triệu/ml.
Như vậy, sai số từ kết quả tinh dịch đồ không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả những nước có nền y học tiên tiến nhất với hệ thống xét nghiệm rất hiện đại. Để hạn chế được sai số này, các nhà chuyên môn đều thống nhất rằng xét nghiệm tinh dịch đồ phải được làm đúng quy chuẩn (từ thời gian kiêng giao hợp đến cách thức lấy tinh dịch, phương pháp làm, người làm được đào tạo quy chuẩn, trang thiết bị máy móc chuẩn, điều kiện phòng xét nghiệm…). Đã có rất nhiều máy móc hỗ trợ cho xét nghiệm này, nhưng cho đến bây giờ đa số nhà chuyên môn vẫn tin tưởng vào kết quả đánh giá bằng mắt thường của những nhân viên được đào tạo thuần thục hơn là các máy móc đắt tiền.
Do đó xét nghiệm tinh dịch nên được làm tại một cơ sở chuyên khoa về sinh sản hay hỗ trợ sinh sản quy chuẩn và xét nghiệm tinh dịch đồ đem so sánh nên đến từ một phòng xét nghiệm để đảm bảo cùng một điều kiện chuẩn. Còn khi làm ở hai hay nhiều cơ sở khác nhau, với các phương pháp khác nhau, người làm khác nhau thì sự sai số này không thể kiểm soát nổi và do đó không đem chúng ra so sánh được.
Về câu hỏi thứ nhất của bạn muốn biết chất lượng tinh trùng tăng lên hay giảm đi ở lần xét nghiệm thứ hai, thực sự khó trả lời bởi xét nghiệm của chồng bạn làm chưa đồng nhất. Kết quả của chồng bạn làm với hai phương pháp khác nhau (lần một theo chuẩn WHO 1999 (tiến tới nhanh, chậm…) và lần 2 theo chuẩn WHO 2010 (di động tiến tới, di động không tiến tới…) và tôi không rõ là hai lần xét nghiệm này trong cùng một cơ sở hay hai cơ sở khác nhau? Vì vậy chúng ta không đem so sánh được về sự tiến triển của tinh trùng mà chỉ lấy làm tham khảo.
Về câu hỏi thứ hai liệu vợ chồng bạn có con tự nhiên hay không, qua phân tích tôi thấy cả hai kết quả trên của chồng bạn đều chưa đạt được chuẩn ở ngưỡng giới hạn tối thiểu của tiêu chuẩn WHO tương ứng (bạn xem ngưỡng này trong tờ kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ mà các cơ sở khám bệnh đó trả phiếu cho chồng bạn).
Mặc dù tinh trùng của chồng bạn yếu, ít và chưa đạt ngưỡng tối thiểu nhưng không phải vợ chồng bạn hết hy vọng thụ thai tự nhiên. Chồng bạn nên đến khám ở các cơ sở nam khoa có uy tín để điều trị tình trạng tinh trùng ít, yếu. Để sớm có con, điều kiện lý tưởng nhất là vợ chồng bạn nên tìm tới một trung tâm hỗ trợ sinh sản (ở đó có cả phòng khám nam khoa, phụ khoa và đơn vị hỗ trợ sinh sản).
Những trung tâm như thế họ sẽ đánh giá chính xác toàn diện từ hai phía và tìm rõ nguyên nhân từ đâu để can thiệp trúng đích ngay. Hơn nữa, ở đó vợ chồng bạn có nhiều cơ hội lựa chọn điều trị, chẳng hạn điều trị nội khoa làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng của chồng bạn kết hợp theo dõi và hỗ trợ sự phát triển, trưởng thành của trứng một cách chủ động (phía vợ) để tăng hiệu quả thụ thai tự nhiên. Đồng thời trong trường hợp xấu nhất khi không thành công với điều trị này vợ chồng bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản luôn để đi đến đích sớm mà không mất thời gian làm lại từ đầu cũng như bỏ phí quãng thời gian vàng của độ tuổi sinh sản.
Chúc vợ chồng bạn luôn hạnh phúc và sớm có tin vui.
Theo BS nam khoa Bá Hưng (VnExpress.net)
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.
3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCó 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triển - 4 năm trướcĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.
Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcThời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...
Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được
Dân số và phát triển - 4 năm trướcNhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.
Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?
Dân số và phát triển - 5 năm trướcXoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?
Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập
Dân số và phát triển - 8 năm trướcGiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.
Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?
Dân số và phát triển - 8 năm trướcTrong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?
Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm
Dân số và phát triển - 8 năm trướcMột số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.
Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống
Dân số và phát triển - 8 năm trướcSa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.
4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề
Dân số và phát triểnĐừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.