Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm sao để hết nghiến răng?

Chủ nhật, 08:56 23/08/2009 | Sống khỏe

Nghiến răng khi ngủ là một là một chứng bệnh gây phiền toái cho nhiều người, thậm chí, có người còn rơi vào trầm cảm vì không kiểm soát được hiện tượng này.

 
Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng các cơ nhai đáng lẽ ở trạng thái bất động, nhưng lại vận động một cách vô thức, không mục đích, khiến hai hàm răng cọ sát với nhau tạo thành tiếng động. Hoạt động bất thường của các cơ nhai có thể gặp ở nhiều người (có thể chiếm tỷ lệ tới 50-60%) nhưng gây tiếng động thì chỉ chiếm 6%.
 
Lỗi của… hệ thần kinh

Nghiến răng khi ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở độ tuổi 20-50. Qua các thống kê, có khoảng 20% người có tật nghiến răng có tiền sử gia đình bị bệnh này, tuy nhiên người ta chưa xác định được do loại gene nào. Nguyên nhân gây tật nghiến răng cũng chưa được biết rõ, nhưng có nhiều yếu tố liên quan như chấn thương răng, men răng, sâu răng, lệch khớp cắn, mang hàm giả… tạo các kích thích lên trung tâm phản xạ nhai gây nghiến răng.

Yếu tố về các bệnh thần kinh là nguyên nhân chính của tật nghiến răng. Đó là do rối loạn giấc ngủ, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu, thuốc lá hay một số chất kích thích nặng… Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân của tật nghiến răng. Nhiều chuyên gia thần kinh nhấn mạnh tới hiện tượng stress. Khi bị stress, mỗi cơ thể có kiểu phản ứng khác nhau: một số người thấy triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng hoặc cao huyết áp, một số khác lại có biểu hiện của nghiến răng khi ngủ. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở một số phụ nữ đang mang thai và sinh nở bị căng thẳng, lo âu, mệt mỏi.

Răng - nạn nhân chính

Nghiến răng lâu ngày khiến mặt răng bị bào mòn, men răng bị phá hủy gây tăng sự tiêu xương, nha chu viêm. Răng do đó dễ bị lung lay hơn. Nghiến răng sẽ gây phì đại cơ nhai, cơ thái dương, gây đau khi đụng chạm vào các cơ này.

Các rối loạn thần kinh - cơ do nghiến răng, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của khớp thái dương hàm. Những hậu quả này khiến cho người mắc tật này thường xuyên thấy răng ê buốt, lung lay thậm chí răng còn có thể bị nứt gãy. Ngoài ra những người mắc tật này thường xuyên có những biểu hiện lo lắng, căng thẳng…

Cần định kỳ khám răng

Để hạn chế hậu quả trên và đỡ gây phiền toái cho người xung quanh, có thể mang máng nhai khi ngủ (máng được làm bằng plastic hoặc acrylic do các nha sĩ thiết kế phù hợp sau khi khám). Thường xuyên tập thư giãn khớp hàm bằng thả lỏng cơ miệng, hàm dưới ở trạng thái nghỉ. Người mắc tật này có thể do giấc ngủ không sâu, do đó cần tạo giấc ngủ sâu bằng cách chuẩn bị phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, trước khi ngủ đi bách bộ và có thể tắm nước ấm.

Trong cuộc sống cần tránh những căng thẳng thần kinh, tâm lý, tránh sử dụng các loại thực phẩm phải nhai, gặm nhiều trong thời gian tật nghiến răng xảy ra thường xuyên. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định và có phần nào mang lại hiệu quả là các loại an thần - trầm tính, giảm cơ như benzodiazepinex, myorelaxant nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ và không được sử dụng kéo dài (gây tình trạng lệ thuộc, thậm chí gây nghiện). Nếu để tật nghiến răng tồn tại quá lâu sẽ khiến những hậu quả gây ra càng nặng nề thêm, do đó cần định kỳ đi khám răng để điều trị sớm các hậu quả mà tật nghiến răng gây nên.
 
Theo An ninh Thủ đô
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 24 phút trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 36 phút trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Top