Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làng “vọng phu” đau mùa Trung thu

Thứ sáu, 09:38 05/09/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Từng tốp trẻ em hì hục mò cua đồng bên bờ ruộng. Bầy trẻ gầy gò, đen đúa, có em chỉ cao hơn ngọn lúa một cái đầu. Trời về trưa, túi cua đồng cũng đã nặng dần. “Hè thì ngày hai buổi. Vào năm học, buổi đi học, buổi ra đồng. Trung thu ạ, không có đâu chú!”, cô bé mảnh khảnh tên Hiền quệt mồ hôi, bùn lẫn nước nhòe mắt giữa cánh đồng trưa nắng gắt.

Làng “vọng phu” đau mùa Trung thu 1

Cháu Phương mưu sinh trên cánh đồng muối An Hòa.

 
Cua đồng là “cơm”, là “sách vở”!

Hiền cho biết, em và hơn 10 bạn nữa quê ở xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ngày ngày các em phải đi bộ khoảng 5 - 6 km để bắt cua đồng. Hiền 14 tuổi là con thứ ba trong gia đình có 7 người con. Cô bé bảo rằng, từ khi lên 10 tuổi đã phải xuống đồng giúp cha mẹ, 12 tuổi đi mò cua, tát cá, bắt ốc, hoặc ở nhà trông em thay mẹ.

Trên khắp các cánh đồng ven biển Quỳnh Lưu mùa này, trẻ nhỏ rủ nhau đi mò cua bắt ốc là chuyện thường nhật, bởi đó là tất cả những thứ có thể mang lại cơm áo mỗi ngày, sách vở cho các em đến trường. Bùn, nước ướt nhẹp cái quần cộc, em Nguyễn Thị Thúy hồn nhiên: “Nhà em có 3 anh chị em, bố mất, mẹ lại đau yếu luôn. Chị gái đầu học dở lớp 10 thì nghỉ học vào Nam kiếm sống. Em giờ lên lớp 6, để có tiền mua sách vở, đóng học phí cho năm học mới, tranh thủ những ngày hè, em cùng đám bạn ra đồng mò cua nhập cho lái buôn”.
 
Những năm gần đây, cua đồng được giá nên các em lập thành từng nhóm đi mò cua, ban đầu là những cánh đồng gần nhà, rồi  lân la đến các xã lân cận. Bắt mãi cũng hết, các em lại rủ nhau đạp xe hàng chục cây số sang các xã trong vùng để mò cua.

Một ngày làm việc của các em bắt đầu lúc 10h, bất kể nắng hay mưa. “Giữa trưa, cua thường ra ngoài, nấp vào các vũng nước có dấu chân người, dễ bắt hơn. Còn những con nấp trong lỗ sâu ở các bờ ruộng, để bắt được chúng phải dùng chân dẫm trên bờ, bị sức ép nó sẽ bò ra, lúc đó phải nhanh tay chộp lấy. Nhiều khi không dẫm được, phải thò tay vào lỗ để móc chúng ra. Ngại nhất là móc nhầm phải rắn nước. Nhiều đứa con gái, lúc móc nhầm lỗ rắn ở, suýt ngất xỉu bên bờ ruộng”, Phương cho biết. 13 tuổi, Phương đã có 3 năm kinh nghiệm đi mò cua. “Trung bình mỗi ngày em bắt được khoảng 2 - 3 kg cua, đem bán được vài ba chục ngàn đồng. Tiền bán cua em gửi mẹ, đến năm học mới mua áo quần, sách vở, nộp tiền học phí”, Phương nói thêm. Bàn tay Phương chi chít những vết càng cua cặp và do ngâm bùn, ngâm nước giữa nắng nóng nên nhăn nheo, sần sùi, tím tái.
 
“Bố đi biển một trăm năm mới về”
 
Làng “vọng phu” đau mùa Trung thu 2

Trên cánh đồng muối An Hòa, những đứa trẻ tuổi chỉ mới lên 10 cặm cụi đẩy, cào. Ảnh: HP


Không đi mò cua, nhiều em khác lại có “nghề” cào muối. Trên cánh đồng muối An Hòa (An Hòa, Quỳnh Lưu), những đứa trẻ tuổi chỉ mới lên 10 cặm cụi đẩy, cào. Những đống muối cao gần ngang người các em. Cô bé tên Phương mặt đỏ chín vì cái nóng từ đồng muối phả lên giữa trưa nắng cho biết, những ngày nắng nóng như thế này phải tranh thủ “quần” với đồng muối, thường là đến chiều mới ăn cơm. Quen dần với cách sinh hoạt “theo trời” này, Phương không biết đến cơn đói nữa dẫu ngày chỉ có hai bữa cơm, sáng thì “bữa có, bữa không”. Phương không nhớ bao giờ thì đến Trung thu nhưng chỉ nhớ thường là thôn mình có tổ chức, có kẹo, có sách vở phát cho các bạn học sinh giỏi. Chỉ tuyệt nhiên bánh Trung thu thì cô bé này chẳng biết là cái gì, cô bé lắc đầu quầy quậy rằng “chưa bao giờ được ăn”. Hỏi về đồ chơi Trung thu, Phương cũng lắc đầu “chẳng có”. Dẫu vậy, Phương bảo rằng em còn “sướng” hơn một số bạn ở đây.

Rời cánh đồng muối, chúng tôi đến xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu. Không biết từ bao giờ người ta gọi nơi này với cái tên “làng vọng phu”. Nơi đây, nhiều thế hệ trẻ mất cha, nhiều thiếu phụ mất chồng. Trai trẻ làng này hầu như năm nào cũng có người ra với biển rồi không bao giờ trở về được nữa. Vết thương này vừa liền sẹo thì vết thương khác lại xuất hiện. Nỗi buồn này không chỉ người lớn mà còn hiển hiện trên gương mặt u buồn những đứa trẻ.

Căn nhà chị Bùi Thị Lý lúc nào cũng ngập trong không khí nặng nề. Tết Nguyên đán vừa rồi, chị thành góa phụ, ba đứa con thơ mồ côi cha khi anh Hoài (chồng chị) trong chuyến đi biển định mệnh ấy đã không trở về. Vì hoàn cảnh, chị Lý phải gửi con lại nhờ ông bà chăm sóc, còn mình lên đường làm ăn. Thật xót xa khi đứa con gái thứ hai đang học mầm non nghe chúng tôi hỏi chuyện anh Hoài, đã trả lời hộ mẹ bằng một câu buồn da diết: “Bố đi biển một trăm năm mới về”. Đứa con út mới hơn 1 tuổi thỉnh thoảng lại khóc đòi sữa làm cho không khí trong căn nhà thêm u ám.

Cùng chung ngõ với nhà chị Lý là gia đình thuyền viên Vũ Văn Biên, giờ cũng chỉ còn người vợ trẻ nuôi con vò võ trong căn nhà trống vắng bóng người đàn ông. “Làng vọng phu” ngày ngày cần mẫn mưu sinh và sống chết bằng nghề biển.

Chia tay những đứa trẻ làng biển, những góa phụ làng biển lại nghe văng vẳng tiếng một cụ già tóc bạc trắng, lưng còng sát đất nơi này. Cụ bảo rằng mình cũng mồ côi cha từ thuở lọt lòng, Tết này tròn 80 tuổi nhưng đã gần 54 năm mất chồng. Hai người đàn ông của cụ đều nằm lại đáy biển sâu nên câu tâm sự tuổi già “Đàn bà khổ lắm. Nhưng khổ nhất vẫn là con nít (trẻ con)”, nghe cứ như cứa từng khúc ruột!
 
Nghề “kiếm cơm” của trẻ con vùng biển

Những ngày cận Trung thu này ở cửa biển Lạch Quèn, rất đông trẻ em tranh thủ những ngày hè cuối cùng để bóc vỏ tôm thuê cho các xưởng chế biến hải sản. Đây cũng là một “nghề” kiếm cơm, kiếm áo quần sách vở của nhiều trẻ em vùng biển ngang các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An). Mỗi buổi bóc vỏ tôm, các em được trả công từ 10 đến 15 ngàn đồng. “Nghỉ học, nhà nào cũng cho chúng đi làm thuê kiếm thêm tiền để phụ giúp cha mẹ, đỡ được đồng nào hay đồng đó” – bà Lan, một người bóc vỏ tôm thuê cho biết.
 
Hà Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top