Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lao động nông thôn đi làm ăn xa: Nỗi lòng người ở lại

GiadinhNet - Khoảng 15 năm trở lại đây, rất nhiều vùng quê Việt Nam đã xuất hiện phong trào “tha hương cầu thực”.

Cuộc sống gia đình họ ít nhiều được cải thiện. Xe máy được đưa về làng, nhà tầng được dựng lên… nhưng kéo theo đó là không ít hệ lụy mà việc đầu tiên là những người trong gia đình thiệt thòi về tinh thần. Điều đáng kể hơn nữa là thế hệ con cháu họ thiếu vắng sự bảo ban của cha, sự che chở của mẹ nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm, sinh lý.

Ngoài 70 tuổi vẫn nuôi cháu thay con

Trước cổng làng Đông Hòa, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi gặp cảnh một bà lão ngoài 60 tuổi đang gò lưng kéo chiếc xe chất đầy mạ lên dốc. Phía sau là 2 cháu nhỏ chừng hơn 10 tuổi cong lưng đẩy giúp bà. Chiếc xe vượt qua con dốc, bà lão và hai đứa nhỏ thở dốc. "Con trai, con gái, dâu, rể đều đi làm ăn xa hết. Việc nhà cửa, ruộng vườn chỉ có thân già này với hai đứa nhỏ lo. Không làm thì ai hộ cho", bà than thở.

Tiếp xúc với ông Nguyễn Khắc Minh, trưởng thôn Đông Hòa, ông Minh cho biết: "Đó là bà An. Mấy ngày nay hôm nào hai đứa trẻ cũng đẩy xe ra đồng giúp bà. Nhưng bà An mới 65 tuổi thôi, trong làng này còn rất nhiều bà cụ đã ngoài 70 tuổi vẫn phải làm việc đồng áng, chăm cháu nhỏ cho các con đi làm ăn xa. Trong làng có đến 70% nam giới trong độ tuổi lao động đi xa làm phụ hồ, bốc vác, chạy xe, 50% phụ nữ cũng rời làng lên phố làm giúp việc, rửa bát thuê, chạy bàn, cửu vạn... Đến vụ mùa nhiều phụ nữ còn về làm việc đồng áng, còn cánh nam giới là lặn mất tăm đến Tết mới thấy mặt".

Bà Vũ Thị Lịch, 70 tuổi, thôn Đông Hoà, đang còng lưng gánh phân bón ra đồng. Ngồi nghỉ lấy sức, bà kể: “Già, yếu rồi! Không dai sức được. Thế mà ba đứa cháu vẫn một tay tôi nuôi, bố mẹ chúng nó ra Hà Nội làm từ đầu năm có thấy mặt mũi đâu". Em Lê Thị Nhạ, học lớp 4, Trường Tiểu học Nhân Chính, huyện Lý Nhân, Hà Nam thổ lộ: "Bố mất lúc em mới học lớp 2, mẹ lên Hà Nội làm, lâu lắm mới về. Em ở nhà với bà và em Na. Mẹ làm được ít tiền lắm nên nghỉ hè rồi mà bà vẫn phải nợ tiền học của em Na ở nhà trẻ". Bé Na đang học lớp mẫu giáo nhỏ ở nhà trẻ của xã. Mỗi tháng chỉ phải đóng 6kg gạo và 190.000 đồng. Gạo thì tháng nào cũng đóng đủ nhưng học phí thì vẫn còn nợ hai tháng.
 

Bỏ làng, bỏ xóm ra thành phố mưu sinh.Ảnh: TL

 
Nhà rộng, trẻ đói tình thương 

Một  hình thức "tha hương" cao cấp hơn là xuất khẩu lao động. Tại xã Nga Hưng, xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá và xã Vĩnh Hào, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản- Nam Định, ngoài trào lưu người trong độ tuổi lao động "Nam tiến" (vào miền Nam làm ăn) hoặc “Tiến về Thủ đô” (ra Hà Nội) còn có phong trào đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Hàn Quốc.

Ở huyện Nga Sơn, đối tượng xuất khẩu lao động chủ yếu là phụ nữ đi làm giúp việc cho người nước ngoài hoặc làm trong các nhà máy sợi, xưởng dệt. Ông Nguyễn Đình Bình, cán bộ hưu trí xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn kể: "Khoảng 13 năm trước, nhà ông Tước xóm 7 có cô con gái ra Hà Nội làm rồi lấy được chồng tại Đài Loan. 2 năm sau về, vàng đeo lủng liểng, xây nhà tầng, lập sổ tiết kiệm cho bố mẹ. Lúc cô ấy đi có 3 cô gái đi theo. 2-3 năm sau các cô ấy về, trở nên giàu có. Sau đó, người người, nhà nhà cũng theo nhau tìm cửa sang Đài Loan".

Anh Vũ Văn Quân, xã Nga Hưng, Nga Sơn tâm sự: "Vợ đi Đài Loan, tôi và khoảng 15 ông chồng nữa trong xã lâm vào cảnh có vợ mà vẫn phải "gà trống nuôi con". Vợ đi thì có tiền, có của, xây được nhà, mua được xe, có đồng ra đồng vào. Nhưng cái được chẳng bằng mất. Ba bố con cứ lủi thủi, nhà quạnh lắm. Đàn ông thì vụng chăm con, nhiều khi tôi thấy thân cực quá! Vợ về phép được nửa tháng nhưng cô ấy thay đổi hẳn, mặc áo hai dây đi tung tăng ngoài đường, chê tôi cổ lỗ sĩ, chê giường nằm đau lưng, nhà vệ sinh bẩn. Biết thế này, tôi không cho vợ đi nữa".
 
Khi căn nhà trống vắng

Mẹ vắng nhà là thế, còn bố vắng nhà, cuộc sống cũng tủi cực không kém. Chị Nguyễn Thị Ngoan, thôn Giáp Nhất, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản- Nam Định rầu rĩ: "Anh ấy đi Hàn Quốc, gửi tiền về xây được ngôi nhà 2 tầng nhưng tất cả vật dụng trong nhà vẫn là đồ cũ. Từ ngày biết bố làm được nhiều tiền, hai thằng con trai sinh hư. Chúng không chịu học, liên tục xin tiền mẹ, tôi nói mãi mà không được”.
 
Không chỉ chị Ngoan mà rất nhiều phụ nữ cùng cảnh đều bất lực trước việc dạy con trai đang tuổi mới lớn.
 
Những làng xã có nhiều người đi làm ăn xa chỉ dịp gần Tết mới đông vui. Vào khoảng 20 tháng Chạp hằng năm, thanh niên trai tráng trong làng đi làm ăn xa kéo nhau về ăn Tết. Quây quần với gia đình vài bữa, hết Tết, từng đoàn người lại rồng rắn ra đi, mang thêm nhiều lao động độ tuổi trên 15.

Bố mẹ đi làm ăn xa khi các con còn quá nhỏ. Cả năm mới về nhà một lần vào dịp Tết, được sống đầm ấm cùng bố mẹ vài ngày Tết nên rất nhiều em ngay từ nhỏ đã nhầm tưởng: Cứ rời làng kiếm ăn là cuộc sống sẽ sung túc. Nên chúng chẳng chuyên chú học hành, chỉ mong lớn chút nữa để theo chân bố mẹ đi làm giàu(!?).

Đã có rất nhiều bài học nhỡn tiền từ việc bỏ bê, phó mặc con cái cho ông bà nhưng không ít người dân ở những vùng quê này vẫn không chịu rút ra bài học. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nam đã đưa ra con số đáng ngại: Chỉ tính riêng lượng người nhiễm HIV của xã Chính Lý từ 2001- 2010 đã lên tới gần 110 người. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn vì rất nhiều gia đình giấu người bệnh hoặc người có bệnh rời bỏ làng. Điều đáng buồn là những đứa trẻ sống trong cảnh cha mẹ có AIDS  thường bị bạn bè xa lánh, sống tủi phận từ nhỏ.

Một điều dễ nhận thấy ở những ngôi làng thiếu vắng nam giới hoặc không có người "giữ lửa": Nhìn bề ngoài những ngôi nhà cao tầng khiến nhiều người nhầm tưởng một cuộc sống đầy đủ sung túc đã phủ lên bộ mặt nông thôn. Thế nhưng, khung cảnh trong làng lại ảm đạm, quạnh quẽ đến không ngờ.
 
Hệ lụy buồn

Không thể phủ nhận chuyện những người dân đi làm ăn xa, mang tiền về đầu tư cho gia đình sung túc. Song kéo theo đó vẫn còn không ít chuyện. Cũng vì xa xứ mưu sinh, nhiều bậc cha mẹ ở 2 xã Chính Lý, Nhân Chính  (Hà Nam) đã và đang phải gánh hậu quả. Hơn 10 năm trở lại đây, số vụ ly hôn tại 2 xã này gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là vợ chồng xa cách lâu ngày, chồng sinh thói hư tật xấu, bệnh thế kỷ HIV/AIDS theo họ từ phố về làng làm cho bao gia đình điêu đứng.
 
Mai Hạnh
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 7 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top