Lấp đầy những “khoảng trống”
Giadinh.net - Theo nhận định, với sự hình thành các khu kinh tế biển đến năm 2020, việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người dân, nhất là lao động nhập cư được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKBMTE, SKSS/KHHGĐ sẽ trở nên quá tải hoặc có những "khoảng trống".
Di dân tăng mạnh...
Theo thống kê, hiện dân số vùng biển có khoảng 29,2 triệu người, trong đó phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khoảng 8,3 triệu người, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng khoảng 5,1 triệu người.
Điều dễ nhận thấy, như một "đặc trưng" của dân số vùng biển đảo đó là tỉ suất sinh, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các huyện đảo và ven biển luôn cao hơn các huyện khác trong cùng tỉnh và cao hơn mức bình quân của cả nước, nhất là ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Theo kết quả điều tra của Tổng Cục Thống kê năm 2006 thì hiện vẫn còn 13/28 tỉnh, thành ven biển chưa đạt mức sinh thay thế, nhu cầu sinh con trai vẫn còn phổ biến.
Kiểm soát dân số các vùng biển đảo, ven biển là một giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chính sách, chiến lược dân số và Chiến lược Biển đến năm 2020 (Ảnh: PV). |
Một bất cập nữa đó là tỉ suất chết mẹ, tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn, tỉ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ vùng biển còn khá cao.
Số trẻ sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ cũng ở mức đáng lo ngại. Sở dĩ có hiện trạng đó là do đa số các phụ nữ chuẩn bị kết hôn hoặc trước khi sinh phải sống trong môi trường biển, ngập mặn chưa được tư vấn và khám để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai và chất lượng bào thai. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh chưa được phát hiện và can thiệp điều trị sớm các bệnh lý chuyển hoá, di truyền.
Trong khi đó, cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở cấp xã còn thiếu và yếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu biển, không bền vững. Một số xã ven biển, đảo chưa có trạm y tế, 19,7% trạm y tế xã chưa có bác sĩ.
Các hoạt động xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quản lý DS-KHHGĐ Quốc gia chưa phủ kín các huyện đảo, chưa thu thập được thông tin quản lý DS-KHHGĐ với người dân làm ăn, sinh sống trên biển và người dân đến các khu kinh tế biển. Vì vậy, các thông tin quản lý DS-KHHGĐ chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội vùng biển.
Lấp đầy những "khoảng trống"
Việt Nam có 148 huyện thuộc các vùng biển, đảo và ven biển (102 huyện ven biển, 34 quận, thị xã, thành phố ven biển trực thuộc tỉnh và 12 huyện đảo) thuộc 28 tỉnh (25 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương); Diện tích tự nhiên hơn 65.000km2, chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Theo thống kê năm 2006, dân số vùng biển đảo của nước ta là 29,2 triệu người, bằng 34,6% dân số cả nước, trong đó 16,9 triệu người trong độ tuổi lao động. Kinh tế biển và ven biển hiện nay chiếm 48% GDP cả nước. |
Nhận thức của người dân vùng biển, đảo về việc chăm sóc sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh còn hạn chế. Các kiến thức về sinh sản, phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi ở mức rất khiêm tốn.
Do cán bộ y tế cấp cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực nên việc tổ chức cung cấp các dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại vùng biển, đảo chưa được thường xuyên và có chất lượng. Ngoài ra, điều kiện địa lý khó khăn, ảnh hưởng của môi trường biển lớn, chi phí đầu tư cao trong khi kinh phí hạn hẹp cũng là nguyên nhân khiến công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ chưa được như mong muốn.
Chúng ta có Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS - KHHGĐ và Chương trình mục tiêu Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản nhưng chưa đủ điều kiện để giải quyết các đặc thù, đặc điểm kinh tế, xã hội của người dân sinh sống tại vùng biển, đảo.
Trong khi đó, từ nay đến 2020, thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam, nhiều hệ thống cảng biển, khu kinh tế hướng biển, khu công nghiệp tập trung sẽ ra đời. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ này sẽ kéo theo nhu cầu lao động tăng lên, hiện tượng di dân, dịch chuyển lao động tới vùng biển sẽ ngày một nhiều (theo dự báo tỉ lệ phát triển dân số bình quân thời kỳ 2009 - 2020 sẽ là 1,6 - 1,7%/năm, trong đó tăng do di dân khoảng 0,5 - 0,6%).
Với sự hình thành các khu kinh tế biển đến năm 2020, việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người dân, nhất là lao động nhập cư được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, SKSS/KHHGĐ theo nhận định là sẽ trở nên quá tải hoặc có những "khoảng trống". Chính vì vậy, kiểm soát dân số các vùng biển đảo, ven biển là một giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chính sách, chiến lược dân số và Chiến lược Biển đến năm 2020...
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.