Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại vi khuẩn có trong đất, nước gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa

Thứ năm, 19:31 15/06/2023 | Sống khỏe

Whitmore được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng.

Gia tăng bệnh nhân mắc bệnh Whitmore

Trường hợp bệnh nhân L.V.Nh (54 tuổi) sống tại Bắc Ninh có tiền sử uống rượu và đái tháo đường. Cách đây 2 tháng, bệnh nhân sốt cao rét run, ho có đờm và đã điều trị 7 ngày ở bệnh viện tuyến dưới những bệnh không thuyên giảm. Bệnh nhân có đi châm cứu điều trị nhưng không cắt được sốt, sưng ở vùng châm cứu.

Ngoài triệu chứng sốt bệnh nhân Nh có thêm các triệu chứng ho có nhiều đờm, khạc ra máu, chân sưng phù nề nên được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới.

Khoảng 10 ngày điều trị, bệnh nhân cắt sốt và ra viện. Khi về nhà bệnh nhân tái sốt, ho nhiều, chân sưng không đi lại được, bệnh nhân vào bệnh viện tuyến cơ sở và được chuyển tới bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, hình ảnh phim chụp cho thấy bệnh nhân có tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm hô hấp, dùng rất nhiều loại kháng sinh nhưng vẫn không cắt sốt, chân phù sưng to. Bệnh nhân có chỉ định chụp cắt lớp vi tính và thấy có nhiều áp xe, được chỉ định mổ tháo mủ. Sau đó, bệnh nhân được cấy máu mủ ra vi khuẩn Whitmore và chuyển tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Loài vi khuẩn có trong đất, nước gây ra truyền nhiễm nguy hiểm: BS chỉ cách phòng ngừa   - Ảnh 1.

PGS Cường khám cho trường hợp bệnh nhân Whitmore, ảnh PV

PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trong suốt 2 tháng, bệnh nhân đi rất nhiều bệnh viện mới tìm ra nguyên nhân là do vi khuẩn Whitmore do bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, nước ô nhiễm và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng.

"Whitmore là bệnh tái nổi, ngày xưa hàng chục năm mới ghi nhận 1 ca bệnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mỗi năm có tới hàng chục ca mắc bệnh. Khoảng 2-3 năm gần đây Trung tâm tiếp gần khoảng 100 ca", bác sĩ Cường nói.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng: Sốt rét run kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng....

Bệnh khó chẩn đoán và có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40% do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị bệnh Whitmore thường rất khó khăn phải dùng đúng loại kháng sinh, điều trị lâu dài. Cũng đã có những trường hợp phải điều trị 3 tháng mới hết bệnh.

Theo bác sĩ Cường, cần chẩn đoán xác định bằng nuôi cấy máu và các dịch ổ áp xe để xác định vi khuẩn Whitmore.

Phòng ngừa bệnh Whitmore

Loài vi khuẩn có trong đất, nước gây ra truyền nhiễm nguy hiểm: BS chỉ cách phòng ngừa   - Ảnh 2.

PGS Cường, ảnh PV

Bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người, hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, để phòng bệnh Whitmore người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì người dân cần sử dụng băng chống thấm và cần rửa sạch vết thương đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần chăm sóc, bảo vệ các vết thương (nếu có) để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.

TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng

TPHCM: Sở Y tế đưa ra nguyên nhân khiến dịch sởi gia tăng

Y tế - 6 giờ trước

Nỗ lực tiêm chủng trên địa bàn TPHCM vẫn chưa thể kiểm soát được dịch sởi, tuần qua, số ca bệnh tiếp tục tăng cao. Sở Y tế cho rằng, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trong trường học là nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh.

Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ

Bé trai 12 tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, cảnh báo thói quen sinh hoạt trong gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, áp lực học tập, stress, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ… có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?

Trẻ bị viêm phế quản nên kiêng gì? Nên ăn gì là tốt nhất?

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Khi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Người phụ nữ trẻ nhập viện tâm thần vì chứng mê tiêu tiền

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Người phụ nữ 29 tuổi mê cảm giác được tiêu tiền, mua sắm nhưng sau đó lại thấy hối hận, u uất, buồn bã. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.

Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật

Đau bụng, vàng da cảnh giác với tắc mật

Sống khỏe - 10 giờ trước

Tắc mật hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là tình trạng tắc nghẽn tại hệ thống ống dẫn mật trong cơ thể khiến lượng mật cùng các chất như bilirubin ứ đọng, từ đó ngấm vào máu, gây vàng da và niêm mạc.

Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện

Rối loạn nhịp tim - Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện

Sống khỏe - 13 giờ trước

Rối loạn nhịp tim là tình trạng khá nhiều người gặp hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Để tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn nhịp tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người đái tháo đường?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn hợp lý, cân đối và đúng giờ là điều rất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm?

Tại sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Tiêm phòng cúm làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn nhiều người lo ngại tiêm phòng cúm khi mang thai vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 15 giờ trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

Top